Thế giới tuần qua: Tìm lối thoát cho những bế tắc nội bộ

(Baonghean.vn) - Trong khi Tổng thống Trump vẫn đang dốc lực với cuộc chiến và thách thức pháp lý, thì nước Mỹ chứng kiến số ca mắc Covid-19 mới tăng chóng mặt. Các nước EU vẫn chưa thể tháo gỡ được bất đồng liên quan đến việc Ba Lan và Hungary dùng phiếu phủ quyết cơ chế phân bổ tài chính của khối phải đi kèm điều kiện tuân thủ các nguyên tắc nhà nước pháp quyền. Đó là những vấn đề quốc tế đáng chú ý trong tuần qua.

Mỹ chìm trong khủng hoảng

Hồi tháng 7, các nhà khoa học dự đoán sẽ có 250.000 ca tử vong ở Mỹ do Covid-19 vào cuối năm nay. Thế nhưng, mốc khủng khiếp đó giờ đã đi qua sớm hơn dự kiến. 1/4 triệu người Mỹ đã tử vong và nước này đang rơi vào giữa một “cơn bão” Covid-19 kinh hoàng hơn bất cứ mọi dự đoán nào. Tốc độ lây nhiễm đang tăng lên khi nước Mỹ bước vào mùa Đông lạnh giá.

Người dân xếp hàng bên ngoài chờ để xét nghiệm Covid_19 ở New York. Ảnh: AFP
Người dân xếp hàng bên ngoài chờ để xét nghiệm Covid-19 ở New York. Ảnh: AFP

Tất cả xảy ra vào thời điểm mà Tổng thống đương nhiệm Donald Trump đang bị phân tâm bởi cuộc chiến đảo ngược kết quả bầu cử. Mức đỉnh mới với hơn 184.000 trường hợp mắc mới đã được báo cáo chỉ trong 1 ngày. Con số này cao gấp 6 lần tổng số trường hợp được ghi nhận ở Hàn Quốc kể từ khi đại dịch bắt đầu. 

Khoảng 1.500 người dân Mỹ tử vong mỗi ngày do các nguyên nhân liên quan đến Covid-19, với tỷ lệ tăng đều đặn ở 30 tiểu bang. Ở các bang như Wisconsin, Minnesota, Montana, Dakotas, Colorado và Georgia đều báo cáo rằng, hệ thống bệnh viện của họ đang rơi vào khủng hoảng, các bác sĩ đang vật lộn để chăm sóc cho bệnh nhân, tỷ lệ tử vong cũng tăng lên từng ngày. Eric Topol, Giáo sư y học phân tử tại Scripps Research ở San Diego đã miêu tả tâm trạng của các nhà khoa học khi nước Mỹ vượt qua mốc kỷ lục về số người tử vong: “Những số liệu này thật khủng khiếp. Những con số nhảy vọt chưa từng thấy về số ca mắc mới, nhập viện và tử vong”.

Một phân tích của Factbase về các tweet của ông Trump trong tuần sau cuộc bầu cử cho thấy, trong số 202 bài đăng, hơn 80% liên quan đến thất bại của ông trước ứng viên Joe Biden. Chỉ 10 trong số đó đề cập đến Covid-19, và không có bài nào nói về sự gia tăng ca nhiễm, sự lo lắng của người dân, hoặc những gì người dân Mỹ nên làm ngay lúc này. Cùng thời điểm đó, khoảng 900.000 người dân mắc bệnh và 7.500 người tử vong. Tuy nhiên, ông Trump vẫn hoàn toàn phớt lờ những con số đó. 

Các nhân viên y tế tại Mỹ ngày càng bị áp lực đè nặng và kiệt sức. Ảnh: Getty
Các nhân viên y tế tại Mỹ ngày càng bị áp lực đè nặng và kiệt sức. Ảnh: Getty

Tất cả năng lượng của ông Trump dường như đang được sử dụng để bám trụ lại nhiệm kỳ tổng thống. Jake Tapper, nhà phân tích của CNN nhận định: “Trump dường như tuyệt vọng, thậm chí thảm bại, chiến đấu để giữ một công việc mà ngay đến cả bản thân cũng không quan tâm thực hiện một cách có trách nhiệm”. Còn Michael Carome, Giám đốc Nhóm Nghiên cứu Y tế của Public Citizen cho hay: “Cái giá phải trả đã quá rõ ràng. Sự trì hoãn chuyển giao quyền lực đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều người dân Mỹ phải chịu đựng bệnh dịch và thiệt mạng”.

Ông Joe Biden đang gây sức ép với ông Trump để chấp nhận kết quả bầu cử, đồng thời cảnh báo rằng tổng thống đang hủy hoại nền dân chủ và khiến mạng sống của nhiều người bị đe dọa, khi ngăn cản quá trình chuyển giao quyền lực trong đại dịch Covid-19. Hiện tại, đội ngũ cố vấn của ông Biden không thể tiếp nhận được các tài liệu quan trọng về đại dịch Covid-19 và an ninh quốc gia. 

Giữa không khí u ám bao trùm đó, người dân Mỹ ít nhất cũng có những tia hy vọng, khi 2 loại vaccine của Pfizer và Moderna đã báo cáo có hiệu quả 95% trong việc chống lại căn bệnh Covid-19. Những vaccine này có thể được tung ra chữa trị cho người dân vào đầu tháng tới. 

Những chiếc ghế trống được trưng bày đại diện cho những người thiệt mạng do đại dịch tại Lễ tưởng niệm Covid-19 của Mỹ. Ảnh: AFP
Những chiếc ghế trống được trưng bày đại diện cho những người thiệt mạng do đại dịch tại Lễ tưởng niệm Covid-19 của Mỹ. Ảnh: AFP

Bất đồng chưa thể tháo gỡ

Kết thúc phiên họp thượng đỉnh trực tuyến hôm 19/11, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel đã cảnh báo rằng, EU phải đối mặt với những trở ngại nghiêm trọng trong việc thông qua gói ngân sách 1,8 tỷ Euro, khi Hungary và Ba Lan tuyên bố sẽ phủ quyết, do lo ngại về các điều kiện đi kèm theo khoản viện trợ. 

Bế tắc bắt đầu khi Budapest và Warsaw phản đối việc áp dụng cơ chế pháp quyền buộc các khoản thanh toán bằng tiền của EU phải tuân theo các giá trị của châu Âu. Điều này khiến cho tổng thể các gói tài chính của EU, bao gồm ngân sách trung hạn và gói phục hồi kinh tế, tạm thời bị đóng băng và chưa thể gửi đến Nghị viện châu Âu để bỏ phiếu trong tuần tới theo kế hoạch. Ông Michel cho rằng, trong những ngày tới phải quyết tâm tích cực để khắc phục khó khăn, đưa ra nhiều giải pháp tiến bộ thì mới có thể vượt qua bế tắc. 

Các nước thành viên EU đã đạt được một thỏa thuận trong tháng này nhằm tiếp cận các nguồn vốn dựa trên sự tôn trọng các nguyên tắc của khối, bao gồm sự độc lập của cơ quan tư pháp. Một động thái mà những người ủng hội cho rằng, sẽ mang lại cho EU công cụ mạnh mẽ để chống lại chủ nghĩa phi tự do ở một số quốc gia thành viên.

Hội nghị thượng đỉnh EU diễn ra dưới hình thức trực tuyến hôm 19-11. Ảnh: DW
Hội nghị thượng đỉnh EU diễn ra dưới hình thức trực tuyến hôm 19/11. Ảnh: DW

Tuy nhiên, Ba Lan và Hungary - hai quốc gia trong thời gian qua đang bị Ủy ban châu Âu điều tra vì các cáo buộc vi phạm nhiều nguyên tắc về nhà nước pháp quyền, đã phủ quyết việc phê chuẩn ngân sách của khối, nhằm phản đối cơ chế này. Việc phản đối của hai nước thành viên đã khiến các quan chức EU phải vật lộn tìm cách khôi phục, vực dậy nền kinh tế đang bị suy thoái của khối.  

Trước khi hội nghị thượng đỉnh diễn ra, Quốc hội Ba Lan thậm chí đã ban hành một nghị quyết ủng hộ lập trường của chính phủ trong các cuộc đàm phán. Quốc hội nhất trí không chấp nhận “bất kỳ giải pháp nào mà không đảm bảo các quốc gia thành viên EU tôn trọng các quyền của họ, đã được nêu trong hiệp ước của khối”. Nghị quyết còn nhắc lại lời chỉ trích của chính phủ Ba Lan rằng, cơ chế của EU sẽ mở đường cho các cuộc tấn công có động cơ chính trị vào Warsaw, nếu nó được đa số các quốc gia thành viên chấp thuận. 

Ngày càng có nhiều tiếng nói trong nội bộ EU yêu cầu trừng phạt Ba Lan và Hungary. Trong thông cáo đưa ra, Nghị viện châu Âu tuyên bố không chấp nhận bất cứ cắt giảm nào về các điều khoản liên quan đến cơ chế quy định việc phân bổ các nguồn tài chính của EU phải đi kèm các điều kiện về nhà nước pháp quyền.

Ba Lan, EU- emerging europe
Bế tắc giữa EU và Ba Lan vẫn chưa thể tháo  gõ. Ảnh minh họa: Emerging europe

Tuy nhiên, bà Angela Merkel, Thủ tướng Đức, nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên của EU khẳng định cho biết, châu Âu không muốn đe dọa Ba Lan và Hungary, và sẽ tiếp tục đối thoại với 2 quốc gia thành viên này để tìm giải pháp.  Các cuộc đàm phán để phá vỡ bất đồng sẽ được tiến hành sớm, và phản bác mọi ý kiến cho rằng EU đang phải đối mặt với “các mối đe dọa” từ Budapest và Warsaw. “Đối với chúng tôi, từ "đe dọa" không phù hợp trong bối cảnh này. Chúng tôi có nghĩa vụ cố gắng tìm ra lối thoát, bởi đây là một vấn đề nghiêm trọng, và cần nghiêm túc giải quyết”, bà Merkel nhấn mạnh.

Nếu không giải quyết được bất đồng và phê chuẩn ngân sách 7 năm sắp tới của EU trong những tuần tới, sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho các nước thành viên, bao gồm cả chính Ba Lan và Hungary. 

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.