Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không im lặng khi Trump phát động chiến tranh kinh tế chống đồng minh NATO

(Baonghean.vn) - Theo RT ngày 22/8, Ankara đã chỉ trích Cố vấn An ninh Quốc gia của ông Trump vì “khoác lác” rằng cuộc khủng hoảng đồng lira có thể được ngừng lại “ngay lập tức” nếu Thổ Nhĩ Kỳ cúi đầu trước những yêu cầu của Mỹ.
Ảnh minh họa: Reuters
Ảnh minh họa: Reuters
Nguồn tin này cũng cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc Washington phát động một “cuộc chiến kinh tế” chống lại đồng minh NATO.

Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang vật lộn với một cuộc khủng hoảng tiền tệ trầm trọng, khởi phát từ các đòn trừng phạt leo thang của Mỹ, vốn được Washington lệnh tiến hành để trả đũa vụ bắt giữ linh mục Andrew Brunson, người bị cáo buộc tham gia âm mưu đảo chính thất bại năm 2016.

Hôm 21/8, Bolton lưu ý rằng việc đồng lira rơi tự do có thể chấm dứt ngay lập tức nếu Thổ Nhĩ Kỳ phóng thích công dân Mỹ này, người đang phải đối diện mức án 35 năm trong nhà tù Thổ Nhĩ Kỳ.

“Hãy nhìn xem, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã phạm phải một sai lầm lớn khi không thả tự do linh mục Brunson”, Bolton nói với Reuters trong cuộc phỏng vấn nhân chuyến thăm Israel. “Mỗi ngày qua đi, sai lầm tiếp diễn, cuộc khủng hoảng này có thể kết thúc ngay nếu họ làm điều đúng đắn với tư cách một đồng minh NATO, một phần của phương Tây, và thả tự do vô điều kiện cho linh mục Brunson”.

Ankara đã chỉ trích Washington về chiến dịch gây sức ép của nước này đối với việc bắt giữ linh mục, vốn được Ankara xem là một vấn đề pháp lý đơn thuần. Người phát ngôn Ibrahim Kalin của Tổng thống Erdogan nói với hãng tin Reuters: “Tuyên bố của Bolton là bằng chứng cho thấy chính quyền Trump đang nhằm vào một đồng minh NATO trong một cuộc chiến kinh tế”, lưu ý rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không “giữ im lặng” khi nền kinh tế và bộ máy tư pháp của nước này bị tấn công.

“Chính quyền Trump đã xác nhận rằng họ có ý đồ sử dụng thuế quan thương mại và các biện pháp trừng phạt để khởi động một cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu”, ông nhấn mạnh, đề cập đến những tranh chấp tương tự với Mexico, Canada, châu Âu và Trung Quốc. “Những chính sách mới nhất của chính quyền Mỹ mâu thuẫn với những nguyên tắc và giá trị cơ bản của liên minh NATO”.

Đồng lira Thổ Nhĩ Kỳ đã rớt giá mạnh so với đồng USD hồi đầu tháng này, sau khi Trump quyết định tăng gấp đôi thuế nhập khẩu nhôm và thép từ Thổ Nhĩ Kỳ lên lần lượt 20 và 50%. Tổng cộng, đồng tiền của nước này mất khoảng 40% giá trị trong năm nay.

Để chống lại sự suy thoái kinh tế, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa ra nhiều biện pháp đối ứng, và công bố thuế nhập khẩu một số hàng hóa nhất định từ Mỹ, bao gồm xe hơi, rượu và thuốc lá. Trong khi đó, Qatar đã cam kết gói đầu tư trực tiếp 15 tỷ USD vào các thị trường Thổ Nhĩ Kỳ, và Thổ Nhĩ Kỳ đã khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về các khoản thuế của Mỹ đánh vào các sản phẩm của nước này. Đáp lại, Trump đã tuyên bố tăng thêm các đòn trừng phạt trừ khi Ankara cúi đầu trước yêu cầu thả tự do linh mục “tuyệt vời” của Mỹ.

tin mới

Phương Tây không còn thấy Ukraine đặc biệt

Phương Tây không còn thấy Ukraine đặc biệt

(Baonghean.vn) - Các nước phương Tây không còn xem xung đột Ukraine là vấn đề an ninh của chính họ nữa. Đó là phát biểu của Jacob Kirkegaard - thành viên cấp cao của Viện Nghiên cứu kinh tế quốc tế Peterson (PIIE) khi trao đổi với Financial Times.

Bản tin quốc tế: Tổng thống Putin tranh cử ở nhiệm kỳ mới

Bản tin quốc tế: Tổng thống Putin tranh cử ở nhiệm kỳ mới

(Baonghean.vn) - Nói về quyết định tranh cử của mình, Tổng thống Putin cho rằng, hiện “không thể làm khác được”. Bình luận về quyết định này, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cho rằng,  “hoàn toàn logic và đúng đắn”. Công việc của Tổng thống Putin cần được tiếp tục.

Tiền tuyến Ukraine sẽ đi về đâu trong năm 2024?

Tiền tuyến Ukraine sẽ đi về đâu trong năm 2024?

(Baonghean.vn) - Nhà phân tích quân sự Conrad Music của Ba Lan nhận định, sản xuất vũ khí ở Nga đang phát triển rất mạnh, và nước này có khả năng thực hiện một chiến dịch tấn công quy mô lớn. Trong khi đó, Ukraine nên bớt tập trung vào những thứ "hào nhoáng" như tiêm kích F-16.

Ukraine rơi vào 'tình thế không chắc chắn'

Ukraine rơi vào 'tình thế không chắc chắn'

(Baonghean.vn) - Nhà báo D.Maryanovich của Advance (Croatia) nhận định, trong bối cảnh những thất bại trên mặt trận, và khó có thêm viện trợ từ phương Tây, đã đẩy Ukraine vào một "tình thế không chắc chắn". 

Điện Kremlin nói chiến thắng của Nga là điều tất yếu; Tổng thống Biden kêu gọi đừng để ông Putin thắng

Điện Kremlin nói chiến thắng của Nga là điều tất yếu; Tổng thống Biden kêu gọi đừng để ông Putin thắng

(Baonghean.vn) - Theo hãng thông tấn TASS, người phát ngôn của Điện Kremlin Dmitry Peskov cũng lưu ý, các quốc gia phương Tây khẳng định chiến dịch quân sự đặc biệt mà Nga tiến hành tại Ukraine phải kết thúc, “nhưng họ muốn chấm dứt nó với thất bại thuộc về Nga”.

Dự luật viện trợ cho Ukraine bị chặn tại Thượng viện Mỹ

Dự luật viện trợ cho Ukraine bị chặn tại Thượng viện Mỹ

(Baonghean.vn) - Đạo luật cung cấp hàng tỷ USD trong khoản hỗ trợ an ninh mới dành cho Ukraine và Israel đã bị Thượng viện Mỹ chặn lại hôm 6/12 (giờ địa phương) khi phe Cộng hòa nhấn mạnh yêu cầu phải có các biện pháp cứng rắn hơn để kiểm soát nhập cư tại khu biên giới của Mỹ với Mexico.

Cựu Ngoại trưởng Đức: EU cần vũ khí hạt nhân của riêng mình

Cựu Ngoại trưởng Đức: EU cần vũ khí hạt nhân của riêng mình

(Baonghean.vn)- Cựu Ngoại trưởng Đức Joschka Fischer lập luận rằng, Liên minh châu Âu (EU) cần sở hữu kho vũ khí hạt nhân của riêng mình để ngăn chặn Nga tốt hơn. Quan chức hiện đã nghỉ hưu này cũng cảnh báo EU cần phải tự đứng vững nếu mối quan hệ giữa khối này với Mỹ nguội lạnh.