Thỏa thuận Nga - Thổ: Bước ngoặt cho chiến trường Syria?

(Baonghean) - Chỉ vài giờ trước thời hạn chót mà Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định sẽ tái khởi động chiến dịch quân sự nhằm vào lực lượng vũ trang người Kurd ở phía Bắc Syria theo thỏa thuận tạm thời với Mỹ trước đó, hai nhà lãnh đạo Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã bất ngờ đạt được một thỏa thuận mới được đánh giá là lịch sử về số phận người Kurd cũng như cả cục diện chiến trường Syria.

Sau cuộc họp hơn 6 tiếng tại thành phố Sochi của Nga, thỏa thuận mới ngay lập tức bắt đầu có hiệu lực từ 12 giờ ngày 23/10 theo giờ địa phương. Liệu thỏa thuận gồm 10 điểm này có mở ra một cái kết sáng sủa cho cuộc chiến đã kéo dài hơn 8 năm qua tại Syria như các bên kỳ vọng?

Kẻ đỡ đầu mới? 

Sau khi bị đồng minh Mỹ quay lưng, lực lượng người Kurd tại miền Bắc Syria có lẽ đang “thở phào nhẹ nhõm” với thỏa thuận mới nhất giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ về tình hình chiến sự tại đây. Theo đó, binh lính Nga và lực lượng biên phòng Syria đã tiến vào khu vực biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ từ trưa 23/10 nhằm tạo điều kiện cho lực lượng người Kurd rút khỏi khu vực một cách an toàn. Mặc dù trên lý thuyết, người Kurd phải nhượng bộ rút quân khỏi thị trấn Manbij và Tal Rifaat, nhưng điều này không có nghĩa lực lượng này thất bại trên chiến trường.

Quân đội Nga đổ bộ xuống căn cứ không quân Syria vừa mở cửa trở lại - Báo VietnamPlus

Trước sức ép từ chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ, việc các phiến quân người Kurd không “làm căng” để rút lui một cách an toàn đã là một kịch bản chấp nhận được. Chưa hết, dưới sự bảo trợ của “người mới” là Nga, chắc hẳn lực lượng người Kurd sẽ có tiếng nói hơn và cũng sẽ tìm kiếm được một quyền tự trị lớn hơn tại Syria trong các cuộc thảo luận sắp tới với chính quyền Damas.

Nhưng nhìn tổng thể, thực tế câu chuyện người Kurd chỉ là một phần của vấn đề. Cuộc nội chiến Syria kéo dài hơn 8 năm qua là một bức tranh quá nhiều mảng miếng. Bởi thế, nội dung thỏa thuận Nga - Thổ mới nhất đã đề cập đến hàng loạt vấn đề khác nhau. Theo Tuyên bố chung đạt được, hai bên sẽ bảo đảm thống nhất chính trị và toàn vẹn lãnh thổ của Syria; kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố; giữ nguyên trạng tại vùng mà Ankara tiến hành chiến dịch “Mùa xuân hòa bình”; tôn trọng thỏa thuận Adan năm 1999 giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ…

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayip Erdogan và Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt tay nhau tại Sochi, Nga ngày 22/10/2019. Ảnh: Reuters
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayip Erdogan và Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt tay nhau tại Sochi, Nga ngày 22/10/2019. Ảnh: Reuters

Dư luận đánh giá, các diễn biến mới nhất tại Syria thoạt nhìn có vẻ khá bất ngờ nhưng dường như đã được các bên thỏa thuận ngầm từ trước với nhau. Nhìn lại ngay trước thỏa thuận giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, Syria cũng đã chứng kiến bước chuyển chiến lược bất ngờ về quân sự của chính quyền Tổng thống Donald Trump.

Hôm 6/10, báo chí quốc tế khi đó đã rộ lên tuyên bố mới nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng, Mỹ sẽ không chỉ rút quân khỏi khu vực Đông Bắc Syria mà còn không có bất cứ can thiệp vào chiến dịch quân sự mà Thổ Nhĩ Kỳ phát động nhằm vào khu vực này. Có thể hiểu, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump với chính sách “Nước Mỹ trên hết” không muốn sa lầy thêm vào chiến trường Syria. Thổ Nhĩ Kỳ muốn gây sức ép với lực lượng người Kurd còn chính quyền Syria cũng muốn xử lý êm xuôi điểm nóng cuối cùng còn lại. Bởi thế, thỏa thuận này mới giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ được đánh giá là rất kịp thời và đúng thời điểm!

Các binh sỹ Thổ Nhĩ Kỳ và các chiến binh Syria do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn tại ngoại ô thành phố Manbij. Ảnh: AFP
Các binh sỹ Thổ Nhĩ Kỳ và các chiến binh Syria do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn tại ngoại ô thành phố Manbij. Ảnh: AFP

Miếng bánh thời hậu chiến

Không phủ nhận, bên được lợi nhất sau khi thỏa thuận Nga - Thổ đạt được đó chính là Moscow và Ankara. Với Ankara, chỉ sau hơn 1 tuần chiến dịch, lực lượng quân sự nước này đã danh chính ngôn thuận rút êm khỏi điểm nóng miền Bắc Syria cùng cam kết rút quân của lực lượng người Kurd. Với động thái này, Ankara cũng xoa dịu được dư luận vốn đang chỉ trích nặng nề cũng như các biện pháp trừng phạt nặng nề của Mỹ nhằm vào nước này.

Trong khi đó với chính quyền Syria, khu vực kiểm soát được mở rộng cùng lời cam kết đảm bảo thống nhất chính trị và toàn vẹn lãnh thổ có lẽ là điều mà Tổng thống Bashar al-Assad mong muốn nhất vào lúc này. Tất nhiên, thỏa thuận đạt được với Thổ Nhĩ Kỳ cũng là một thắng lợi ngoại giao lớn đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Một khi cuộc chiến Syria hạ nhiệt, tiếng nói và vị thế của Moscow sẽ càng tăng lên tại khu vực.

Vai trò của Mỹ tại Trung Đông ngày càng mờ nhạt. Ảnh: AFP
Vai trò của Mỹ tại Trung Đông ngày càng mờ nhạt. Ảnh: AP

Thế nhưng ngược lại, trong bức tranh thời hậu chiến, Mỹ đang bị cho là kẻ trắng tay và thua cuộc. Quyết định rời đi vội vã, bỏ lại đằng sau đồng minh và cả các lợi ích địa chiến lược tại Trung Đông là những gì mà dư luận đang nhìn thấy ở chính quyền Tổng thống Donald Trump. Dù được lý giải rằng, sự chuyển hướng chiến lược quân sự tại Syria là nhằm phục vụ chính sách “Nước Mỹ trên hết” nhưng rõ ràng, hình ảnh và vai trò của Mỹ đang ngày càng sụt giảm trong các hồ sơ nóng tại Trung Đông.

Tất nhiên cùng lúc, các đồng minh châu Âu của Mỹ cũng đang đứng ngồi không yên khi lợi ích địa chiến lược của các nước ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng, nếu Mỹ không còn vai trò gì tại đây. Bởi trong cơn sốt tái thiết Syria, loạt các nước như Nga, Iran hay Trung Quốc mới là bên được lợi hơn cả. Đây rõ ràng là điều mà châu Âu không hề mong muốn!

Người dân Syria xuống đường diễu hành với biểu ngữ
Người dân Syria xuống đường diễu hành với biểu ngữ "Cảm ơn nước Nga". Ảnh: Ria Novosti

Trong lúc các nước lớn đang tính toán về các lợi ích địa chiến lược tại Syria thời hậu chiến, tình hình chiến sự tại đây có vẻ như đang thực sự diễn tiến theo chiều hướng tích cực. Trong tuyên bố mới nhất, Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố không cần thiết phải khởi động lại chiến dịch quân sự chống lại người Kurd ở miền Bắc Syria. Cũng có nghĩa, thỏa thuận mới nhất giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành tấm bùa hộ mệnh, một rào chắn an toàn để các bên không thể vi phạm. Tiếp đó, các bên sẽ tiến tới các cuộc gặp gỡ, đàm phán trong một nỗ lực chung nhằm tìm ra một giải pháp chính trị cuối cùng cho cuộc chiến Syria, mở ra cánh cửa mới cho hàng triệu người dân vô tội tại quốc gia Trung Đông này. Thế nhưng vào lúc này, vấn đề quan trọng nhất là thỏa thuận Nga - Thổ sẽ được thực thi đến đâu. Điều này rõ ràng sẽ phụ thuộc vào việc các bên có cam kết không vi phạm lợi ích chiến lược của nhau hay không!

Khang Duy

tin mới

Tướng Đức: Phương Tây không có vũ khí thần kỳ để thay đổi cục diện chiến trường Ukraine

Tướng Đức: Phương Tây không có vũ khí thần kỳ để thay đổi cục diện chiến trường Ukraine

(Baonghean.vn) - Cựu Tổng thanh tra Bundeswehr (Quân đội Đức), cựu Chủ tịch Ủy ban quân sự NATO Harald Kujat cho rằng, không có loại vũ khí thần kỳ nào của phương Tây, kể cả tên lửa hành trình Taurus, có thể ngăn cản Nga đạt được các mục tiêu hoạt động đặc biệt của mình.

Thời gian cạn dần với Ukraine và đồng minh phương Tây

Thời gian cạn dần với Ukraine và đồng minh phương Tây

(Baonghean.vn) - Sau khi nắm quyền kiểm soát Avdeevka, quân đội Nga đang tiến về các khu vực khác của mặt trận. Nếu không có sự giúp đỡ của phương Tây, Lực lượng vũ trang Ukraine không còn gì để bấu víu, còn Washington vẫn “đủng đỉnh” trong việc viện trợ cho Kiev.

Thủ tướng Hungary cảnh báo tấn công Brussels nếu phải bảo vệ tự do và chủ quyền

Thủ tướng Hungary cảnh báo tấn công Brussels nếu phải bảo vệ tự do và chủ quyền

(Baonghean.vn) - Thủ tướng Hungary Viktor Orban cảnh báo sẽ tấn công, "chiếm đóng" Brussels, bởi những thay đổi chính sách của Liên minh châu Âu; đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo tồn di sản văn hóa và lịch sử của đất nước trước sự tác động mạnh mẽ từ các thế lực bên ngoài.

EU cảnh báo Mỹ về ý nghĩa chiến thắng của Nga ở Ukraine

EU cảnh báo Mỹ về ý nghĩa chiến thắng của Nga ở Ukraine

(Baonghean.vn) - Việc Ukraine thua Nga sẽ làm tổn hại đến uy tín của Washington với tư cách là bên cung cấp an ninh, đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của EU Josep Borrell cảnh báo trong chuyến thăm Mỹ. Ông nói thêm rằng Kiev rất nóng lòng chờ đến cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ.

Nga tước đi 'cây gậy và củ cà rốt’ của Mỹ, gây dựng thế giới đa cực

Nga tước đi 'cây gậy và củ cà rốt’ của Mỹ, gây dựng thế giới đa cực

(Baonghean.vn) - Nhiều khả năng ông Putin sẽ tiếp tục đứng trên vũ đài chính trị Nga ở cương vị tối cao. Điều này cũng đồng nghĩa với thực tế của quá trình hình thành thế giới đa cực mà ông Putin đã và đang xây dựng. Ở đó không có quân đội Mỹ và “quyền bá chủ” của đồng đô la. 

Vì sao Đức muốn hòa bình với Nga?

Vì sao Đức muốn hòa bình với Nga?

(Baonghean.vn) - Đức có đủ khả năng tài chính để viện trợ cho Kiev, nhưng Berlin không muốn. Giới quan sát lý giải, đó xuất phát từ nỗi sợ sâu xa trước Nga, đặc biệt là ký ức về Hồng quân Liên Xô tiến vào Berlin năm 1945. Hơn nữa, Thủ tướng Đức mong muốn là ‘thủ tướng hòa bình’.