Thế giới tuần qua: Phá vỡ nhiều giá trị truyền thống

(Baonghean) - Vốn là những đồng minh thân cận với nhau, thế nhưng cảm tình của châu Âu đối với Mỹ ngày càng sụt giảm rõ ràng kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Trung Quốc thực hiện động thái hiếm hoi khi không đặt mục tiêu GDP trong năm nay. Đây là những vấn đề quốc tế đáng chú ý trong tuần vừa qua.

Âu - Mỹ quay lưng

Tổng thống Donald Trump đang đối diện với sự suy thoái vị thế của Mỹ trên trường quốc tế, trong khi các nước châu Âu đang ngày một thiên về ý niệm rằng, Trung Quốc có thể trám chỗ Mỹ, trở thành quốc gia dẫn dắt thế giới trong tương lai. Sự thay đổi rõ ràng này thể hiện trong một loạt các cuộc thăm dò dư luận trong tuần qua tại các nước châu Âu, cho thấy mối liên hệ gắn kết giữa “lục địa già” và Mỹ đang bị rạn nứt sâu sắc kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát.

Mối quan hệ giữa Mỹ và châu Âu đang bị rạn nứt sâu sắc. Ảnh: DPA
Mối quan hệ giữa Mỹ và châu Âu đang bị rạn nứt sâu sắc. Ảnh: DPA

76% người dân Đức cho rằng quan điểm của họ về Mỹ đã trở nên tồi tệ, trong khi tỷ lệ này với Trung Quốc chỉ là 36%. Trả lời câu hỏi có duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Mỹ hay không, chỉ 37% người dân Đức đồng tình - một sự sụt giảm lớn so với năm ngoái tỷ lệ này đạt 50%. Trong một câu hỏi khác, chỉ 10% người dân Đức đánh giá Mỹ là đối tác quan trọng nhất của đất nước.

Tương tự tại Anh, người dân cũng thể hiện quan điểm “quay lưng” với Mỹ. Một cuộc thăm dò của Công ty phân tích dữ liệu YouGov cho kết quả, 37% người dân Anh đánh giá nên ưu tiên thúc đẩy quan hệ với châu Âu, trong khi tỷ lệ này với Mỹ chỉ 13%, bất chấp việc Anh vừa rời Liên minh châu Âu hồi tháng 1/2020.

Thái độ của châu Âu có sự thay đổi từ khi cách Tổng thống Donald Trump xử lý đại dịch khiến toàn cầu ngỡ ngàng. Nhất là bình luận của ông Trump suy đoán việc tiêm thuốc khử trùng có thể sử dụng điều trị cho bệnh nhân nhiễm Covid-19, gây sự hoài nghi và kinh hoàng trên khắp châu Âu. 

Bình luận viên Fintan O’Toole của tờ Irish Times đã viết: “Trong hơn 2 thế kỷ, Mỹ đã khuấy động rất nhiều cảm xúc của thế giới: tình yêu và thù hận, sợ hãi và hy vọng, ngưỡng mộ và khinh bỉ, sợ hãi và giận dữ. Nhưng có một loại cảm xúc đối với Mỹ mà chưa từng xuất hiện cho tới bây giờ: đó là sự thương hại”. 

Cách Tổng thống Trump xử lý đại dịch đã khiến toàn cầu chỉ trích. Ảnh: Getty
Cách Tổng thống Trump xử lý đại dịch đã khiến toàn cầu chỉ trích. Ảnh: Getty

Một số báo cáo cũng chỉ ra rằng, Tổng thống Trump đang cố gắng mua độc quyền đối với việc sản xuất vaccine phòng chống Covid-19 đang được phát triển ở Đức. Điều này cũng gây ra sự tức giận trên toàn “lục địa già”. Những động thái của Tổng thống Trump trong quá trình ứng phó Covid-19 dường như càng khiến “bùng nổ” cảm xúc tiêu cực đối với ông, vốn đã lan rộng ở châu Âu. Cuộc khảo sát mới đây cho biết chỉ 2% người Pháp tin tưởng Tổng thống Trump sẽ là người lãnh đạo thế giới.

Do đó, châu Âu ngày càng “phớt lờ” trước Mỹ. Điều này thể hiện rõ trong mọi động thái của các chính phủ châu Âu, đặc biệt dường như ngày càng không bận tâm tới những lời cảnh báo của Tổng thống Trump về việc châu Âu củng cố mối quan hệ gần gũi hơn với Trung Quốc. Một loạt các quốc gia châu Âu đang thúc đẩy hợp tác với Tập đoàn viễn thông lớn nhất Trung Quốc Huawei để phát triển mạng 5G, bất chấp mối đe dọa trừng phạt mạnh mẽ từ Nhà Trắng. Bên cạnh đó, những thỏa thuận thương mại giữa châu Âu - Trung Quốc đang được đẩy mạnh hơn bao giờ hết.

Về phía mình, Bắc Kinh đang chứng tỏ khả năng gia tăng tầm ảnh hưởng đối với châu Âu. Báo cáo của Ngân hàng đầu tư GP Bullhound cho thấy, kể từ khi thị trường công nghệ châu Âu mở cửa trở lại năm 2018, Trung Quốc đã bắt kịp Mỹ về khoản đầu tư vào các công ty công nghệ châu Âu, bắt đầu từ năm 2018. Tuần qua, “ông lớn” viễn thông Huawei của Trung Quốc đã đầu tư 5 triệu bảng Anh vào một trung tâm công nghệ mới tại Đại học Hoàng gia London. 

Trung Quốc dần thay thế vị trí của Mỹ ở châu Âu.
Trung Quốc đang dần thay thế vị trí của Mỹ ở châu Âu.

Các chuyên gia nhận định rằng, điều rõ ràng nhất ngay lúc này là khi nền kinh tế toàn cầu đang rơi vào suy thoái nghiêm trọng, thì chính phủ và doanh nghiệp các nước châu Âu đang ngày càng hướng về Trung Quốc để nhận sự hỗ trợ và đầu tư. Và với việc uy tín của Tổng thống Trump ngày càng xấu đi trong dư luận châu Âu, sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ khiến Mỹ phải trả giá.

Trung Quốc không đặt mục tiêu tăng trưởng

Lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, Trung Quốc đã từ bỏ mục tiêu tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), bởi không chắc chắn về những thiệt hại do đại dịch Covid-19 gây ra. Đây được xem là sự thừa nhận về những thách thức lớn mà nước này phải đối mặt trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp khó khăn và gia tăng nhiều mâu thuẫn thù địch trên trường quốc tế. 

Phát biểu tại lễ khai mạc kỳ họp Quốc hội thường niên - một sự kiện chính trị quan trọng nhất trong năm của Trung Quốc đã bị “lu mờ” bởi những cáo buộc Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm về sự bùng phát của đại dịch toàn cầu, và tình trạng thất nghiệp trong nước - Thủ tướng Lý Khắc Cường cho hay, Trung Quốc không đặt mục tiêu cụ thể cho tăng trưởng kinh tế trong năm 2020, do phải đối mặt với nhiều yếu tố khó dự đoán.

Tuyên bố này đánh dấu lần đầu tiên kể từ năm 1990, Trung Quốc từ bỏ mục tiêu GDP, thay vào đó, chính phủ sẽ ưu tiên ổn định việc làm, tăng thu nhập cá nhân, đảm bảo mức sống cho người dân, xóa đói giảm nghèo cho vùng nông thôn. Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã giảm 6,8% trong quý 1 so với năm ngoái và dự kiến sẽ tiếp tục giảm trong quý 2.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (giữa) tham dự khai mạc kỳ họp Quốc hội thường niên ở Bắc Kinh hôm 22/5. Ảnh: Tân Hoa Xã
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (giữa) tham dự khai mạc kỳ họp Quốc hội thường niên ở Bắc Kinh hôm 22/5. Ảnh: Tân Hoa Xã

Do đó, Chính phủ kêu gọi chính quyền các cấp nên “thắt lưng buộc bụng” và tất cả ngân sách dư, chưa sử dụng và chuyển giao sẽ được thu hồi, phân bổ lại để được sử dụng tốt hơn. Tỷ lệ thâm hụt dự kiến vượt hơn 3,6% trong GDP năm nay, với mức thâm hụt 1.000 tỷ nhân dân tệ so với năm ngoái. 1.000 tỷ nhân dân tệ trái phiếu chính phủ sẽ được phát hành để kiểm soát Covid-19. Thủ tướng Trung Quốc gọi đây là “những biện pháp phi thường trong thời gian bất thường”. 

Các nhà phân tích nhận định, sự bất ổn định của kinh tế có thể đe dọa tới tính ổn định của xã hội và quyền lực của Đảng cầm quyền. Tỷ lệ thất nghiệp có thể lên đến 10%. Việc không thực hiện các cam kết như tăng gấp đôi GDP từ năm 2010 đến năm 2020 có thể gây mất uy tín của nhà lãnh đạo. Chủ tịch Tập Cận Bình đã xác định các mục tiêu như xóa đói giảm nghèo và tiến tới xã hội thịnh vượng vào năm 2020 là một trong những mục tiêu trọng tâm của Chính phủ. Trước khi đại dịch xảy ra, Trung Quốc dự kiến mục tiêu tăng trưởng sẽ đạt 6%.

Chang Shu, chuyên gia kinh tế của tờ Bloomberg cho rằng: Thiết lập mục tiêu trong môi trường kinh tế không chắc chắn sẽ mang nhiều rủi ro. Từ bỏ truyền thống kéo dài hàng thập kỷ, mục tiêu bây giờ được đặt vào chính sách kinh tế. Do đó, thách thức hiện tại là hướng dẫn cách thức thực hiện khi không có mục tiêu GDP. 

Các biện pháp chi tiết bao gồm tiếp tục cắt giảm thuế VAT, và giảm thêm 500 tỷ nhân dân tệ tiền thuế. Để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, chính quyền địa phương sẽ phát hành 3,75 nghìn tỷ nhân dân tệ trái phiếu đặc biệt trong năm nay. Các nhà kinh tế dự báo lượng phát hành sẽ lên tới 4.000 tỷ nhân dân tệ.

Cảng container ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, miền đông Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Cảng container ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, miền đông Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN

Tuy nhiên các nhà phân tích cho rằng, trong khi nhiều gói kích thích tăng trưởng kinh tế được công bố, song tham vọng tăng trưởng của chính phủ vẫn vấp phải hạn chế, do những nguy cơ của các khoản nợ khác tăng lên. Trung Quốc đã vay rất nhiều để ổn định nền kinh tế sau cuộc khủng hoảng năm 2008; đồng thời tỷ lệ thất nghiệp tăng có thể buộc chính phủ phải “ra tay”. 

Michael Pettis, Giáo sư tài chính tại Đại học Bắc Kinh nhận định: Chính phủ đang muốn chính quyền địa phương đóng vai trò tích cực hơn nhiều trong việc giảm tỷ lệ thất nghệp và thúc đẩy tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ, chính quyền địa phương cũng đang phải gánh nợ, và không thể gắng thêm nữa.

tin mới

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.