Thể thao Việt Nam Ất Mùi 2015: SEA Games sau một vòng con giáp

Tròn một vòng con giáp kể từ Quý Mùi 2003 đến Ất Mùi 2015 và gạch nối giữa 12 năm ấy với thể thao Việt Nam chính là sân chơi SEA Games trước từng là số 1 còn nay lại là nỗi băn khoăn hàng đầu.

Bất  chấp  những  tranh cãi  hiện  thời,  chẳng thể  phủ  nhận  vai  trò cũng như sức tác động của  SEA  Games  tới sự  phát  triển  của  thể  thao  Việt Nam.  Nói  thế  bởi  đơn  giản  đây chính là cánh cửa đầu tiên được mở  ra  với  thể  thao  nước  nhà trong tiến trình trở lại, hội nhập và xác lập vị thế trên bản đồ thể thao quốc tế.

Quý Mùi 2003: Có một số 1 khác!

Từng  có  mặt  ở  Olympic  và ASIAD  trước  đó  nhưng  tiến trình trở lại và hội nhập của thể thao  Việt  Nam  chỉ  thực  sự  bắt đầu từ năm 1989 với SEA Games 15 diễn ra ở Malaysia.

Bằng chiến lược “đi tắt, đón đầu”, chính xác hơn là du nhập những  môn  thể  thao  mới,  tập trung  vào  các  nội  dung  nhiều “cửa” đua tranh HCV, vị trí trên bảng tổng sắp huy chương các kỳ SEA Games sau đó của thể thao Việt  Nam  luôn  được  cải  thiện.

Không dừng ở đó, chỉ 14 năm sau khi trở lại, Việt Nam lần đầu tiên trở  thành  chủ  nhà  của  ngày  hội thể thao lớn nhất khu vực - SEA Games lần thứ 22 năm 2003, và lần đầu tiên bước thẳng lên vị trí số 1 Đông Nam Á.

Thể thao Việt Nam cần có thêm nhiều tài năng ở đẳng cấp thế giới như Thạch Kim Tuấn để hướng tới những mục tiêu xa hơn thay vì chỉ quanh quẩn với SEA Games. Ảnh: Hữu Qúy

Đấy  là  một  bước  tiến  quá nhanh  nếu  xét  trên  góc  độ chuyên môn mà con số 3 HCV “mở hàng” cùng hạng 7/9 chung cuộc  ở  năm  1989  đến  ngôi  vô địch  toàn  đoàn  với  158  HCV chỉ  sau  có  14  năm.  Nhưng  với dân  trong  nghề,  những  người am  tường  về  tất  cả  thứ  “ngõ ngách” của SEA Games thì đều hiểu,  chức  vô  địch  ấy  là  điều đương nhiên!

Sự  ưu  ái  lớn  cho  nước  chủ nhà, nhất là với quốc gia lần đầu đăng  cai;  sự  xuất  hiện  của  các môn thể thao mới như: Lặn, đá cầu, vovinam... là quá đủ để tạo ra ưu thế vượt trội trước bất kỳ đối thủ nào. Ngôi số 1 vào năm 2003 này cũng chính thức đưa thể thao Việt Nam bước vào tốp đầu khu vực vào các năm sau đó.

Tuy nhiên, điều gây ấn tượng lớn nhất tại kỳ SEA Games năm Quý Mùi ấy không hề là ngôi vô địch mà là sự thay đổi lớn về chất của  thể  thao  Việt  Nam.  Đúng hơn, thể thao đã tạo dựng được cho mình một chỗ đứng mới, sự thừa  nhận  mới  trong  đời  sống chính trị, xã hội của nước nhà.

Ở  những  hệ  thống  cơ  sở  thi đấu mới và hiện đại lúc ấy nêm chật người xem điền kinh, bơi lội, hay  những  môn  lạ  kiểu  pencak silat, wushu, cầu mây đến giờ vẫn còn đọng cảm xúc lớn với chính những  người  làm  chuyên  môn.

Nó tạo cảm giác hòa nhập hơn, tự  tin  hơn  khi  thông  qua  SEA Games,  vị  thế  của  chính  Việt Nam cũng đã được nâng tầm.

Ất Mùi 2015: Số 1 và có một nỗi lo

12  năm  đã  trôi  qua,  không thể  phủ  nhận  SEA  Games  đã mất đi tính hấp dẫn vốn có. Sự lặp lại với chu kỳ quá ngắn (2 năm/1 lần) cùng cả những câu chuyện “ngóc ngách” khác của sân chơi này cứ quanh đi quẩn lại khiến nó càng trở nên”mất giá” không chỉ với dân chuyên môn mà cả với người hâm mộ.

Công Phượng và đồng đội sẽ giúp bóng đá Việt Nam hiện thực hóa giấc mơ Vàng ở SEA Games 28. Ảnh: V.S.I

Quan  trọng  hơn,  từ  vị  trí  số 1  năm  2003  đến  những  vị  trí trong Top 3 các kỳ Đại hội sau đó  không  thực  sự  tạo  ra  động lực  mới  cho  sự  phát  triển,  mà gắn nhiều hơn việc chạy theo số lượng  huy chương  của  cách  làm  “đi  tắt, đón  đầu”.  Và  rõ  ràng,  để  có thể  tiệm  cận  với  mặt  bằng châu lục, xa hơn là thế giới, thể thao  Việt  Nam  không  thể  cứ vui với cái “hội làng” mà phải chú trọng đầu tư cho các môn cơ bản trong hệ thống thi đấu Olympic.

Trở lại với Ất Mùi 2015, sau một  năm  bận  rộn,  trong  cuộc hành trình dài 365 ngày tới, thể thao  Việt  Nam  chỉ  có  một  sự kiện  quốc  tế đáng  chú  ý  nhất là  SEA  Games  28  tổ  chức  tại Singapore vào tháng 6. Xét về lý thuyết, đó cũng là mặt trận chính mà  mục  tiêu  nhắm  tới  thì  vẫn như “thường lệ”: Top 3 bảng xếp hạng  huy  chương  chung  cuộc.

Nhưng trên thực tế, sau một kỳ ASIAD  “lỗi  hẹn  vàng”  và  thực trạng buồn của sân chơi khu vực, có một câu hỏi được đặt ra - Thể thao Việt Nam có nên tham dự SEA  Games?  Và  nếu  tham  dự thì tham dự thế nào và đâu sẽ là mục tiêu chính?

Phần  đầu  tiên  của  câu  hỏi đương  nhiên  dễ  trả  lời.  Với  tư cách  thành  viên  sáng  lập  Liên đoàn  thể  thao  Đông  Nam  Á (SEAGF)  và  hơn  cả  là  thành viên  khối  ASEAN,  thể  thao Việt  Nam  không thể  vắng  mặt  ở  sân  chơi  này.

Vậy nhưng những phần còn lại câu  hỏi  trên  đang  là  bài  toán khó, là nỗi lo có thật với những nhà quản lý chuyên môn.

Chẳng thể vì tính chất “hội làng” và sự nhàm chán mà chỉ để tham dự cho... có tham dự! Bởi điều này sẽ làm xấu đi hình ảnh của cả nền thể thao quốc gia và  nếu  nhìn  sang  những:  Thái Lan,  Malaysia,  Indonesia...  rõ ràng  họ  cũng  rất  muốn  vượt tầm còn hơn ta, vậy nhưng vẫn đều  đặn  đưa  lực  lượng  đông đảo tới SEA Games mỗi kỳ.

Tuy nhiên, nếu tham dự và lại “dốc toàn lực” cho mục tiêu huy chương và thứ hạng, thì đó tiếp tục là sự lãng phí từ tiền bạc tới nguồn lực. Vậy  cho  nên,  mục  tiêu quan trọng nhất với thể thao Việt Nam tại kỳ SEA Games này  phải  là  chất  lượng  huy chương,  thay  vì  số  lượng.

Chất lượng huy chương cũng  phải  được  thể  hiện  qua  các môn  cơ  bản,  môn  thế  mạnh trong hệ thống Olympic. Bên  cạnh  đó  là  tính  cần

thiết của việc đưa các VĐV trẻ vào thi đấu cọ xát, tăng cường khả  năng  tham  dự  bằng  các nguồn  xã  hội  hóa,  địa  phương hóa các đội tuyển, thay vì trông tất cả vào ngân sách.

Thay  vì  là  cái  đích  chính, SEA  Games  lúc này phải thực sự  trở  thành  bàn  đạp  cho  thể thao Việt Nam tiến lên.

Từ Tân Mùi 1991 đến Ất Mùi 2015

Cũng giống như thể thao, bóng đá Việt Nam cũng có vòng quay riêng dính đến “con Dê” tại sân chơi SEA Games. Đó là vào năm 1991, tại SEA Games 16 tổ chức ở Philippines, lần đầu tiên bóng đá nam Việt Nam tham dự.

Năm đó, với sự cố “đảo ngũ” của 11 cầu thủ khi tập trung tại Nhổn vì quá khó khăn, thì sự hạn chế về trình độ lẫn lực lượng khiến đội tuyển Việt Nam chỉ có 1 trận hòa với chủ nhà Philippines (2-2), thua Indonesia 0-1 và Malaysia 1-2 để sớm dừng bước tại vòng bảng.

Các kỳ SEA Games sau dù có thêm vài ngôi á quân cùng cả nỗi đau bán độ, thì nỗi đau lớn nhất với người hâm mộ chính là giấc mơ vàng dài hơn nửa thế kỷ ở sân chơi này vẫn chưa thành hiện thực.

Và tại SEA Games 28 Ất Mùi 2015 này, nhiều khả năng tới lượt thế hệ tài năng: Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường... sẽ tiếp tục gánh vác trọng trách hiện thực giấc mơ vàng đó.

Liệu có thành công?

Theo Thethaovanhoa

tin mới

U23 Việt Nam nhận tin kém vui trước ngày quyết đấu Malaysia ở giải châu Á; Zidane 'đạt thỏa thuận' dẫn dắt Bayern Munich

U23 Việt Nam nhận tin kém vui trước ngày quyết đấu Malaysia ở giải châu Á; Zidane 'đạt thỏa thuận' dẫn dắt Bayern Munich

(Baonghean.vn) - Huấn luyện viên Diego Guistozzi hài lòng về màn trình diễn của tuyển Futsal Việt Nam; Zidane "đạt thỏa thuận" dẫn dắt Bayern Munich; U23 Việt Nam nhận tin kém vui trước ngày quyết đấu Malaysia ở giải châu Á... là những tin tức thể thao đáng chú ý trong 24h qua.

Cầu thủ đắt giá nhất U23 Việt Nam và cái duyên ghi bàn kỳ lạ; Bảng xếp hạng U23 châu Á 2024 mới nhất: U23 Indonesia có lợi thế

Cầu thủ đắt giá nhất U23 Việt Nam và cái duyên ghi bàn kỳ lạ; Bảng xếp hạng U23 châu Á 2024 mới nhất: U23 Indonesia có lợi thế

(Baonghean.vn) - Tiền đạo Bùi Vĩ Hào luôn biết cách tỏa sáng mỗi khi được tung vào sân từ băng ghế dự bị; U23 Indonesia có lợi thế trong cuộc đua giành vé vào tứ kết ở bảng A khi đã vươn lên vị trí thứ 2 với 3 điểm sau 2 trận đã đấu. Đó là những thông tin thể thao nổi bật trong 24h qua.

U23 Việt Nam không còn là ẩn số, chờ sức bật ngôi sao

U23 Việt Nam không còn là ẩn số, chờ sức bật ngôi sao

Đội tuyển của huấn luyện viên Hoàng Anh Tuấn đã dự 5/6 vòng chung kết U23 châu Á khi sân chơi này lần đầu diễn ra năm 2013. U23 Việt Nam không còn là ẩn số với mọi đối thủ và để tiến sâu, thầy trò huấn luyện viên Hoàng Anh Tuấn cần chứng tỏ năng lực thực sự thay vì mong đợi vào may mắn.