Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: 'Rừng Việt Nam có vai trò vô cùng quan trọng'

(Baonghean.vn)- Đây khẳng định của Phó Thủ tướng tại Hội nghị Tổng kết kế hoạch về bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2016 gắn với tái cơ cấu ngành lâm nghiệp do Bộ NN&PTNT tổ chức vào sáng 17/3.

Sáng 17/3, tại Thành phố Vinh, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị Tổng kết kế hoạch và bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2016 gắn với tái cơ cấu ngành lâm nghiệp triển khai chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020.

Các đồng chí Ủy viên BCH Trung ương Đảng: Trịnh Đình Dũng- Phó Thủ tướng Chính phủ, Nguyễn Xuân Cường - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Nguyễn Đắc Vinh - Bí Thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An chủ trì Hội nghị. Đại diện bộ, ban, ngành Trung ương và các đồng chí Nguyễn Xuân Đường - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Đinh Viết Hồng- Phó Chủ tịch UBND tỉnh tham dự hội nghị. Ảnh: Thành Cường

Thực hiện chủ trương “Đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế” theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI và Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020, thời gian qua, ngành lâm nghiệp đã tổ chức thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ bảo vệ, phát triển rừng, gắn với việc thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp. 

Sau hơn 4 năm thực hiện, với sự nỗ lực và nhiều sáng kiến, cách làm mới, ngành lâm nghiệp đã đạt được những thành tựu to lớn. Nổi bật, độ che phủ rừng liên tục tăng hàng năm, từ 39,7% năm 2011 lên 41,19% năm 2016; năng suất và chất lượng rừng từng bước được cải thiện; công tác trồng rừng được các địa phương triển khai rất tích cực, hàng năm, bình quân cả nước trồng được 223 nghìn ha rừng tập trung;

Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp tăng trưởng mạnh, đạt bình quân 6,6%/năm so với 5,03%/năm giai đoạn 2010-2012; kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng đồ gỗ và lâm sản liên tục tăng, gấp 1,7 lần trong vòng 5 năm, từ 4,2 tỷ USD năm 2011 lên 7,3 tỷ USD năm 2016; Việt Nam đã trở thành một trong 5 nước hàng đầu trên thế giới về chế biến và xuất khẩu đồ gỗ.

Công tác bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng tiếp tục có nhiều tiến bộ, tình trạng vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng giảm dần cả về số vụ vi phạm và mức độ thiệt hại.

Các đại biểu tham dự hội nghị. Ảnh: Thành Cường
Các đại biểu tham dự hội nghị. Ảnh: Thành Cường

Công tác bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng tiếp tục có nhiều tiến bộ, tình trạng vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng giảm dần cả về số vụ vi phạm và mức độ thiệt hại.

Các cơ chế chính sách từng bước được bổ sung, sửa đổi, thu hút các thành phần kinh tế tham gia bảo vệ và phát triển rừng, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người làm nghề rừng.

Đặc biệt là chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã thực sự đi vào cuộc sống, trở thành nguồn tài chính quan trọng, bền vững, góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ và phát triển rừng, tăng thu nhập cho người dân làm nghề rừng: hàng năm, cả nước thu được trên 1.200 tỷ đồng/năm, góp phần chi trả cho trên 5,0 triệu ha rừng.
 

Bộ Trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu khai mạc Hội nghị. Ảnh: Thành Cường.
Bộ Trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu khai mạc Hội nghị. Ảnh: Thành Cường.

Mặc dù đạt được một số thành tựu nổi bật, tuy nhiên ngành Lâm nghiệp đã và đang gặp không ít khó khăn, thách thức: Đời sống người dân vùng rừng còn thấp hơn rất xa so với các vùng kinh tế khác; Tình trạng vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng ở nhiều nơi cũng còn diễn biến phức tạp.

Đầu tư công của nhà nước cho bảo vệ, phát triển rừng, cho ngành Lâm nghiệp còn hạn chế, chưa thực sự tương xứng với vai trò và giá trị to lớn mà rừng mang lại; Các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực lâm nghiệp yếu, khả năng cạnh tranh thấp. Do địa bàn hoạt động tập trung chủ yếu ở khu vực miền núi, nên kém hấp dẫn trong việc huy động đầu tư, tài chính từ ngoài xã hội.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Thành Cường.
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Thành Cường.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII và triển khai Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 26/8/2016 của Chính phủ, Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 được xác định là một trong số 21 chương trình đầu tư quan trọng của quốc gia, tiếp nối từ các chương trình dự án đầu tư trước đây như: Chương trình 327, giai đoạn 1992-1998; Dự án 661, giai đoạn 1999-2010;  Kế hoạch bảo vệ rừng, giai đoạn 2011-2015.

a
Khai thác rừng trồng ở huyện Quỳ Châu. Ảnh tư liệu.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Nguyễn Xuân Cường - Bộ Trưởng Bộ NN&PTNT nhấn mạnh: “Chương trình lần này đã đặt ra mục tiêu nâng cao năng suất chất lượng và phát huy giá trị của từng loại rừng, tăng giá trị rừng trên đơn vị diện tích, góp phần đáp ứng các yêu cầu về giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Tạo việc làm tăng thu nhập, cải thiện sinh kế cho người dân gắn với tiến trình xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội”.

“Hội nghị lần này là dịp để chúng ta có cơ hội cùng nhau đánh giá những thành tựu đạt được, chia sẻ khó khăn trong thời gian qua; đặc biệt là bàn các nhiệm vụ và các giải pháp hết sức cụ thể, có tính đột phá để thực hiện Chương trình mục tiêu mà Đảng, Quốc hội, Chính phủ giao cho ngành Lâm nghiệp trong thời gian tới”- Bộ Trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết.

Ảnh: Thành Cường
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu kết luận Hội nghị. Ảnh: Thành Cường

Phát biểu kết luận chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá cao ý kiến phát biểu tâm huyết, trách nhiệm của các địa phương. Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Đối với Việt Nam rừng có vị trí vô cùng quan trọng. Thực hiện chủ trương tái cấu trúc yêu cầu các ngành trong đó có ngành nông nghiệp, ngành lâm nghiệp phải đề ra chương trình phát triển rừng bền vững, tiếp tục nâng cao năng suất, chất lượng, tăng giá trị trên một đơn vị diện tích.

Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Bảo vệ rừng vừa tạo ra tăng trưởng kinh tế trực tiếp và gián tiếp. Đáp ứng các yêu cầu giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, tạo sinh kế cho người dân gắn xây dựng NTM, đảm bảo ANQP…

Để đạt được mục tiêu bảo vệ rừng và phát triển rừng thì phải đáp ứng được 3 yều cầu: bảo vệ thiên nhiên là nhiệm vụ số 1, phát triển và nâng cao năng suất và chất lượng của rừng và phát triển nâng cao giá trị sức cạnh tranh của sản phẩm lâm nghiệp.

Về giải pháp bảo vệ và phát triển lâm nghiệp, Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Trước hết cần tập trung hoàn thiện thể chế chính sách pháp luật, tạo môi trường pháp lý, hỗ trợ để công tác bảo vệ và phát triển rừng đạt được nhiều kết quả hơn nữa. Hoàn thiện xây dựng cơ chế, chính sách, tạo thêm nguồn lực cho phát triển lâm nghiệp.

Bộ NN&PTNT và các địa phương cần thực hiện rà soát, đánh giá quy hoạch nâng cao năng lực quản lý nhà nước; rà soát tình trạng sử dụng đất nông nghiệp thống nhất quy hoạch trên bản đồ và trên thực tế; gắn phát triển rừng với tái cơ cấu ngành nông nghiệp nâng cao sức cạnh tranh. Mỗi vùng, mỗi địa phương phải xác định sản phẩm nông nghệp chủ lực, tập trung bảo vệ, đầu tư.

Ảnh: Thành Cường
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh: 'Trước hết cần tập trung hoàn thiện thể chế chính sách pháp luật, tạo môi trường pháp lý, hỗ trợ để công tác bảo vệ và phát triển rừng đạt được nhiều kết quả hơn nữa'. Ảnh: Thành Cường

Gắn phát triển rừng gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp với chống biến đổi khí hậu, tạo động lực huy động tham gia của toàn xã hội với công tác BV&PTR huy động các nguồn lực xã hội để đầu tư bảo vệ rừng. Giao đất giao rừng, giao công tác bảo vệ phát triển rừng cho doanh nghiệp, tổ chức và người dân. Từ đó khuyến khích hình thành các tổ chức kinh tế, lấy doanh nghiệp làm động lực để phát triển rừng, kinh tế lâm nghiệp. Đẩy mạnh hợp tác Quốc tế, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm lâm nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm lâm nghiệp Việt Nam.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền và người dân cần nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ và phát triển rừng. Phó Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cho Bộ NN&PTNT hoàn thiện Luật bảo vệ và phát triển rừng để trình kỳ họp Quốc hội sắp tới; các địa phương phải  xây dựng chương trình thực hiện mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020

Đến năm 2015, tổng diện tích rừng cả nước là 14,062 triệu ha rừng, gồm 10,176 triệu ha rừng tự nhiên; 3,886 triệu ha rừng trồng; độ che phủ đạt 40,84% và 41,19% năm 2016. 59 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có rừng đã phê duyệt Quy hoạch BV&PTR giai đoạn 2011-2020. Đến nay cả nước đã giao 11,4 triệu ha rừng, chiếm 80,8% tổng diện tích rừng và 69,3% tổng diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp.

Giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng trưởng nhanh, đạt bình quân 6,57%/năm giai đoạn 2013-2016 so với 5,03%/năm giai đoạn 2010-2012 vượt mục tiêu đề án là đề ra là 5,5-6,0/năm. Sản lượng gỗ rừng trồng 5 năm qua tăng hơn 3,3 lần, từ 5,16 triệu m3 năm 2011 lên 17,3 triệu m3 năm 2016.

Thanh Lê 

tin mới

Mời độc giả đón đọc báo Nghệ An số đặc biệt dịp 30/4 và 1/5/2024

Đón đọc Báo Nghệ An số đặc biệt dịp 30/4 và 1/5/2024

(Baonghean.vn) - Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và Ngày Quốc tế Lao động 1/5, Báo Nghệ An trân trọng giới thiệu đến quý độc giả ấn phẩm đặc biệt gồm 32 trang, gộp 5 số nhật báo của các ngày 27,28, 29, 30/4 và 1/5/2024.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 24/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 24/4

(Baonghean.vn) - Gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ; Thị trường đất nền ở Nghệ An có dấu hiệu tăng nhiệt… là những thông tin nổi bật ngày 24/4.

Chi tiết 21 quy trình giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực thi đua khen thưởng thuộc thẩm quyền UBND tỉnh, Sở Nội vụ, UBND cấp huyện, cấp xã

Chi tiết 21 quy trình giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực thi đua khen thưởng thuộc thẩm quyền UBND tỉnh, Sở Nội vụ, UBND cấp huyện, cấp xã

(Baonghean.vn) -UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành Quyết định phê duyệt quy trình nội bộ, quy trình điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực thi đua khen thưởng thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh; Sở Nội vụ; UBND cấp huyện và UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 23/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 23/4

(Baonghean.vn) - Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung làm việc tại huyện Hưng Nguyên; Giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thể; Công đoàn Nghệ An ký cam kết thi đua nâng cao chất lượng thỏa ước lao động tập thể…

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An chỉ rõ hướng ưu tiên phát triển của huyện Hưng Nguyên

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An chỉ rõ hướng ưu tiên phát triển của huyện Hưng Nguyên

(Baonghean.vn) - Làm việc với lãnh đạo huyện Hưng Nguyên, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung đề nghị huyện khắc phục khó khăn, phát huy nhiều hơn lợi thế vị trí địa bàn phụ cận thành phố Vinh để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ưu tiên phát triển công nghiệp - dịch vụ và đô thị.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 22/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 22/4

(Baonghean.vn) - Khai mạc kỳ họp chuyên đề HĐND tỉnh; Thông qua dự thảo Nghị quyết về phê duyệt bổ sung 2.187 biên chế giáo viên; Trên 12.000 ha thông chưa được xử lý thực bì, nguy cơ cháy rừng… là những thông tin nổi bật ngày 22/4.

Những điểm mới, chính sách đột phá của Luật Đất đai 2024

Những điểm mới, chính sách đột phá của Luật Đất đai 2024

(Baonghean.vn) - Tại kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) với nhiều điểm mới quan trọng. Chương trình Dân hỏi – Cơ quan chức năng có cuộc trao đổi với ông Phạm Văn Toàn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường để rõ hơn về vấn đề này.

Nghệ An quy định mức thu học phí, mức hỗ trợ tiền đóng học phí năm học 2023 - 2024

Nghệ An quy định mức thu học phí, mức hỗ trợ tiền đóng học phí năm học 2023 - 2024

(Baonghean.vn) - HĐND tỉnh vừa thông qua dự thảo Nghị quyết quy định mức thu học phí trong các cơ sở giáo dục công lập; mức hỗ trợ tiền đóng học phí cho học sinh tiểu học tư thục thuộc đối tượng hưởng chính sách miễn giảm học phí theo quy định thuộc tỉnh Nghệ An quản lý từ năm học 2023 - 2024.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 21/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 21/4

(Baonghean.vn) - UBND tỉnh Nghệ An đề xuất thu hồi đất để thực hiện 17 công trình, dự án tại 4 địa phương; Tôm nuôi chết phơi trắng hồ chưa rõ nguyên nhân… là những thông tin nổi bật ngày 21/4.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kết luận các giải pháp đẩy nhanh một số dự án truyền tải điện trên địa bàn Nghệ An

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kết luận các giải pháp đẩy nhanh một số dự án truyền tải điện trên địa bàn Nghệ An

(Baonghean.vn) - UBND tỉnh Nghệ An vừa có Thông báo kết luận của đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lê Hồng Vinh tại buổi làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam về tình hình thực hiện và giải pháp đẩy nhanh một số dự án truyền tải điện trên địa bàn tỉnh.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 20/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 20/4

(Baonghean.vn) - Lãnh đạo tỉnh thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên; cập nhật kiến thức về Luật Đất đai cho doanh nghiệp, doanh nhân; Hàng nghìn thí sinh tham gia thi đánh giá năng lực;… Đây là một số nội dung đáng chú ý đăng trên baonghean.vn ngày 20/4.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Nghĩa Hiếu thăm, tặng quà các chiến sĩ Điện Biên ở huyện Diễn Châu và thành phố Vinh

Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Nghĩa Hiếu thăm, tặng quà các chiến sĩ Điện Biên ở huyện Diễn Châu và thành phố Vinh

(Baonghean.vn) - Sáng 20/4, Đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Nghĩa Hiếu dẫn đầu đến thăm, tặng quà các thương binh, chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến từng trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, hiện sinh sống tại huyện Diễn Châu và thành phố Vinh. 

Có một tình yêu lớn ở Tây Nguyên

Có một tình yêu lớn ở Tây Nguyên

(Baonghean.vn) - Hành trình khám phá những công trình ý nghĩa mà người dân Tây Nguyên đã xây dựng dành cho Bác đã khiến cho chúng tôi thấy được tình yêu bao la và lòng biết ơn sâu sắc của họ dành cho vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung dự họp Hội đồng thẩm định dự thảo Nghị quyết thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Nghệ An

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung dự họp Hội đồng thẩm định dự thảo Nghị quyết thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Nghệ An

(Baonghean.vn) - Chiều 19/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì họp Hội đồng thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 19/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 19/4

(Baonghean.vn) - Nghệ An sơ kết 1 năm thực hiện Chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo; Ban Kinh tế - Ngân sách thẩm tra dự thảo một số nghị quyết trình HĐND tỉnh; Nhiều trường ở Nghệ An bắt đầu công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10... 

Nghệ An sơ kết 1 năm thực hiện Chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở

Nghệ An sơ kết 1 năm thực hiện Chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở

(Baonghean.vn) - Trong 1 vừa năm qua, Nghệ An đã hỗ trợ làm mới, sửa chữa 8.440 ngôi nhà cho hộ nghèo, với tổng nguồn lực hơn 606 tỷ đồng, bằng kết quả 10 năm trước cộng lại. Tỉnh đang đặt mục tiêu hoàn thành hơn 7.600 ngôi nhà còn lại trước thềm Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX. 

Nghệ An: Thông tin nổi bật 18/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật 18/4

(Baonghean.vn) - Nghệ An tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy trong mùa nắng nóng; Thành phố Vinh long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương; Tối nay (18/4), Cửa Lò chính thức khai trương mùa du lịch 2024…