Cận cảnh chiếc hòm phiếu từ lần bầu cử Quốc hội khóa đầu tiên

Chiếc hòm phiếu bầu Quốc hội đầu tiên bằng gỗ dù rất đơn giản nhưng mang đầy dấu ấn lịch sử của dân tộc, dấu ấn lịch sử vẻ vang của Quốc hội ta cách đây 70 năm.

Thắng lợi từ cuộc bầu cử QH đầu tiên

Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ vừa ra đời phải đương đầu với muôn vàn khó khăn, thử thách thù trong, giặc ngoài, giặc đói, giặc dốt… Nhằm củng cố và xây dựng chính quyền cách mạng vững mạnh, ngày 8.9.1945 Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa đã ra Sắc lệnh số 14-SL khẳng định yêu cầu bức thiết của Tổng tuyển cử bầu Quốc hội để quy định Hiến pháp, bầu Chính phủ chính thức.

Ngày 5/1/1946, trước ngày bầu cử một ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu. Bằng ý chí sắt đá của một dân tộc quyết tâm bảo vệ nền độc lập tự do vừa giành được và bằng cả niềm vui sướng, háo hức chuẩn bị chờ đợi bấy lâu nay, toàn thể nhân dân Việt Nam từ miền xuôi đến miền ngược, từ miền Bắc đến miền Nam, từ nông thôn đến thành thị, không phân biệt gái trai, già trẻ đã dành trọn cho ngày lịch sử vĩ đại - ngày 6.1.1946 toàn dân đi bỏ phiếu.

Tại Hà Nội, trung tâm của cả nước, nơi có Chủ tịch Hồ Chí Minh ra ứng cử, nhân dân Thủ đô đã hăng hái tham gia Tổng tuyển cử bất chấp sự phá hoại của kẻ thù. Cuộc Tổng tuyển cử ở Hà Nội diễn ra tràn đầy phấn khởi và được chuẩn bị tổ chức chu đáo. Hàng chục vạn cử tri Thủ đô đi làm nghĩa vụ công dân. Nhiều địa phương trong cả nước, cử tri đã nô nức đi bầu cử.

Nhân dân Hà Nội bỏ phiếu bầu Quốc hội Khóa 1, năm 1946                                       (Ảnh tư liệu)
Nhân dân Hà Nội bỏ phiếu bầu Quốc hội Khóa 1, năm 1946 (Ảnh tư liệu)

Ở các địa phương khác trong cả nước, cuộc Tổng tuyển cử cũng được tiến hành sôi nổi. Riêng các tỉnh phía Bắc, mặc dầu phải đối phó với âm mưu phá hoại hết sức tinh vi và trắng trợn của kẻ thù, nhưng nói chung Tổng tuyển cử diễn ra an toàn.

Đặc biệt ở các tỉnh phía Nam, nhất là Nam Bộ, cuộc bầu cử đã diễn ra dưới bom đạn rất ác liệt của kẻ thù. Ngay từ cuối tháng 10/1945, sau khi được tăng cường lực lượng, thực dân Pháp đã phá được vòng vây đánh rộng ra khắp các tỉnh Nam bộ. Nhân dân miền Nam đi bỏ phiếu bầu Quốc hội lúc này là thể hiện ý chí độc lập thống nhất, kiên quyết kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, ủng hộ Chính phủ Hồ Chí Minh, bảo vệ tính thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam.

Vì vậy, nhân dân đi bỏ phiếu rất đông, bất chấp bom đạn của giặc Pháp. Nhiều nơi nhân dân phải đổi cả xương máu để thực hiện quyền tự do, dân chủ của mình. Tại Sài Gòn - Chợ lớn, quân Pháp đã chiếm toàn bộ thành phố và các vùng xung quanh. Tiếng súng kháng chiến vẫn tiếp tục nổ ra dưới nhiều hình thức như diệt tề trừ gian, tập kích, đốt phá kho tàng của địch... Tổng tuyển cử ở đây đã diễn ra dưới sự lùng ráp khủng bố gay gắt của kẻ thù. Ủy ban hành chính thành phố mặc dầu phải chuyển ra ngoại ô phía Tây Nam nhưng vẫn bám sát chỉ đạo nhân dân nội thành và ngoại thành tiến hành Tổng tuyển cử…

Mặc dù diễn ra trong tình hình trong nước rất căng thẳng nhưng cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên đã được tổ chức thành công, hơn 90% cử tri - người dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên trong cả nước đã nô nức đi bỏ phiếu bầu cử Quốc hội I, thực hiện quyền làm chủ của mình. Cả nước đã bầu 333 đại biểu vào Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong đó, có 57% số đại biểu thuộc các đảng phái khác nhau, 43% không đảng phái, 87% số đại biểu là công nhân, nông dân, chiến sĩ cách mạng, 10 đại biểu phụ nữ và 34 đại biểu các dân tộc thiểu số. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trúng cử với số phiếu cao nhất là 98,4%.

Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử tháng ngày 6.1.1946 đánh dấu mốc phát triển nhảy vọt đầu tiên về thể chế dân chủ của nước Việt Nam. Tổng tuyển cử là thể hiện lòng yêu nước, là kháng chiến kiến quốc, là xây dựng chế độ mới. Thắng lợi Tổng tuyển cử đánh dấu bước trưởng thành của Nhà nước cách mạng Việt Nam, mở ra triển vọng của một thời kỳ mới, thời kỳ đất nước ta có một Quốc hội, một Chính phủ thống nhất, một bản Hiến pháp tiến bộ, và một hệ thống chính quyền hoàn toàn đầy đủ danh nghĩa về mặt pháp lý để đại diện cho nhân dân Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Thắng lợi Tổng tuyển cử đã khẳng định niềm tin tuyệt đối của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vào tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

Và hòm phiếu “lịch sử”

Trải qua 70 năm, nhưng chúng ta vẫn không thể quên được không khí của một cuộc bầu cử đặc biệt ấy. Những người trẻ của chúng ta thế hệ hôm nay trở về với lịch sử bởi những câu chuyện kể bởi các nhân chứng lịch sử và cả những hiện vật quý gắn với một thời điểm lịch sử đặc biệt.

Tại Bảo tàng lịch sử Quốc gia Việt Nam, trên hệ thống trưng bày phần Lịch sử cận hiện đại, tại phòng số 9 trưng bày một hiện vật có liên quan đến cuộc bầu cử QH khóa I. Đó là Hòm phiếu của nhân dân xã Thanh Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình dùng để bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội khóa I, ngày 6.1.1946.

Hòm phiếu, nhân dân xã  Thanh Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình dùng để bỏ phiếu bầu ĐBQH Khóa I, ngày 6.1.1946
Hòm phiếu, nhân dân xã Thanh Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình dùng để bỏ phiếu bầu ĐBQH khóa I, ngày 6/1/1946.

Đây là chiếc hòm gỗ hình chữ nhật, để mộc không sơn đơn sơ, giản dị. Chị Trịnh Thị Hòa, cán bộ Phòng Giáo dục Công chúng, Bảo Tàng lịch sử Quốc gia cho biết, chiếc hòm có chiều dài 37cm, rộng 20,5cm và cao 22 cm. Hòm phiếu đặc biệt này được sưu tầm về bảo tàng từ gia đình cụ Hoàng Học ở xóm Thanh Long, xã Thanh Hóa, Quảng Bình.

Cụ kể lại: hôm đó, nhân dân xã Thanh Hóa lần đầu tiên bỏ lá phiếu của mình vào thùng phiếu này để bầu đại biểu Quốc hội ở địa phương. Trong hoàn cảnh kháng chiến ở Quảng Bình, những hòm phiếu khác đều bị thất lạc, riêng cụ đã có ý thức giữ lại hòm phiếu này và bảo quản trong vòng 10 năm và đến ngày 8.7.1956 thì trao tặng Hòm phiếu đó cho Bảo tàng Cách mạng Việt Nam nay là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

Là người làm công tác bảo tảng, chị Hòa cho rằng, dù chiếc hòm gỗ là hiện vật đơn giản nhưng có một ý nghĩa lịch sử rất lớn lao, đó là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử nước nhà, dấu mốc về thắng lợi của một cuộc bầu cử QH đầu tiên, cuộc bầu cử của tự do, của độc lập.

Là một địa phương mà cuộc sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn, tiến hành bầu cử trong lúc phải đối phó với âm mưu phá hoại cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên từ phía thực dân Pháp và bọn Việt gian thì việc gìn giữ chiếc hòm phiếu lịch sử của người dân Quảng Bình càng trở nên trân quý hơn bao giờ hết. Bởi, người dân Quảng Bình nói chung, người dân miền Trung nói riêng luôn có niềm tin sâu sắc với Đảng, với Chính phủ và Bác Hồ.

70 năm trôi qua kể từ ngày Tổng tuyển cử đầu tiên, đến nay đã 13 lần và ngày 22.5 tới sẽ là lần thứ 14 cử tri vinh dự thực hiện quyền và nghĩa vụ thiêng liêng của người dân một nước tự do, độc lập. Chiếc hòm phiếu gỗ được lưu giữ lại chính là minh chứng sống động về cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên bầu QH Khóa I tại Quảng Bình. Chiếc hòm phiếu cũng gợi nhắc chúng ta nhớ lại ngày 6.1.1946, một ngày vẻ vang trong lịch sử Quốc hội nước nhà, ngày Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Theo Đại biểu nhân dân

tin mới

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 26/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 26/3

(Baonghean.vn) - Thường trực Tỉnh ủy chúc mừng Tỉnh đoàn Nghệ An nhân kỷ niệm ngày truyền thống; UBND tỉnh họp thường kỳ tháng 3; Nghệ An sẽ tổ chức tri ân các anh hùng, liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên; Công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2023… là những nội dung đăng tải trong ngày.

Chủ tịch UBND tỉnh: Tập trung hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm, thực hiện các dự án trọng điểm

Chủ tịch UBND tỉnh: Tập trung hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm, thực hiện các dự án trọng điểm

(Baonghean.vn) - Tại phiên họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 3, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung yêu cầu các sở, ngành, địa phương tập trung hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm; tháo gỡ khó khăn, tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Văn Thông chúc mừng Tỉnh đoàn Nghệ An nhân kỷ niệm 93 năm ngày truyền thống

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Văn Thông chúc mừng Tỉnh đoàn Nghệ An nhân kỷ niệm 93 năm ngày truyền thống

(Baonghean.vn) - Sáng 26/3, nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), đồng chí Nguyễn Văn Thông - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy làm trưởng đoàn công tác của tỉnh đến thăm, chúc mừng Tỉnh đoàn Nghệ An.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước

(Baonghean.vn) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các thành viên Chính phủ không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 25/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 25/3

(Baonghean.vn) - Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra công trình đường dây 500kV mạch 3; Khai mạc Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Nghệ An lần thứ XX; Chung cư nội đô ở thành phố Vinh tăng giá mạnh… là những thông tin nổi bật trong ngày 25/3.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 24/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 24/3

(Baonghean.vn) - Lễ hội Đền Chín Gian năm 2024; Vướng mắc trong giải phóng mặt bằng Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 7; Giao dịch vàng sôi động trở lại… là những thông tin nổi bật ngày 24/3.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 23/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 23/3

(Baonghean.vn) - Xã Thanh Tiên đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Thành lập Đoàn kiểm tra hoạt động chống khai thác hải sản bất hợp pháp; Hai cán bộ đoàn Nghệ An đạt giải thưởng Lý Tự Trọng cấp Trung ương… là những nội dung đáng chú ý đăng trên baonghean.vn ngày 23/3.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 22/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 22/3

(Baonghean.vn) - Ngày 22/3 trên baonghean.vn có một số nội dung đáng chú ý: Khánh thành Dự án khôi phục, nâng cấp hệ thống Thủy lợi Bắc Nghệ An; Cảnh báo chiêu trò của tội phạm sử dụng công nghệ cao; TP. Vinh đề xuất thu phí dừng, đỗ xe trên trên một số tuyến đường chính...

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

(Baonghean.vn) - Ngày 22/3, tại thành phố Nha Trang, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị "Gặp gỡ Indonesia năm 2024". Hội nghị là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Indonesia.

Tìm giải pháp để du lịch cộng đồng, du lịch miền Tây Nghệ An phát triển toàn diện, nhanh và bền vững

Tìm giải pháp để du lịch cộng đồng, du lịch miền Tây Nghệ An phát triển toàn diện, nhanh và bền vững

(Baonghean.vn) - Vấn đề trọng tâm được đặt ra tại hội nghị liên quan đến các giải pháp dựa vào cộng đồng để làm du lịch; huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, di sản; đẩy mạnh quảng bá du lịch; đào tạo nguồn nhân lực...

Xã Thanh Liên giữ vững lá cờ đầu ở huyện Thanh Chương

Xã Thanh Liên giữ vững lá cờ đầu ở huyện Thanh Chương

(Baonghean.vn) - Tròn 70 năm, kể từ ngày có tên gọi Thanh Liên, mỗi giai đoạn là một dấu mốc nỗ lực, sáng tạo, vượt khó vươn lên của Đảng bộ và Nhân dân nơi đây. Đặc biệt 10 năm gần đây, địa phương luôn giữ vững “lá cờ” đầu trong các phong trào của huyện Thanh Chương.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 21/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 21/3

(Baonghean.vn) - Lãnh đạo tỉnh khảo sát các mô hình du lịch cộng đồng tại 4 huyện miền Tây Nghệ An; Chi tiết phương án tuyển sinh lớp 10 vào Trường THPT chuyên Phan Bội Châu; Công an huyện Tương Dương thông báo truy tìm chủ sở hữu phương tiện vi phạm hành chính...