Thị xã Cửa Lò nỗ lực xây dựng sản phẩm OCOP
Để xây dựng sản phẩm OCOP cấp tỉnh, thị xã Cửa Lò đã gửi hồ sơ sản phẩm nước mắm của 3 cơ sở gồm: Công ty cổ phần Chế biến thủy sản và Dịch vụ Cửa Hội (sản phẩm dự thi nước mắm Tân Hội); Hợp tác xã làng nghề chế biến nước mắm Hải Giang 1 (sản phẩm dự thi nước mắm Hải Giang 1) và Hợp tác xã dịch vụ Sông Lam (sản phẩm dự thi nước mắm Ngư Hải). Cả 3 sản phẩm nước mắm này đều đạt 4 sao cấp thị xã.
Hợp tác xã làng nghề chế biến nước mắm Hải Giang 1 tiền thân là làng nghề nước mắm Hải Giang 1 – đây là 1 trong những làng nghề truyền thống chế biến nước mắm có từ lâu đời của thị xã Cửa Lò. Sản phẩm nước mắm của làng nghề từ lâu đã được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh lựa chọn, nhất là khách du lịch về với thị xã biển.

Vì vậy, khi được thị xã Cửa Lò công nhận sản phẩm nước mắm Hải Giang 1 là sản phẩm OCOP đạt 4 sao và hiện đang chờ Hội đồng OCOP cấp tỉnh thẩm định – người dân làng nghề và lãnh đạo HTX rất phấn khởi. Bởi với họ, sản phẩm nước mắm đạt chất lượng OCOP là thêm một lần nữa khẳng định thương hiệu nước mắm truyền thống của làng nghề, và điều quan trọng sản phẩm của làng nghề sẽ được nhiều người tiêu dùng biết đến, người tiêu dùng yên tâm hơn về chất lượng của sản phẩm. Và khi đạt chất lượng OCOP cấp tỉnh, chắc chắn sản phẩm sẽ có thể “bước chân” vào hệ thống các siêu thị lớn, các hội chợ lớn.
Trong quá trình xây dựng chất lượng sản phẩm OCOP cấp tỉnh, thuận lợi là bản thân làng nghề nước mắm Hải Giang 1 đã có thương hiệu trên thị trường và đã được Hội đồng OCOP cấp thị xã công nhận 4 sao. Hiện nay, mỗi năm làng nghề xuất bán ra thị trường khoảng 1.000 lít nước mắm các loại. Trước đây, những hộ dân trong làng chủ yếu sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, chủ yếu bán cho khách thân quen. Tháng 9/2000, Hợp tác xã làng nghề chế biến nước mắm Hải Giang 1 thành lập đã thu hút 84 hộ tham gia, giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 300 lao động, chỉ tính riêng năm 2020 thu nhập bình quân người lao động đạt 72 triệu đồng/người, sản phẩm của làng nghề được tham gia ở nhiều hội chợ, đối tượng khách hàng mở rộng hơn...
Nhiều chính sách hỗ trợ


Bên cạnh đó, kinh phí triển khai thực hiện Chương trình OCOP chưa có. Các cơ sở chế biến làng nghề, cơ sở sản xuất phần lớn còn thiếu các hồ sơ minh chứng về vệ sinh an toàn thực phẩm, cơ sở đủ điều kiện sản xuất, vệ sinh môi trường, phiếu kiểm tra chất lượng, mã số, mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc, tem nhãn sản phẩm…

Từ đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là hệ thống phát thanh phường, các cuộc họp để các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn đăng ký tham gia Chương trình OCOP, sớm hoàn thiện các hồ sơ về đăng ký nhãn hiệu, mã số, mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc, cơ sở đủ điều kiện về vệ sinh ATTP, có kế hoạch bảo vệ môi trường cho cơ sở sản xuất… Ngoài ra, thị xã cần bố trí nguồn ngân sách hỗ trợ một phần kinh phí để triển khai thực hiện Chương trình OCOP thị xã trong thời gian tới.
Từ khóa:
TIN TỨC MỚI NHẤT Kinh tế

Đặc sản cá lồng ở Anh Sơn sẵn sàng phục vụ Tết

Hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan vùng miền núi Nghệ An dịp giáp Tết

Cận cảnh chất lượng và tiến độ thi công thần tốc tại chợ Kim Sơn

Giá thép xây dựng tại Nghệ An tăng vọt

Điểm cho thuê bán cây cảnh Tết tại TP.Vinh tăng giá chóng mặt

Hiệu quả từ giải tỏa vi phạm hành lang an toàn giao thông ở Thanh Chương

Ký biên bản ghi nhớ Dự án đầu tư 200 triệu USD sản xuất linh kiện điện tử tại KCN Hoàng Mai 1
