Thông điệp Liên bang của Trump: Sự thịnh vượng trong một xã hội chia rẽ

(Baonghean) - Những thành công về mặt kinh tế trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ là điều được nhấn mạnh trong Thông điệp Liên bang của Tổng thống Mỹ Donald Trump tối 30/1. Tuy nhiên, điều đó không đủ để khỏa lấp một thực tế nền chính trị Mỹ mà ông Trump là một đại diện đang mâu thuẫn nặng nề.

Thành tựu đáng kể

Với chủ đề "Xây dựng một nước Mỹ an toàn, mạnh mẽ và tự hào", Thông điệp Liên bang của Tổng thống Donald Trump đọc trước Quốc hội nhằm mục tiêu trước tiên là đề cao những thành tựu kinh tế.

Ngay phần đầu bản thông điệp, Tổng thống Trump đã đề cập đến những "bước tiến đáng kinh ngạc" và "những thành công phi thường" mà nước Mỹ đã đạt được trong năm qua.

Vượt qua những thiệt hại mà nước Mỹ phải hứng chịu trong các cơn bão lớn, lũ lụt, hỏa hoạn cùng vụ xả súng đẫm máu tại Khách sạn và Sòng bạc Mandalay Bay ở Las Vegas, nước Mỹ đã đứng vững, giải quyết các cuộc khủng hoảng.

Tổng thống Trump
Tổng thống Donald Trump đọc Thông điệp Liên bang trước lưỡng viện Quốc hội Mỹ ngày 30/1 (AP)
Nhà lãnh đạo Mỹ đã nhắc tới những khu vực đang trong quá trình khôi phục sau thiên tai như Florida, California hay vùng lãnh thổ Puerto Rico với lời nhắn "chúng ta sẽ cùng nhau vượt qua" - một thông điệp rõ ràng về sự gắn kết vốn bị hoài nghi của nước Mỹ.

Bên cạnh đó, Tổng thống Trump cũng không quên nhấn mạnh những thành quả của nền kinh tế Mỹ, nơi được coi là một trong những điểm sáng nhất trong kinh tế toàn cầu trong năm 2017.

Ông nhấn mạnh trong năm qua, nền kinh tế Mỹ đã tạo ra 2,4 triệu việc làm mới, trong đó có 200.000 việc làm trong lĩnh vực sản xuất.

Tiền lương cũng đã tăng sau nhiều năm chững lại, trong khi tỷ lệ thất nghiệp xuống mức thấp nhất trong 45 năm qua, đặc biệt "tỷ lệ thất nghiệp ở người Mỹ gốc Phi ở mức thấp nhất trong lịch sử".

Năm 2017 cũng ghi nhận chỉ số niềm tin của các doanh nghiệp nhỏ đạt mức cao nhất từ trước tới nay, trong khi thị trường chứng khoán liên tục lập những kỷ lục mới, thu về 8.000 tỷ USD trong một thời gian ngắn.

Mấu chốt vấn đề, theo Tổng thống Trump, là các kế hoạch cắt giảm thuế đã mang lại sự hỗ trợ lớn lao đối với tầng lớp trung lưu và các doanh nghiệp nhỏ.

Trong khi mức thuế thu nhập đối với các doanh nghiệp nhỏ đã giảm tới 20%, qua đó thúc đẩy các công ty mở rộng và tuyển thêm lao động.

Ông nêu rõ: "Đây là khoảnh khắc mới của người Mỹ. Chưa bao giờ có thời điểm nào tốt hơn hiện nay để sống với giấc mơ Mỹ".

Trong bài diễn văn, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng kêu gọi Quốc hội thông qua khoản ngân sách 1.500 tỷ USD cho kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng của mình; cũng như cải cách chính sách nhập cư dựa trên 4 trụ cột chính, đó là đổi mới các quy định đối với việc trở thành công dân Mỹ, củng cố biên giới bao gồm việc xây dựng bức tường biên giới phía Nam với Mexico, chấm dứt chương trình quay xổ số visa và chấm dứt chuỗi di cư.

Khoảng trống đoàn kết

Thông điệp Liên bang thường được các Tổng thống Mỹ sử dụng để đề cập đến các thành tựu mà nước Mỹ đã đạt được trong năm qua cũng như những thách thức mà nước Mỹ phải đối mặt.

Ông chủ Nhà Trắng cũng sẽ công bố kế hoạch trong năm tới với các đề xuất thúc đẩy sự đoàn kết của người dân hay tưu tiên của Chính phủ.

Tuy nhiên, dư luận Mỹ đang băn khoăn liệu Thông điệp Liên bang lần này của Tổng thống Trump đã giải quyết được những khía cạnh này hay chưa?

Vấn đề của nền chính trị Mỹ hiện tại là sự chia rẽ nặng nề trong hầu hết các vấn đề. Trong khi với Tổng thống Donald Trump là việc tỷ lệ ủng hộ chưa vượt quá ngưỡng 40% sau 1 năm cầm quyền - mức thấp nhất của một Tổng thống Mỹ trong suốt 50 năm qua.

Người ta thấy sự chia rẽ trên chính trưởng Mỹ hiển hiện ngay trong hội trường khi Tổng thống Trump đọc thông điệp. Trong khi các nghị sỹ đảng Cộng hòa thường xuyên đứng lên vỗ tay tán thưởng trong quá trình ông Trump phát biểu, các nghị sỹ Dân chủ yên lặng ngồi nhìn - một hành động không tán đồng, hoặc phản đối.

Nhà Trắng từng tuyên bố Thông điệp Liên bang của Trump sẽ phát đi những tín hiệu nhằm kêu gọi đoàn kết lưỡng đảng vốn bị chia rẽ mạnh trong một loạt các khác biệt chính sách.

Nhưng bản Thông điệp vừa qua Tổng thống Mỹ chưa hoàn thành mục tiêu này- ít nhất nó chưa làm rõ được các bất đồng vốn đang khiến chính trường Mỹ hỗn loạn trong một năm qua.

Một trong những vấn đề gây chia rẽ nhất trong quốc hội Mỹ hiện nay là chính sách nhập cư. Để thu hẹp bất đồng, ông Trump đưa ra kế hoạch nhập cư mà ông gọi là "sự thỏa hiệp công bằng" gồm 4 điểm lớn, trong đó đề xuất lộ trình 12 năm để 1,8 triệu ‘Dreamers’ - những người được đưa đến Mỹ trái phép từ khi còn nhỏ, được nhập quốc tịch. Tuy nhiên, chính đề xuất này lại vấp phải phản ứng quyết liệt từ cả hai đảng.

Quốc hội
Quốc hội Mỹ chứng kiến sự chia rẽ trong suốt bài phát biểu của ông Trump (Reuters) 
Những người theo đường lối cứng rắn trong đảng Cộng hòa thì coi việc nhập tịch cho các Dreamers là sự "ân xá" không thể chấp nhận được, trong khi nhiều thành viên đảng Dân chủ la ó khi Trump tuyên bố sẽ thiết lập trần mới cho hiện tượng "di cư dây chuyền", trong đó cho phép người nhập cư hợp pháp bảo lãnh cho người thân trong gia đình đến Mỹ.

Vẫn còn đó những "hòn đá" khác đang cản trở lịch trình chính trị Mỹ mà Tổng thống Trump chưa thể kêu gọi sự ủng hộ: thay thế dự luật Obamacare, xây dựng bức tường ở biên giới Mexico để ngăn người nhập cư trái phép.

Với những gì đã phát đi, Thông điệp Liên bang mà Tổng thống Donald Trump chưa đủ ‘mạnh’ để thay đổi tình thế chính trị tại nước Mỹ, thứ được trông đợi nhất vào thời điểm này. Nó chưa thể giúp ông chiếm được thêm cảm tình của các nghị sỹ Dân chủ.

Họ có lẽ không cảm nhận được những động lực mới để có thể thỏa hiệp với các đề xuất của Tổng thống trong thời gian tới, ngược lại chỉ tạo thêm quyết tâm cho phe Dân chủ củng cố lực lượng hướng tới cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ vào tháng 11./. 

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó. 

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

(Baonghean.vn) - Israel đang tiếp tục cuộc chiến ở Gaza nhưng cũng đang chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết ngày 11/4, trong bối cảnh lo ngại rằng Iran đang chuẩn bị tấn công Israel để đáp trả việc sát hại các chỉ huy cấp cao của Iran.