Gia tộc Hồ Tùng Mậu: "Giống dòng xứ Nghệ, thế phiệt Châu Hoan"

(Baonghean.vn) - Hồ Tùng Mậu (1896-1951) sinh ra trong một gia đình - gia tộc có truyền thống khoa bảng và yêu nước lâu đời ở xã Quỳnh Đôi (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An), bên cạnh các gia đình nổi tiếng khác như gia đình Phan Đình Phùng ở Tùng Ảnh (Đức Thọ); gia đình Đinh Văn Chất ở Nghi Long (Nghi Lộc)...

Cao tổ Hồ Tùng Mậu là cụ Hồ Trọng Điển, đậu Hương cống thời Lê, thời Nguyễn làm quan đến chức Đốc học Nghệ An, rồi bị thuyên chuyển vì chống lại hành động tư túi của viên quan đầu tỉnh. Về quê cụ mở trường dạy học, học trò có tới 600 người, trong đó có nhiều vị đại khoa.

Tằng tổ Hồ Tùng Mậu là cụ Hồ Trọng Tuấn (còn có tên khác là Hồ Trọng Toàn) - con trai thứ ba của Đốc học Hồ Trọng Điển. Hồ Trọng Tuấn kết duyên với Phạm Thị Khanh - con gái đầu lòng Đốc học Phạm Đình Trọng, chị ruột danh sĩ Phạm Đình Toái - một học giả nổi tiếng của văn hóa Việt Nam.

-	Cổng vảo khu di tích Hồ Tùng Mậu
 Cổng vào khu di tích Hồ Tùng Mậu.     Ảnh: Lê Nhung

Hồ Trọng Tuấn thi đậu 2 khoa tú tài, đến năm 1828 đậu cử nhân. Sau đó ít lâu được bổ làm Tri huyện Hoài Yên, thăng Tri phủ Triệu Phong rồi Án sát các tỉnh Quảng Yên, Hưng Yên và Thái Nguyên. Ông nổi tiếng là một viên quan thanh liêm, đức độ. Phần lớn ruộng đất được ban cấp ông đã cúng biếu cho họ hàng, làng xóm. Sau khi về hưu, ông đã góp phần cùng dân tu bổ đê điều ngăn nước mặn, làm cống tiêu úng, lập quỹ nghĩa sương để cho dân vay khi mất mùa, đói kém.

Ông nội Hồ Tùng Mậu là Hồ Bá Ôn, con trai thứ 3 của Án sát Hồ Trọng Tuấn. Gia phả họ Hồ chi thứ 5 ở Quỳnh Đôi ghi ông sinh năm 1843, là người “thông minh, lỗi lạc, không học trường nào cả, chỉ coi sách tự học là chính. Trong nhà có nuôi ông anh họ Hồ Trọng Tiến để dạy các em, ông xem sách, gặp đoạn khó thì hỏi, tự tìm đề, làm bài, chỉ nhờ xem và sửa”.

Năm 1868, Hồ Bá Ôn thi Hương đậu tú tài, 2 năm sau đậu cử nhân, tiếp đó năm 1875 đậu phó bảng, rồi bước vào hoạn lộ với các chức vụ Biên tu, Hàn lâm thị độc, Tri huyện thừa chỉ và đến năm 1881, được thăng Án sát Nam Định.

Ngày 26 và 27/3/1883, Pháp tấn công thành Nam Định. Án sát Hồ Bá Ôn cùng Đề đốc Lê Văn Điếm chỉ huy binh lính chống trả quyết liệt. Lê Văn Điếm anh dũng hy sinh. Hồ Bá Ôn cầm cự kiên cường trên mặt trận cửa Đông thành: “Riêng một cửa Đông, ông tả xung hữu đột, hết sức chiến đấu không ngừng. Chính khẩu thần công ở cửa Đông này đã bắn thủng tàu địch, cũng chính khẩu thần công ở cửa Đông này bắn trúng đùi tướng giặc”. Ông bị trọng thương, được binh sĩ đưa về tuyến sau chăm sóc nhưng không qua khỏi.

Ngày 29/4/1883, ông trút hơi thở cuối cùng tại quê nhà, hưởng dương 41 tuổi. Vua Tự Đức đặc cách truy tặng ông hàm Quang lộc tự khanh, cấp tiền tuất, cho con cháu được tập ấm. Vua còn tự tay thảo bài chế tỏ lòng thương tiếc gửi kèm sắc phong đưa tới Quỳnh Đôi. Bài chế có đoạn (dịch):

“...Nghĩ như khanh: Hồ Bá Ôn, Hàn lâm thị độc, lĩnh chức Án sát sứ tỉnh Nam Định

Giống dòng xứ Nghệ, thế phiệt Châu Hoan

Vườn Quỳnh thơm ngát, họ tên khoa Ất từng ghi.

Đức độ vang xa, chức việc đồ thư đã chọn

Khi thành Nam gặp cơn nguy hiểm, tìm người sắc bén ra tay

Lúc giặc Tây quở trách dựa lời, lập thế binh đao chống chọi

Phận thư sinh đứng lên dẹp giặc, lo toan giữ đất nước nhà

Cùng võ tướng xông xáo liều thân, dũng khí nức lòng đồng đội!...”.

Di tích nhà thờ cụ Án - thân sinh Hồ Tùng Mậu đã được nâng cấp, xây dựng mới.

Di tích nhà thờ cụ Hồ Bá Kiện - thân sinh cụ Hồ Tùng Mậu đã được nâng cấp, xây dựng mới.

Ảnh: Lê Nhung.

Hồ Bá Ôn có người em ruột là Hồ Bá Trị, dân làng quen gọi là cậu ấm Bảy. Do cậu ruột - danh sĩ Phạm Đình Toái mai mối, cậu ấm Bảy sớm kết duyên cùng Trần Thị Trâm, con gái Tiến sĩ Trần Hữu Dực. Ngày 24/12/1885 (19/11 Ất Dậu), giặc Pháp gây ra cuộc thảm sát đẫm máu đối với làng Bào Hậu và làng Quỳnh Đôi là 2 cứ điểm quan trọng của phong trào Cần Vương xứ Nghệ, Hồ Bá Trị đã anh dũng hy sinh trong chiến đấu.

Người vợ goá Trần Thị Trâm - tên thường gọi bà Lụa (1860-1930) về sau trở thành người chiến sỹ xuất sắc trong phong trào yêu nước chống Pháp, được Phan Bội Châu gọi là “quốc mẫu”, tặng biệt danh “Tiểu Trưng”. Khi con trai thứ 2 là Hồ Xuân Lan đến tuổi trưởng thành, bà đã thu xếp cho anh xuất dương.

Tiễn con đến biên giới, bà rút khăn mặt ra xé đôi rồi bảo: “Con sinh ra là để rửa nhục cho nước, cũng như cái khăn này dệt ra là để rửa bẩn cho người. Chuyến này con xuất dương, chắc chắn sẽ gặp nhiều gian truân, con phải cố gắng vượt qua, nhất thiết không được giữa đường bỏ cuộc. Nếu trái lời mẹ dặn thì mẹ sẽ coi con như cái khăn bị xé này”. Hồ Xuân Lan lấy tên là Hồ Học Lãm (1884-1942), hiệu Hinh Sơn, hoạt động tích cực trong phong trào Đông Du của Phan Bội Châu, rồi học trường quân sự Bắc Kinh, trở thành sỹ quan cao cấp trong quân đội Trung Hoa.

Từ năm 1917, gia đình Hồ Học Lãm là cơ sở cách mạng của các lớp thanh niên Việt Nam xuất dương tìm đường cứu nước, hoạt động ở Trung Quốc, trong đó có cháu họ ông là Hồ Tùng Mậu. Vợ ông là Ngô Thị Khôn Duy và 2 con gái Hồ Diệc Lan, Hồ Mậu La đều hoạt động tích cực trong hàng ngũ Đảng ta.

Thân phụ Hồ Tùng Mậu là Hồ Bá Kiện, con trai đầu của Án sát Hồ Bá Ôn, là một chí sĩ trong phong trào văn thân chống Pháp. Sau khi trống mõ Cần Vương lắng xuống, gia đình Hồ Bá Kiện là nơi gặp gỡ của các chiến sĩ bị truy lùng. Bản thân Hồ Bá Kiện bôn ba khắp nơi, góp phần nhen nhóm lại phong trào. Đầu thế kỷ XX, ông tích cực vận động thanh niên xuất dương chống Pháp dưới ngọn cờ của Phan Bội Châu.

Năm 1907, Hồ Bá Kiện bị bắt trong khi đang hoạt động ở Sơn Tây, rồi bị đày đi Lao Bảo. “...Đến nhà lao thì có tù vài trăm người. Có người mưu đồ chống Pháp, có người thông với đảng ngoài, bị tội cũng như ông. Đại để non sông đã mất thì lao tù là nơi an lạc của các chí sĩ, nghĩa nhân. Ông ở ngục được các tù nhân khác coi trọng, mới cùng mưu phá ngục tước khí giới, họp sĩ binh đánh thành Lao Bảo.

Việc phát ra, người Pháp đem trọng binh đàn áp, ông bị chết tại trận...”. Đình Nhạc (Nguyễn Thượng Hiền) có liễn viếng (dịch): “Cũng toan liều một mạch làm địa cầu, không gì là hợp, cũng không gì là ly, khiến cho dưới đất giữa người, đều y nhiên trước đèn bóng kiếm, bên gối tiếng gà, khi đắc ý lại quên mày tớ. Lại muốn dẫn chúng sinh lên thiên quốc, đã làm ra nhân, ắt sẽ làm ra quả, dựa ở oai trời sức Phật, tất phải thấy trong bụi mây Âu, đầu tia mưa Mỹ, trường chăn chi sá kể Đông Tây”.

Thái Bình (Tổng hợp)

tin mới

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 26/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 26/3

(Baonghean.vn) - Thường trực Tỉnh ủy chúc mừng Tỉnh đoàn Nghệ An nhân kỷ niệm ngày truyền thống; UBND tỉnh họp thường kỳ tháng 3; Nghệ An sẽ tổ chức tri ân các anh hùng, liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên; Công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2023… là những nội dung đăng tải trong ngày.

Chủ tịch UBND tỉnh: Tập trung hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm, thực hiện các dự án trọng điểm

Chủ tịch UBND tỉnh: Tập trung hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm, thực hiện các dự án trọng điểm

(Baonghean.vn) - Tại phiên họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 3, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung yêu cầu các sở, ngành, địa phương tập trung hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm; tháo gỡ khó khăn, tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Văn Thông chúc mừng Tỉnh đoàn Nghệ An nhân kỷ niệm 93 năm ngày truyền thống

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Văn Thông chúc mừng Tỉnh đoàn Nghệ An nhân kỷ niệm 93 năm ngày truyền thống

(Baonghean.vn) - Sáng 26/3, nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), đồng chí Nguyễn Văn Thông - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy làm trưởng đoàn công tác của tỉnh đến thăm, chúc mừng Tỉnh đoàn Nghệ An.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước

(Baonghean.vn) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các thành viên Chính phủ không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 25/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 25/3

(Baonghean.vn) - Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra công trình đường dây 500kV mạch 3; Khai mạc Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Nghệ An lần thứ XX; Chung cư nội đô ở thành phố Vinh tăng giá mạnh… là những thông tin nổi bật trong ngày 25/3.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 24/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 24/3

(Baonghean.vn) - Lễ hội Đền Chín Gian năm 2024; Vướng mắc trong giải phóng mặt bằng Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 7; Giao dịch vàng sôi động trở lại… là những thông tin nổi bật ngày 24/3.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 23/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 23/3

(Baonghean.vn) - Xã Thanh Tiên đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Thành lập Đoàn kiểm tra hoạt động chống khai thác hải sản bất hợp pháp; Hai cán bộ đoàn Nghệ An đạt giải thưởng Lý Tự Trọng cấp Trung ương… là những nội dung đáng chú ý đăng trên baonghean.vn ngày 23/3.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 22/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 22/3

(Baonghean.vn) - Ngày 22/3 trên baonghean.vn có một số nội dung đáng chú ý: Khánh thành Dự án khôi phục, nâng cấp hệ thống Thủy lợi Bắc Nghệ An; Cảnh báo chiêu trò của tội phạm sử dụng công nghệ cao; TP. Vinh đề xuất thu phí dừng, đỗ xe trên trên một số tuyến đường chính...

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

(Baonghean.vn) - Ngày 22/3, tại thành phố Nha Trang, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị "Gặp gỡ Indonesia năm 2024". Hội nghị là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Indonesia.

Tìm giải pháp để du lịch cộng đồng, du lịch miền Tây Nghệ An phát triển toàn diện, nhanh và bền vững

Tìm giải pháp để du lịch cộng đồng, du lịch miền Tây Nghệ An phát triển toàn diện, nhanh và bền vững

(Baonghean.vn) - Vấn đề trọng tâm được đặt ra tại hội nghị liên quan đến các giải pháp dựa vào cộng đồng để làm du lịch; huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, di sản; đẩy mạnh quảng bá du lịch; đào tạo nguồn nhân lực...

Xã Thanh Liên giữ vững lá cờ đầu ở huyện Thanh Chương

Xã Thanh Liên giữ vững lá cờ đầu ở huyện Thanh Chương

(Baonghean.vn) - Tròn 70 năm, kể từ ngày có tên gọi Thanh Liên, mỗi giai đoạn là một dấu mốc nỗ lực, sáng tạo, vượt khó vươn lên của Đảng bộ và Nhân dân nơi đây. Đặc biệt 10 năm gần đây, địa phương luôn giữ vững “lá cờ” đầu trong các phong trào của huyện Thanh Chương.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 21/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 21/3

(Baonghean.vn) - Lãnh đạo tỉnh khảo sát các mô hình du lịch cộng đồng tại 4 huyện miền Tây Nghệ An; Chi tiết phương án tuyển sinh lớp 10 vào Trường THPT chuyên Phan Bội Châu; Công an huyện Tương Dương thông báo truy tìm chủ sở hữu phương tiện vi phạm hành chính...