Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29: Hội nghị của quyết tâm hành động

Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29 sẽ tập trung trao đổi nhằm tìm ra phương hướng, biện pháp nhằm thúc đẩy, nâng cao hơn nữa vị thế quốc tế của đất nước.

LTS: Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29 với chủ đề "Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế - Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII” được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 22 - 26/8. Đây là Hội nghị Ngoại giao đầu tiên được tổ chức sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.

Hội nghị Ngoại giao 29 sẽ tập trung, phát huy cao độ trí tuệ và kinh nghiệm của toàn ngành để trao đổi, tìm ra phương hướng, biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy các lợi ích an ninh và phát triển, nâng cao hơn nữa vị thế quốc tế của đất nước.

Nhân dịp này, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết của ông Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. 

Tính đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 187/193 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Tổng thống Obama nhân chuyến thăm của ông Obama tới Việt Nam tháng 5 vừa qua.
Tính đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 187/193 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Tổng thống Obama nhân chuyến thăm của ông Obama tới Việt Nam tháng 5 vừa qua.

Hội nghị Ngoại giao được tổ chức hai năm một lần với sự tham dự đầy đủ của các lực lượng làm công tác đối ngoại ở trong nước và tất cả các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Tình hình thế giới và khu vực luôn thay đổi hết sức nhanh chóng và sâu sắc, khó lường, buộc ngành ngoại giao phải thường xuyên theo dõi sát sao, phản ứng kịp thời, có biện pháp ứng xử phù hợp, bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc.

Từ Hội nghị Ngoại giao lần thứ nhất năm 1957 đến nay đã có tổng cộng 28 Hội nghị Ngoại giao, mỗi Hội nghị đều gắn liền với chặng đường cách mạng Việt Nam, với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đánh dấu những phát triển mới trong tư duy và đột phá trong hành động.

Ngành ngoại giao có vinh dự lớn được Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị Bộ trưởng đầu tiên của ngành, đã trực tiếp dự ba Hội nghị Ngoại giao vào các năm 1962, 1964, 1966 và để lại nhiều chỉ đạo sâu sắc, mang tính chiến lược mà đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Với truyền thống đó, suốt 60 năm qua, Hội nghị Ngoại giao luôn là dịp rất quan trọng để toàn bộ lực lượng làm đối ngoại của các bộ, ban, ngành và địa phương cả nước quán triệt, thống nhất nhận thức và quyết tâm hành động nhằm triển khai thắng lợi chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong mỗi chặng đường cách mạng của dân tộc.

Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29 được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 22 - 26/8/2016. Đáng chú ý, đây là Hội nghị Ngoại giao đầu tiên được tổ chức sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và sau 30 năm tiến hành công cuộc Đổi mới. Đất nước đang bước vào một giai đoạn phát triển mới về chất, có ý nghĩa chiến lược và đặt ra nhiều yêu cầu đổi mới từ tư duy đến cách làm.

Ở bên ngoài, môi trường chiến lược của đất nước ta đã và đang nổi lên nhiều thách thức chưa từng có, tác động trực tiếp đến các lợi ích an ninh và phát triển. Trong bối cảnh đó, bên cạnh nhiệm vụ duy trì môi trường hòa bình, ổn định, ngoại giao cần phục vụ thiết thực hơn nữa các mục tiêu phát triển đất nước để sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Nhìn lại chặng đường đã đi, sau 30 năm Đổi mới và nhất là trong nhiệm kỳ Đại hội Đảng XI (2011-2015), có thể khẳng định chưa bao giờ chúng ta có cục diện quan hệ rộng lớn như hiện nay. Trong đó, ngoại giao đã nỗ lực trong việc xây dựng và chủ trì triển khai chủ trương chủ động, tích cực hội nhập quốc tế mà Đảng ta đề ra từ Đại hội XI.

Bộ Ngoại giao đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ban, ngành và địa phương cả nước xây dựng Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế, Chiến lược tổng thể về hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Chương trình hành động của Chính phủ triển khai hội nhập quốc tế. Bộ khung chính sách đó đã tạo cơ sở để các bộ, ban, ngành và địa phương triển khai đồng bộ, toàn diện, hiệu quả các hoạt động đối ngoại và đạt được những kết quả quan trọng.

Tính đến thời điểm này, chúng ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 187/193 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc, xây dựng được mạng lưới quan hệ đối tác chiến lược với 15 nước, quan hệ đối tác toàn diện với 10 nước, trong đó có tất cả các nước lớn và 5 nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, góp phần định vị Việt Nam vững chắc hơn trong cục diện chiến lược ở khu vực và trên thế giới.

Bên cạnh đó, Việt Nam đã hoàn thành việc đàm phán, ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, trở thành một mắt xích quan trọng trong tất cả các liên kết kinh tế khu vực và liên khu vực như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và các FTA giữa Việt Nam với Liên minh Châu Âu, Liên minh Kinh tế Á - Âu, Hàn Quốc.

Trong 5 năm từ 2011 - 2015, tổng mức lưu chuyển ngoại thương hàng hóa, dịch vụ đạt 1.439,5 tỷ USD, gấp gần 2,1 lần giai đoạn 2006 - 2010; tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt trên 59,5 tỷ USD, tăng 33,4% so với 5 năm 2006 - 2010; chúng ta đã ký thêm được gần 27 tỷ USD vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi. Thời gian tới, việc các FTA thế hệ mới, quy mô lớn mà chúng ta ký kết đi vào hiệu lực sẽ mở ra nhiều cơ hội để Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, thu hút vốn FDI và ODA.

Trong quá trình hội nhập quốc tế, chúng ta đã nâng tầm đối ngoại đa phương từ “tham gia tích cực” lên “chủ động đóng góp xây dựng, định hình luật chơi chung”, bảo vệ và thúc đẩy hiệu quả các lợi ích chiến lược về an ninh, phát triển của Việt Nam, đồng thời thể hiện vai trò “thành viên có trách nhiệm” tại ASEAN, Liên hợp quốc, APEC, ASEM, hợp tác tiểu vùng Mê Công. Vị thế của đất nước được nâng lên đáng kể với việc chúng ta đăng cai thành công Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) lần thứ 132 và đóng vai trò quan trọng trong các cơ chế của Liên hợp quốc như Hội đồng nhân quyền, Hội đồng Kinh tế Xã hội (ECOSOC), UNESCO.

Công tác về người Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục được chú trọng và triển khai tích cực, qua đó xây dựng chủ trương, chính sách hỗ trợ kiều bào ổn định địa vị pháp lý, củng cố đại đoàn kết dân tộc, khơi thêm nguồn lực cho đất nước. Công tác bảo hộ công dân đã được triển khai kịp thời, hiệu quả, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của công dân ta ở các khu vực có thảm họa thiên tai, chiến sự, bảo hộ quyền và lợi ích chính đáng của hàng ngàn ngư dân, tàu cá của ta ở Biển Đông và các vùng biển xa.

Những thành tựu đối ngoại nói trên là tiền đề quan trọng để đưa nước ta bước vào giai đoạn phát triển mới. Tuy nhiên, cần thấy rõ tiến trình hội nhập quốc tế vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém. Nền kinh tế nước ta vẫn dễ bị tổn thương trước các biến động bất lợi của kinh tế thế giới. Chúng ta cũng chưa tranh thủ được đầy đủ các cơ hội của hội nhập quốc tế để nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, chưa tạo được động lực mạnh mẽ để phát triển nhanh và bền vững. Trong khi đó, phát triển và hội nhập đang tạo nhiều sức ép lên các vấn đề văn hóa, xã hội và môi trường.

Tình hình trên đặt ra cho toàn ngành ngoại giao những nhiệm vụ mới và cấp bách để làm sao tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức, đặt con thuyền đất nước vào đúng luồng lạch thuận lợi nhất để vững vàng tiến ra biển lớn. Bên cạnh những nội hàm mới như kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chủ động tham gia và phát huy vai trò tại các cơ chế đa phương, Đại hội Đảng XII đã xác định rõ hai định hướng đối ngoại quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong nhiều năm tới, đó là “nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại” và “triển khai mạnh mẽ định hướng chiến lược chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”.

Bám sát các nhiệm vụ đó, Hội nghị Ngoại giao 29 đã xác định chủ đề là “Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế - Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII”. Hội nghị Ngoại giao 29 sẽ tập trung, phát huy cao độ trí tuệ và kinh nghiệm của toàn ngành để trao đổi, tìm ra phương hướng, biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy các lợi ích an ninh và phát triển, nâng cao hơn nữa vị thế quốc tế của đất nước. Đề cao tư duy đổi mới và sáng tạo, Hội nghị Ngoại giao 29 sẽ được tổ chức với phương châm dân chủ, coi trọng tính tương tác và tư duy phản biện khoa học trong thảo luận. Trong khuôn khổ một tuần làm việc, Hội nghị sẽ tập trung quán triệt, thống nhất nhận thức và trao đổi sâu về một số trọng tâm chính sau:

Một là, tiếp tục nhất quán nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện và Nhà nước quản lý thống nhất công tác đối ngoại; phối hợp chặt chẽ giữa ba trụ cột đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân. Qua đó tạo sức mạnh tổng hợp của tất cả các bộ, ban, ngành, địa phương, sự đồng thuận của nhân dân trong việc triển khai đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước.

Hai là, đề ra các phương hướng, biện pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả các hoạt động đối ngoại, đưa quan hệ với các nước, nhất là các đối tác ưu tiên, quan trọng thực sự đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững, trên cơ sở luật pháp quốc tế, bình đẳng, cùng có lợi, bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia – dân tộc

Ba là, xác định và đề ra biện pháp đóng góp tích cực hơn vào việc thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng, để hội nhập quốc tế thực sự tạo cơ hội thúc đẩy phát triển kinh tế và tăng cường tiềm lực, sức mạnh tổng thể của quốc gia, góp phần tạo động lực mạnh mẽ để đổi mới toàn diện đất nước, nâng cao đời sống nhân dân.

Bốn là, tăng cường hơn nữa sự phối hợp chặt chẽ giữa quốc phòng - an ninh - đối ngoại trong việc bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển và bảo vệ vững chắc chế độ xã hội chủ nghĩa.

Năm là, quán triệt nhận thức mới trong toàn bộ các lực lượng làm công tác đối ngoại về việc đưa đối ngoại đa phương trở thành một trong những trụ cột của công tác đối ngoại trong thời gian tới.

Với tinh thần đổi mới và ý thức trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó cho ngành đối ngoại, Hội nghị Ngoại giao 29 sẽ là Hội nghị của quyết tâm hành động, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.

Theo VOV

tin mới

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 26/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 26/3

(Baonghean.vn) - Thường trực Tỉnh ủy chúc mừng Tỉnh đoàn Nghệ An nhân kỷ niệm ngày truyền thống; UBND tỉnh họp thường kỳ tháng 3; Nghệ An sẽ tổ chức tri ân các anh hùng, liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên; Công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2023… là những nội dung đăng tải trong ngày.

Chủ tịch UBND tỉnh: Tập trung hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm, thực hiện các dự án trọng điểm

Chủ tịch UBND tỉnh: Tập trung hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm, thực hiện các dự án trọng điểm

(Baonghean.vn) - Tại phiên họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 3, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung yêu cầu các sở, ngành, địa phương tập trung hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm; tháo gỡ khó khăn, tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Văn Thông chúc mừng Tỉnh đoàn Nghệ An nhân kỷ niệm 93 năm ngày truyền thống

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Văn Thông chúc mừng Tỉnh đoàn Nghệ An nhân kỷ niệm 93 năm ngày truyền thống

(Baonghean.vn) - Sáng 26/3, nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), đồng chí Nguyễn Văn Thông - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy làm trưởng đoàn công tác của tỉnh đến thăm, chúc mừng Tỉnh đoàn Nghệ An.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước

(Baonghean.vn) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các thành viên Chính phủ không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 25/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 25/3

(Baonghean.vn) - Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra công trình đường dây 500kV mạch 3; Khai mạc Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Nghệ An lần thứ XX; Chung cư nội đô ở thành phố Vinh tăng giá mạnh… là những thông tin nổi bật trong ngày 25/3.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 24/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 24/3

(Baonghean.vn) - Lễ hội Đền Chín Gian năm 2024; Vướng mắc trong giải phóng mặt bằng Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 7; Giao dịch vàng sôi động trở lại… là những thông tin nổi bật ngày 24/3.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 23/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 23/3

(Baonghean.vn) - Xã Thanh Tiên đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Thành lập Đoàn kiểm tra hoạt động chống khai thác hải sản bất hợp pháp; Hai cán bộ đoàn Nghệ An đạt giải thưởng Lý Tự Trọng cấp Trung ương… là những nội dung đáng chú ý đăng trên baonghean.vn ngày 23/3.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 22/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 22/3

(Baonghean.vn) - Ngày 22/3 trên baonghean.vn có một số nội dung đáng chú ý: Khánh thành Dự án khôi phục, nâng cấp hệ thống Thủy lợi Bắc Nghệ An; Cảnh báo chiêu trò của tội phạm sử dụng công nghệ cao; TP. Vinh đề xuất thu phí dừng, đỗ xe trên trên một số tuyến đường chính...

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

(Baonghean.vn) - Ngày 22/3, tại thành phố Nha Trang, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị "Gặp gỡ Indonesia năm 2024". Hội nghị là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Indonesia.

Tìm giải pháp để du lịch cộng đồng, du lịch miền Tây Nghệ An phát triển toàn diện, nhanh và bền vững

Tìm giải pháp để du lịch cộng đồng, du lịch miền Tây Nghệ An phát triển toàn diện, nhanh và bền vững

(Baonghean.vn) - Vấn đề trọng tâm được đặt ra tại hội nghị liên quan đến các giải pháp dựa vào cộng đồng để làm du lịch; huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, di sản; đẩy mạnh quảng bá du lịch; đào tạo nguồn nhân lực...

Xã Thanh Liên giữ vững lá cờ đầu ở huyện Thanh Chương

Xã Thanh Liên giữ vững lá cờ đầu ở huyện Thanh Chương

(Baonghean.vn) - Tròn 70 năm, kể từ ngày có tên gọi Thanh Liên, mỗi giai đoạn là một dấu mốc nỗ lực, sáng tạo, vượt khó vươn lên của Đảng bộ và Nhân dân nơi đây. Đặc biệt 10 năm gần đây, địa phương luôn giữ vững “lá cờ” đầu trong các phong trào của huyện Thanh Chương.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 21/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 21/3

(Baonghean.vn) - Lãnh đạo tỉnh khảo sát các mô hình du lịch cộng đồng tại 4 huyện miền Tây Nghệ An; Chi tiết phương án tuyển sinh lớp 10 vào Trường THPT chuyên Phan Bội Châu; Công an huyện Tương Dương thông báo truy tìm chủ sở hữu phương tiện vi phạm hành chính...