Thêm bằng chứng mới về thời điểm Đức Phật ra đời

Một nhóm nhà khảo cổ quốc tế ngày 25/11 cho biết họ đã tìm ra bằng chứng tiết lộ nơi sinh đích xác của Đức Phật cũng như nguồn gốc của Phật giáo có thể bắt đầu từ thế kỷ thứ VI trước công nguyên, sớm hơn 2 thế kỷ so với một số giả thuyết khác. 
Phát hiện này được công bố sau khi các nhà khoa học tiến hành khai quật chùa Maya Devi tại khu vườn Lumbini nổi tiếng (Nepal), nơi được cho là Đức Phật sinh ra. 
Các nhà khảo cổ tiến hành khai quật chùa Maya Devi. (Nguồn: National Geographic)
Các nhà khảo cổ tiến hành khai quật chùa Maya Devi. (Nguồn: National Geographic)
Nhóm khảo cổ đã phát hiện dấu tích của một cấu trúc bằng gỗ chưa từng được biết nằm dưới lớp nền gạch trong chùa Maya Devi. Kết quả phân tích mức độ phóng xạ của khoáng chất và tỉ lệ chất đồng vị carbon, phân tử carbon từ than và cát, cho thấy thời điểm kiến trúc này tồn tại là từ thế kỷ thứ VI trước công nguyên, trước tới 3 thế kỷ so với kiến trúc đền thờ xây dựng trên đó. 
Phân tích sâu hơn, các nhà khảo cổ tìm thấy rễ một cây cổ thụ lớn ở trung tâm của kiến trúc mở này, cho thấy một bằng chứng khá tương đồng với truyền thuyết dân gian mẹ Đức Phật đã sinh Ngài dưới một tán cây. 
Trưởng đoàn khảo cổ - giáo sư Robin Coningham, thuộc Đại học Durham (Anh) cho biết phát hiện này làm sáng tỏ cuộc tranh luận từ rất lâu về thời điểm Đức Phật ra đời cũng như nguồn gốc của Phật giáo. Theo ông Coningham, đây là một trong những lần hiếm hoi đức tin, truyền thống, khảo cổ học và khoa học cùng gặp nhau.
Từ trước tới nay, hầu hết các chi tiết về cuộc đời của Đức Phật đều có nguồn gốc từ những câu chuyện dân gian không có nhiều bằng chứng khoa học. 
Sau phát hiện này, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) kêu gọi những nghiên cứu khảo cổ sâu hơn, cũng như tăng cường bảo tồn và quản lý tại khu vực này. 
Vườn Lumbini, nằm dưới chân núi Himalaya, ở giữa biên giới Nepal và Ấn Độ là một trong bốn địa điểm ghi dấu quan trọng nhất trong cuộc đời Đức Phật. Khu vực di sản này từng bị rừng cây bao phủ cho đến khi được phát hiện lại vào năm 1896. Ba địa điểm còn lại bao gồm Bodh Gaya là nơi Phật giác ngộ, Sarnath là nơi đầu tiên Ngài giảng pháp và cuối cùng là nơi Phật nhập Niết bàn, Kusinagara. Được coi là nơi Đức Phật ra đời, ngôi chùa Maya Devi, mang tên mẹ Ngài tại Lumbini, là nơi hành hương của hàng trăm nghìn phật tử mỗi năm./.
Theo Vietnam+

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.