Kỷ niệm 30 năm thành lập thị trấn Kim Sơn, huyện Quế Phong (12/7/1990 - 12/7/2020):

Thị trấn Kim Sơn (Quế Phong): Hướng đến thị trấn Xanh - Sạch - Đẹp

(Baonghean.vn) - Trải qua 30 năm, vượt qua nhiều khó khăn thách thức, với sự quan tâm giúp đỡ của cấp trên, sự đoàn kết nhất trí của toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân, đến nay thị trấn Kim Sơn (Quế Phong) đã đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực.

Từ xã Vấn Tập xưa

Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, huyện Quế Phong có 5 tổng là: Hữu Đạo, Vấn Tập, Thanh Xuyên, Kiêm Diêm và Quang Luyện. Lúc này vùng đất Thị trấn Kim Sơn nằm trong xã Vấn Tập, tổng Vấn Tập. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, vùng đất Thị trấn Kim Sơn lại thuộc xã Vấn Tập lớn.

Ảnh: Đ.C
Thị trấn Kim Sơn (Quế Phong) hiện nay. Ảnh tư liệu Sách Nguyễn

Đến phiên họp đầu tiên của Ủy ban Hành chính huyện Quỳ Châu vào cuối năm 1946, xã Vấn Tập lại đổi tên thành xã Phảnh Keo, lúc này vùng đất Thị trấn Kim Sơn thuộc xã Phảnh Keo. Được một thời gian vào tháng 10/1947, xã Phảnh Keo đổi tên thành xã Kim Sơn. Xã Kim Sơn có địa giới rất rộng lớn, đến năm 1961 thì chia thành 4 xã là Châu Kim, Châu Thôn, Châu Long và Châu Hùng.

Ngày 17/4/1965, Bộ Nội vụ ra Quyết định số 143-NV về điều chỉnh địa giới và chia các xã, theo đó xã Châu Kim được tách thành 3 xã là Châu Kim, Mường Nọc và Nậm Giải. Đến ngày 12/07/1990, theo Quyết định số 321/TCCB của Ban Tổ chức - Cán bộ của Chính Phủ, Thị trấn Kim Sơn được thành lập từ việc lấy 121,6 ha đất và 2.726 nhân khẩu của xã Mường Nọc và 30 ha đất của xã Tiền Phong. Như vậy tên gọi và địa giới hành chính Thị trấn Kim Sơn bắt đầu có từ đó.

Ảnh: Đ.C
Hội viên làng nghề dệt thổ cẩm bản Cỏ Noong (thị trấn Kim Sơn)  duy trì nghề dệt mang lại thu nhập ổn định. Ảnh tư liệu Đ.C

Đến năm 2019, địa giới của Thị trấn được mở rộng thêm theo Nghị quyết số 08/NQ-HĐND tỉnh Nghệ An và Nghị quyết số 831/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Theo đó đã sáp nhập 14 bản, gồm: bản Bon, bản Tạng (xã Tiền Phong), bản Cắng, bản Hăn, bản Dốn, bản Tám, bản Na Pú, bản Lông Không, bản Pà Cá, bản Pà Nạt, bản Cỏ Nong, bản Na Ngá và bản Cây Dừa (xã Mường Nọc) vào Thị trấn.

Diện tích của Thị trấn Kim Sơn sau sáp nhập là 23,44 km2, gấp hàng chục lần trước đây. Sau sáp nhập, Thị trấn Kim Sơn có quy mô dân số 9.322 người, với 2.161 hộ, chia thành 9 khối (bao gồm: Đông Sơn, Nam Sơn, Trung Sơn, Tây Sơn, Bắc Sơn, Bon, Thái Phong, Hồng Phong và Cỏ Nong), có 15 chi bộ trực thuộc với 622 đảng viên.

Đến thị trấn Kim Sơn ngày nay

Trải qua 30 năm hình thành và phát triển, với 8 nhiệm kỳ Đại hội, đặc biệt, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị trấn lần thứ VII (nhiệm kỳ 2015 - 2020), dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, sự chỉ đạo quyết liệt của UBND, giám sát chặt chẽ của HĐND huyện cùng với sự nỗ lực phấn đấu, quyết tâm của Đảng bộ và nhân dân thị trấn Kim Sơn đã đạt được nhiều thành tựu, trở thành một đơn vị dẫn đầu toàn huyện về nhiều lĩnh vực.

Ảnh: Đ.C
Một số hình ảnh tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ thị trấn Kim Sơn nhiệm kỳ 2020 - 2025. Ảnh tư liệu

Tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, sản xuất kinh doanh một số ngành, lĩnh vực có chuyển biến rõ nét, dịch vụ phát triển cả chiều rộng và chiều sâu. Giá trị sản xuất tăng thêm đến năm 2020 ước đạt 237,3 tỷ đồng, tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2015-2020 đạt 8,11%; Thu nhập bình quân đầu người (giá hiện hành) tăng từ 49,7 triệu đồng năm 2015 lên 72,6 triệu đồng năm 2020;

Cơ cấu kinh tế ngành tiếp tục chuyển dịch tích cực, tỷ trọng ngành Công nghiệp - Xây dựng và ngành Dịch vụ chiếm 99,84 % trong toàn ngành kinh tế; Thu ngân sách trên địa bàn hàng năm đạt và vượt dự toán cấp trên giao, là địa phương duy nhất trên địa bàn tự cân đối đạt 50% nhu cầu chi thường xuyên hàng năm...

Lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, bản sắc văn hóa các dân tộc được quan tâm giữ gìn và phát huy. Đời sống văn hóa và tinh thần của nhân dân từng bước được nâng cao. Đến năm 2020, tỷ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa đạt 72,5%; có 12/14 đơn vị sự nghiệp và khối đạt tiêu chuẩn “Đơn vị văn hóa” và “Làng Văn hóa”; 5/5 trường đạt chuẩn Quốc gia.

Ảnh: Đ.C
Cây điệp vàng được thị trấn Kim Sơn trồng từ năm 2008, trên các trục đường chính nội thị, trong đó chủ yếu tại tuyến QL 48 với số lượng khoảng 100 cây, xen lẫn với nhiều cây xanh khác. Trong ảnh: Hoa điệp vàng bung nở ngay tại điểm đầu của thị trấn Kim Sơn. Ảnh tư liệu Quang An

Công tác giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo được chăm lo, tỷ lệ hộ nghèo từ 7,8% năm 2015 xuống còn 6,7% năm 2019, trung bình mỗi năm giảm 11%. Cùng với đó, công tác quốc phòng, an ninh ngày càng được củng cố, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn ổn định, không để đột xuất, bất ngờ xảy ra.

Công tác cải cách hành chính có bước chuyển biến rõ nét. Năm 2019 Thị trấn Kim Sơn đã đầu tư xây dựng, lắp đặt hệ thống giao ban trực tuyến từ thị trấn kết nối với huyện tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ thị trấn và khối xóm tham dự các cuộc họp do huyện triển khai. Trụ sở làm việc của thị trấn được đầu tư mới khang trang sạch đẹp, có hệ thống camera giám sát an ninh và quá trình thực thi công vụ của cán bộ. Bộ phận giao dịch một cửa hoạt động hiệu quả, tạo thuận lợi cho người dân, tổ chức trong giải quyết thủ tục hành chính, tỷ lệ giải quyết thủ tục hành chính đúng hạn đạt hơn 100%.
Ảnh: Đ.C
Một số hoạt động chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập thị trấn Kim Sơn. Ảnh: Ngô Chiến Thắng

Cùng với những thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội, công tác xây dựng Đảng luôn được chăm lo toàn diện. Trong cấp ủy luôn quán triệt và thấm nhuần tinh thần “phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt”, bởi vậy thường xuyên chăm lo xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, củng cố, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh về mọi mặt;

Coi trọng và thực hiện tốt các nguyên tắc của Đảng, quy chế làm việc; Thật sự phát huy dân chủ, nói đi đôi với làm; Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đoàn kết, thống nhất trong Đảng làm nền tảng cho sự nhất trí, đồng thuận trong xã hội; Phát huy hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, tạo sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ chính trị...

Với những kết quả đã đạt được trong thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị trấn Kim Sơn càng thấy rõ hơn trách nhiệm của mình, từ đó chung sức, đồng lòng đề ra mục tiêu tập trung đưa thị trấn Kim Sơn phát triển theo hướng phát huy lợi thế ngành dịch vụ, tập trung ưu tiên phát triển ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp - xây dựng, phát triển nông nghiệp theo hướng chuyên môn hóa, nâng cao giá trị sản phẩm... đưa thị trấn Kim Sơn trở thành một trong những Thị trấn Xanh - Sạch - Đẹp và quy mô so với các thị trấn trên địa bàn tỉnh và đạt chuẩn Đô thị văn minh vào năm 2025.

Ông Hoàng Trung Cường - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND thị trấn Kim Sơn

tin mới

Thăm hỏi, động viên người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi, động viên công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh đã thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3, nỗ lực để công trình được đóng điện trước ngày 30/6/2024.

Cửa Lò

Trong 3 ngày tổ chức lễ hội, Cửa Lò đón trên 65.000 lượt khách, doanh thu trên 70 tỷ đồng

(Baonghean.vn) - Sau ngày khai hội, khách du lịch gần, xa liên tục đổ về biển Cửa Lò để tham quan, nghỉ dưỡng, hứa hẹn năm 2024, Cửa Lò đạt mục tiêu đón 4,15 triệu lượt khách; khách lưu trú đạt 1,45 triệu lượt; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023. 

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Từ năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2021/NQ–HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, đến nay, một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được thụ hưởng chính sách này.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.

Ca sỹ Đinh Hiền Anh ra mắt bộ đôi album Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ

Ca sỹ Đinh Hiền Anh ra mắt bộ đôi album Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ

(Baonghean.vn) - Chiều 20/4, tại TP Vinh, ca sỹ Đinh Hiền Anh tổ chức buổi họp báo ra mắt 2 CD phòng thu Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ. Bộ đôi CD ca ngợi vẻ đẹp quê hương, đất nước sau chiến tranh, hướng tới kỷ niệm 49 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4).

[Infographics] Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cột mốc vàng của lịch sử dân tộc Việt Nam

[Infographics] Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cột mốc vàng của lịch sử dân tộc Việt Nam

(Baonghean.vn) - Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên cánh đồng Mường Thanh, quân và dân ta đã lập nên một trong những chiến công hiển hách, vang dội nhất trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc - Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Khai mạc triển lãm 'Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất'

Khai mạc triển lãm 'Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất'

Thiết thực chào mừng kỷ niệm 1085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa (939 - 2024), sáng 19/4, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội đã khai mạc triển lãm, chuyên đề “Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất”.