Thợ lặn ngừng tìm kiếm thuyền viên tàu VTB 26 mất tích

(Baonghean.vn) - Phần còn lại của con tàu đã bị bùn và than vùi lấp, không thể tiếp cận được, lực lượng cứu hộ quyết định ngừng tìm kiếm bằng thợ lặn, chờ trục vớt con tàu.

Sáng 21/7, ông Vương Bình Minh, Giám đốc Cảng vụ hàng hải Nghệ An, cho biết khoảng 20 tàu, thuyền các loại từ sáng sớm đã chạy ra vùng biển tàu VTB 26 bị chìm để tìm kiếm 2 thuyền viên còn lại gồm Nguyễn Văn Chiêu - sỹ quan boong và Nguyễn Hải Quyết - thủy thủ OS, cùng quê Hải Phòng. Đây là ngày tìm kiếm thứ 5 của lực lượng cứu hộ.

Tàu cứu hộ tìm kiếm ở vùng biển Cửa Lò. Ảnh. T.H
Tàu cứu hộ tìm kiếm ở vùng biển Cửa Lò. Ảnh. T.H

Trong khi đó, 10 thợ lặn chuyên nghiệp đến từ Hải Phòng đã được cho nghỉ. “Một số hầm, khoang còn lại bị bùn và than lấp sâu quá. Thợ lặn không thể tiếp cận được nữa. Nếu muốn tìm kiếm hết toàn bộ con tàu, sẽ phải trục vớt”, ông Minh nói và cho hay, sẽ cần thêm rất nhiều phương tiện để có thể trục vớt được con tàu này.

Trước nghi vấn có người bị mắc kẹt tại các vách đá, chiều 20/7, lực lượng cứu hộ đã dùng flycam quay gần 2 tiếng tại khu vực đảo Lan Châu và Đảo Ngư nhưng không có kết quả.

Flycam quét tại vách đá đảo Lan Châu và Đảo Ngư nhưng không có kết quả. Ảnh. T.H
Flycam quét tại vách đá đảo Lan Châu và Đảo Ngư nhưng không có kết quả. Ảnh. T.H

Trước đó, khoảng 2h ngày 17/7, tàu VTB 26 trọng tải 5.100 tấn, chở 4.700 tấn than phát tín hiệu cấp cứu khi neo đậu tránh bão tại đảo Hòn Ngư (Nghệ An). Con tàu sau đó lật úp, nhiều thuyền viên rơi xuống biển. Trong ngày đầu tiên cứu hộ, 7 thuyền viên đã được cứu sống cùng 2 thi thể khác. 4 người còn lại mất tích. Vị trí tàu chìm cách bờ khoảng hơn 3 hải lý, cách phía bắc Đảo Ngư chừng 800m. Khu vực này có độ sâu khoảng 10m.

Phần còn lại của con tàu đã bị bùn và than vùi lấp, đội thợ lặn không thể tiếp tục. Ảnh. P.V
Phần còn lại của con tàu đã bị bùn và than vùi lấp, đội thợ lặn không thể tiếp tục. Ảnh. P.V

Khoảng 600 người gồm nhiều lực lượng cùng tham gia cứu hộ trong 5 ngày qua. Sau khi tàu bị chìm, mặc dù lực lượng cứu hộ nhận định một số người vẫn còn mắc kẹt trong tàu, nhưng không thể huy động thợ lặn tìm kiếm bởi lúc này sóng to, nước tại khu vực này đục ngầu, che khuất tầm nhìn. Đến ngày thứ 3 tìm kiếm, khi đội thợ lặn vào cuộc, một thi thể bị kẹt trong cabin tầng 2 được tìm thấy. Tiếp tục tìm kiếm, một ngày sau lực lượng này phát hiện thêm một thi thể nữa bị bùn vùi lấp trong khoang tầng 2.

Hơn 4.000 tấn than trên tàu hiện cũng đã bị trôi xuống biển.

Tiến Hùng

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.