Những nhân vật đặc biệt trong ngày Quốc khánh đầu tiên của dân tộc

(Baonghean.vn) - Người thiết kế Lễ đài trên Quảng trường Ba Đình; người kéo cờ trong ngày lễ Độc lập; người may chiếc áo Bác Hồ mặc ngày Lễ Độc lập đầu tiên...là những nhân vật vô cùng đặc biệt trong ngày Quốc khánh đầu tiên  (2/9/1945).

1. Trưởng ban tổ chức ngày Lễ Độc lập

 

Đích thân Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giao nhiệm cho ông Nguyễn Hữu Đang lo liệu công tác tổ chức ngày Lễ Độc lập với một mệnh lệnh: “Đây là sự kiện lịch sử lớn kết thúc Cách mạng Tháng Tám và khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” kèm theo một lời khích lệ đầy tin tưởng: “Việc khó mới giao cho chú!”.

Là người có kinh nghiệm vận động quần chúng và trưởng thành từ thực tế phong trào Truyền bá Quốc ngữ, ông Nguyễn Hữu Đang đã nhanh chóng tập hợp được nhân tài vật lực từ các kiến trúc sư vẽ kiểu đến người thợ mộc trực tiếp thi công, từ các nhà công thương hiến tặng vật liệu đến nhà kỹ thuật cung cấp và lắp đặt các thiết bị phóng thanh... để đúng ngày giờ ấn định, lễ đài Độc lập đã sừng sững uy nghi giữa Quảng trường Ba Đình.

Từ trên lễ đài ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố nền độc lập dân tộc cùng sự ra đời của chính thể Dân chủ - Cộng hòa đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. 

2. Người may chiếc áo Bác Hồ mặc ngày Lễ Độc lập đầu tiên

 

Nhắc đến những bộ quần áo của Hồ Chủ tịch, điều ấn tượng với những ai từng gặp, được sống và làm việc bên cạnh Người là sự giản dị, trang trọng, lịch sự và gần gũi. Bộ quần áo Người mặc ngày đọc Tuyên ngôn, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là chiếc áo kaki, màu vàng đã trở thành hình ảnh quen thuộc của mỗi người dân nước Việt. 

Người may áo cho Bác là ông Phúc Hưng - chủ tiệm may có tiếng tại Hàng Quạt thời đó. Ngày 28/8/1945, ông Phúc Hưng đến do và chỉ biết mình sẽ may áo cho một cụ Lý ở quê ra thăm thủ đô, cắt may kiểu áo bốn túi, mặc kín cổ khi có việc quan trọng, lúc thường nhật thì mở khuy áo thoải mái, đi giày đi dép đều hợp. Sau đó 2 ngày chiếc áo đã được hoàn thành. 

3. Người thiết kế Lễ đài Độc lập trên Quảng trường Ba Đình

Bản vẽ thiết kế Lễ đài Độc lập ngày 2/9/1945
Bản vẽ thiết kế Lễ đài Độc lập ngày 2/9/1945

Người thiết kế Lễ đài Độc lập tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945 là Kiến trúc sư (KTS) Ngô Huy Quỳnh. Ông là một trong những học trò cuối cùng của Trường Mỹ thuật Đông Dương đồng thời là một trong những cây đại thụ của nền Kiến trúc Việt Nam.

Ngày 1/9/1945, KTS Ngô Huy Quỳnh được cấp trên giao trọng trách thiết kế và tham gia dựng Lễ đài ở vườn hoa Ba Đình, có thể giản dị nhưng phải trang nghiêm. Sau những phút giây tính toán, KTS Ngô Huy Quỳnh đã chọn phương án dựng lễ đài bằng gỗ theo cách đóng đinh (vì thời gian gấp) và bọc lụa xung quanh trên vàng dưới đỏ để tạo dáng mỹ thuật, vừa nhanh vừa dễ làm. Nơi dựng lễ đài là bồn cỏ tròn ở giữa vườn hoa Ba Đình. Công trình được thiết kế có màu vàng nhạt, vòng hai tay ôm lấy phía sau lễ đài màu đỏ.

Cùng tài năng và sự nỗ lực, ông và các cộng sự hoàn thành công trình nổi tiếng này chỉ trong một ngày đêm (công trình hoàn thành trước rạng sáng ngày 2/9). Màu đỏ, vàng của lễ đài với hai bình hương hai bên, cùng màu của cờ đỏ sao vàng trên cột cờ lễ đài, tất cả cùng nổi lên rực rỡ và sống động.

4. Người kéo cờ trong ngày Độc lập

Tấm ảnh bà Lê Thi chụp khi tham gia cách mạng, khi ấy bà mới 19 tuổi
Tấm ảnh bà Lê Thi chụp khi tham gia cách mạng, khi ấy bà mới 19 tuổi

Tại buổi lễ “Tuyên ngôn Độc lập” 2/9/1945 diễn ra ở Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, bà Lê Thi (tên thật là Dương Thị Thoa), quê ở xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên bất ngờ nhận được nhiệm vụ kéo cờ Tổ quốc. Khi ấy bà chỉ thấy lo lắng, cốt sao để hoàn thành nhiệm vụ. Sau này bà mới thấy đó là niềm vinh dự đặc biệt, niềm tự hào khi được chọn là người kéo ngọn cờ độc lập trong thời khắc lịch sử trọng đại ấy.

Sau Ngày độc lập, bà Lê Thi hăng hái tham gia các phong trào Cách mạng, bà được bầu làm Bí thư Hội Phụ nữ cứu quốc khu Hoàn Kiếm, làm Phó Bí thư Hội Phụ nữ cứu quốc tỉnh Vĩnh Phúc... Đến năm 1956 khi hoà bình lập lại, bà được cử đi học lớp lý luận cao cấp đầu tiên của trường Nguyễn Ái Quốc. Tốt nghiệp loại ưu, bà được giữ lại làm giảng viên, rồi đảm nhiệm nhiều cương vị công tác khác nhau.

Đất nước hòa bình, bà về công tác tại Hà Nội và lập nên Viện nghiên cứu gia đình và giới. Sau những cống hiến không ngừng cho đất nước, năm 1991 bà được Nhà nước phong hàm giáo sư.

5. Nhân vật bí ẩn quay những thước phim quý giá trong ngày 2/9/1945

Những thước phim quý giá trong ngày lịch sử 2/9/1945
Những thước phim quý giá trong ngày lịch sử 2/9/1945

Bộ phim “Ngày Độc lập 2/9/1945” do NSND Phạm Kỳ Nam đạo diễn ra đời năm 1975. Đúng 30 năm sau ngày lễ thiêng liêng diễn ra trên Quảng trường Ba Đình, đánh dấu ngày khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, người dân Việt Nam mới lần đầu tiên được tiếp cận một bộ phim tài liệu quý giá ghi lại chân thực diễn biến không khí của ngày lịch sử đó.

Những thước phim đen trắng làm người xem xúc động với hình ảnh những đoàn người nô nức kéo về Quảng trường Ba Đình, nắm tay vung cao và hát vang bài “Diệt phát xít”, cùng lời tuyên thệ Độc lập của quốc dân vang động quảng trường... Ít ai biết rằng, chỉ trước đó 1 năm, vào năm 1974, trong một chuyến sang Pháp để thực hiện bộ phim tài liệu về cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đạo diễn Phạm Kỳ Nam mới được tiếp cận với những thước phim lần đầu tiên một cách rất tình cờ.

Người trao cho ông những thước phim quý giá này là một Việt kiều tại Paris. Theo đạo diễn Phạm Kỳ Nam kể lại, khi ông hỏi người Việt kiều về tác giả của đoạn phim, ông đã nhận được câu trả lời: “Tôi không biết gì hơn vì không phải là người quay. Chỉ biết những đoạn phim đó có ích cho các ông, và tôi đã trao tận tay ông, vì tôi rất yêu mến đất nước, nhân dân Việt Nam”.

Từ khi bộ phim ra đời ở thời điểm 1975 cho đến ngày đạo diễn Phạm Kỳ Nam mất (năm 1984), trong lòng ông vẫn luôn canh cánh với câu hỏi: Ai là người đã bí mật quay những thước phim quý giá ấy? Và cho đến nay câu hỏi ấy vẫn chưa có lời giải đáp chính xác.

Thái Bình

(Tổng hợp)

tin mới

Lãnh đạo tỉnh Ulyanovsk (Liên bang Nga) gặp mặt, trao 100 kỷ niệm chương tặng người Nghệ từng công tác tại quê hương V.I.Lê-nin

Lãnh đạo tỉnh Ulyanovsk (Liên bang Nga) gặp mặt, trao 100 kỷ niệm chương tặng người Nghệ từng công tác tại quê hương V.I.Lê-nin

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch Chính phủ tỉnh Ulyanovsk, Liên bang Nga, Kabanov Oleg Vladimirovich đánh giá cao vai trò, đóng góp quan trọng của hoạt động đối ngoại nhân dân, qua đó tin tưởng mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai tỉnh sẽ tiếp tục được tăng cường.

Phấn đấu thông tuyến cao tốc Bắc - Nam từ nút giao Diễn Cát đến nút giao Quốc lộ 46B vào dịp 30/4

Phấn đấu thông tuyến cao tốc Bắc - Nam từ nút giao Diễn Cát đến nút giao Quốc lộ 46B vào dịp 30/4

(Baonghean.vn) - Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng đề nghị Ban QLDA 6, doanh nghiệp đầu tư cùng các nhà thầu tập trung cao độ để thông xe đoạn tuyến 30km từ nút giao QL7 tại xã Diễn Cát, huyện Diễn Châu đến nút giao QL46B tại xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên vào dịp 30/4.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 16/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 16/4

(Baonghean.vn) - Lễ tiếp nhận và khánh thành tượng V.I.Lê-nin tại thành phố Vinh; Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam và lãnh đạo tỉnh Ulyanovsk dâng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh; Lãnh đạo tỉnh Nghệ An tiếp và làm việc với lãnh đạo tỉnh Ulyanovsk (Liên bang Nga)...

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 15/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 15/4

(Baonghean.vn) - Thường trực Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh làm việc với lãnh đạo các huyện, thành, thị xã; Giá chè búp tươi Nghệ An tăng cao nhất nhiều năm; Chính thức chặn dòng, tích nước hồ chứa nước Khe Lại - Vực Mấu… là những thông tin nổi bật ngày 15/4.

Thường trực Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Nghệ An làm việc với lãnh đạo các huyện, thành, thị

Thường trực Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Nghệ An làm việc với lãnh đạo các huyện, thành, thị

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, Thường trực Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Nghệ An tổ chức làm việc với các đồng chí bí thư huyện, thành, thị ủy và chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã về công tác sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025.

Dự thảo Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An sẽ được trình tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Dự thảo Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An sẽ được trình tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

(Baonghean.vn) - Tại phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất đưa nội dung dự thảo Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 14/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 14/4

(Baonghean.vn) - Nghệ An dự kiến sẽ thu hồi vốn chưa giải ngân của 10 công trình, dự án; Phát động tập luyện môn bơi, phòng, chống đuối nước ở khu vực miền núi; Thị trường vàng Nghệ An chững lại sau chỉ đạo của Thủ tướng… là những nội dung đăng tải trên baonghean.vn trong ngày.

Lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam: 'Triệu tấm lòng yêu thương-Nghìn mái nhà hạnh phúc'

Lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam: 'Triệu tấm lòng yêu thương-Nghìn mái nhà hạnh phúc'

Tại Lễ phát động phong trào thi đua cả nước chung tay "xóa nhà tạm, nhà dột nát" trên phạm vi cả nước diễn ra sáng 13/4, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã kêu gọi sự góp sức của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, tập thể, cá nhân trong nước và ở nước ngoài.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 13/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 13/4

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác tỉnh Nghệ An dâng hương tưởng niệm tại các di tích lịch sử ở Bình Phước; Trình HĐND tỉnh bổ sung 4 dự án đầu tư khu đô thị và dân cư mới tại thành phố Vinh; Nghệ An phấn đấu hoàn thành Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong tháng 6/2024...

Chân dung những anh hùng người Nghệ qua lời kể của cựu phóng viên chiến trường

Chân dung những anh hùng người Nghệ qua lời kể của cựu phóng viên chiến trường

(Baonghean.vn) - Là ''thư ký của thời đại’’, nhà báo Nguyễn Thế Viên từng có mặt trong nhiều trận đánh lịch sử. Nhớ về Điện Biên, nhớ về 56 ngày đêm không ngủ, những cái tên như Trần Can, Phan Tư hay Phan Đình Giót vẫn mãi là huyền thoại trong ký ức của cựu phóng viên chiến trường.

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An làm việc tại Bình Phước bàn hợp tác phát triển giữa hai tỉnh

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An làm việc tại Bình Phước bàn hợp tác phát triển giữa hai tỉnh

(Baonghean.vn) - Chiều 12/4, tại thành phố Đồng Xoài, Đoàn công tác tỉnh Nghệ An do đồng chí Thái Thanh Quý - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Phước nhằm bàn hợp tác phát triển giữa hai tỉnh.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 12/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 12/4

(Baonghean.vn) - Ủy ban Kiểm tra Trung ương giao ban với 22 địa phương, đơn vị tại Nghệ An; HĐND tỉnh cho ý kiến về phương án phân bổ nguồn vốn thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Lãnh đạo huyện Quỳnh Lưu giải thích việc đặt tên xã sau sáp nhập...