Thế giới tuần qua qua ảnh
(Baonghean.vn) - Cùng Báo Nghệ An Điện tử điểm lại những sự kiện nổi bật nhất của thế giới diễn ra trong vòng 7 ngày qua.
1. Trung Quốc xây dựng trái phép đường băng trên đá Chữ Thập
Hôm 23/3 vừa qua, những hình ảnh vệ tinh của Airbus Defence and Space cho thấy một đoạn đường băng dài khoảng 53 m đã được lát tại đông bắc Đá Chữ Thập, nơi Trung Quốc bắt đầu cải tạo thành đảo cuối năm 2014.
2 hình ảnh vệ tinh so sánh Đá Chữ Thập tháng 2/2015 và ngày 23//3/2015. Trung Quốc đã tiến hành xây dựng đường băng Ảnh: Airbus |
Thông tin trên không phải là không có cơ sở khi trước đây báo chí quốc tế đã ghi lại được cảnh nhiều máy nạo vét và tàu chở hàng Trung Quốc hoạt động tại bến cảng Đá Chữ Thập Ảnh: Inter Akyson |
IHS Janes cho rằng đường băng trên Đá Chữ Thập có thể dài khoảng 3.000 m. Đường băng của lực lượng không quân Trung Quốc thường có độ dài khoảng 2.700 – 4.000m. Trước sự việc này, các chuyên gia nhận định, việc xây đường băng dài 3.000 m, có thể dùng cho cả máy bay chiến đấu và tuần tiễu, Trung Quốc có thể đang lập một trung tâm chỉ huy quân sự trên đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ngay lập tức, hành động của Trung Quốc đã gây lo ngại tới quốc tế và khu vực. Trước hết là Mỹ, Nhật và Hàn Quốc, những quốc gia vốn đang có mối quan hệ căng thẳng với Trung Quốc, đặc biệt là về vấn đề biển Đông.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Tony Blinken, người đồng cấp Nhật Bản Akitaka Saiki và Hàn Quốc Cho Tae-yong Ảnh: Reuters. |
Và sau đó là G7, Nhóm Các nước Công nghiệp Phát triển sau khi thông qua một tuyên bố chung về an ninh hàng hải, trong đó có việc lên án hoạt động cải tạo đất gây gia tăng căng thẳng trên Biển Đông. Trong tuyên bố vừa rồi, G7 cho hay sẽ tiếp tục theo dõi tình hình trên Biển Đông cũng như Biển Hoa Đông. Các quan chức bày tỏ quan ngại về các hành động đơn phương, như cải tạo đất quy mô lớn, nhằm thay đổi hiện trạng và gia tăng căng thẳng ở các vùng biển này.
Nhóm G7 cũng quan ngại về việc Trung Quốc thay đổi hiện trạng trên Biển Đông Ảnh: AP |
Cũng trong tuần vừa qua, Việt Nam một lần nữa khẳng định Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý cùng bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa và tuyên bố “mọi hoạt động xây dựng, mở rộng của nước ngoài trên hai quần đảo này mà không có sự cho phép của Việt Nam là hoàn toàn phi pháp và vô giá trị".
2. Tình hình ở Ukraine có nguy cơ căng thẳng trở lại
Phái đoàn Giám sát Đặc biệt (SMM) của OSCE đã chứng kiến Trung tâm Kiểm soát và Phối hợp Chung (JCCC) thực hiện ba nỗ lực nhằm tổ chức cho Kiev và phe ly khai thực hiện ngừng bắn, RT dẫn báo cáo thường ngày của SMM hôm 16/4 cho biết. Nhưng chỉ vài phút sau mốc thời gian thỏa thuận, lệnh ngừng bắn bị vi phạm bởi "bên thứ ba".
Thành viên Phái đoàn Giám sát Đặc biệt (SMM) của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) tại Ukraine đi qua một ngôi nhà bị đạn pháo phá hủy ở làng Spartak, ngoại ô Donetsk hôm 10/4. Ảnh: Reuters |
Bên cạnh đó, Tham mưu trưởng quân đội Ukraine còn liệt kê cụ thể các đơn vị quân đội của Nga với cáo buộc lực lượng này đang phối hợp với phe ly khai chống lại Kiev ở miền đông.
Phe ly khai vân ở xung quanh khu vực miền đông Ukraine, hình ảnh được ghi lại hôm 15/4 Nguồn: EPA |
Diễn biến sự việc càng trở nên phức tạp hơn khi hôm qua Canada còn cho biết sẽ điều 200 huấn luận viên quân sự tới Ukraine, cùng với Anh và Mỹ giúp Ukaine "đối phó với Nga".
Trước những ý kiến chống lại mình, Nga ngay lập tức phản pháo. Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Nga Sergei Shoigu cáo buộc Mỹ cùng đồng minh gây ra cuộc xung đột ở Ukraine, cho rằng việc Washington muốn Kiev xích gần phương Tây là mối đe dọa buộc Moscow phải hành động.
Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Nga Sergei Shoigu lên tiếng đáp lại những cáo buộc nhằm về Nga. Ảnh: Moscow Times |
3. IS vẫn tiếp tục lộng hành không ngừng nghỉ
Trong thời gian qua, dường như không có tuần nào IS lại ngừng gây chú ý, tuần qua cũng không phải là ngoại lệ. Đầu tiên là phá hoại thành phố Nimrud, một trong những kho báu khảo cổ của Iraq.
Hình ảnh từ đoạn video dường như xác thực thông tin xuất hiện hồi tháng ba cho rằng IS đã phá hủy nhiều phần của thành phố Nimrud, một trong những kho báu khảo cổ lớn nhất Iraq. Ảnh: BBC |
Sau đó là bắt cóc 120 học sinh Iraq để huấn luyện thành lính cảm tử -Ảnh: BBC |
....tấn công vào Đại sứ quán Hàn Quốc ở Tripoly, thủ đô Libya khiến 2 người thiệt mạng -Ảnh: AFP |
Tiếp đó là đánh bom liều chết trước lãnh sự quán Mỹ ở Iraq. Hình ảnh được chụp tại Erbil, khu vực có nhiều người Kurt và ngay trước lãnh sự quán Mỹ ở Iraq. Ảnh: Reuters |
Và hành động quen thuộc, hành quyết. Thêm hàng loạt con tin Ai Cập, trong đó có cả binh sỹ bị xử tử vào giữa tuần qua. |
4. Nhật - Hàn đối thoại an ninh lần đầu sau 5 năm
Tokyo và Seoul thứ 3 vừa qua đã tổ chức đổi thoại an ninh cấp cao đầu tiên sau hơn 5 năm gián đoạn vì căng thẳng xung quanh vấn đề tranh chấp chủ quyền và lịch sử.
Cuộc đối thoại bàn về an ninh khu vực, chính sách quốc phòng và hợp tác, AFP dẫn lời các quan chức Hàn Quốc cho biết nhưng từ chối cung cấp thêm chi tiết. Việc nối lại cái gọi là đàm phán "2+2", với sự tham gia của quan chức Bộ Ngoại giao cùng Bộ Quốc phòng Nhật Bản và Hàn Quốc, thể hiện quá trình tan băng chậm đang diễn ra trong tiếp xúc ngoại giao song phương.
Lee Sang-Deok (thứ hai từ phải sang), Vụ trưởng Vụ Đông Bắc Á, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, bắt tay Vụ trưởng Vụ châu Á - châu Đại Dương, Bộ Ngoại giao Nhật Bản, trước khi bắt đầu đàm phán an ninh cấp cao -Ảnh: Reuters |
5. Nhiều lãnh đạo từ chối tham dự lễ kỷ niệm chiến thắng Thế chiến II ở Nga vào tháng 5
Sau khi Thủ tướng Đức Angela Merkel từ chối tham dự lễ kỷ niệm chiến thắng Phát xít vào tháng 5 của Nga đến lượt nữ Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye sẽ điều phái viên chứ không đích thân đến dự lễ kỷ niệm chiến thắng phát xít ở Moscow vào đầu tháng 5 tới.
Tổng thống Nga Putin đã phải nhận tin không vui từ bà Merkel... Nguồn: Reuters |
...và sau đó là từ Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye Nguồn: KoreaTimes |
Không vui trước những tin này, ông Putin đã ngay lập tức chỉ trích Mỹ về việc cản trở nhiều nước tham dự lễ kỷ niệm. "Đây là sự lựa chọn cá nhân của các lãnh đạo chính trị và quyết định của quốc gia mà họ đại diện", ông nói. "Một số người không sẵn lòng tham dự và một số người bị 'Washington Obkom' cấm làm điều đó và yêu cầu họ không đến, dù nhiều người muốn đến". Ông Putin cho biết.
Ông Putin sau khi chỉ trích Mỹ trong cuộc đối thoại thường niên hôm thứ 7 vừa qua Nguồn: Moscow Times |
Nhật Minh (Tổng hợp)