Thông điệp từ kế hoạch quản chế công nghệ của Trung Quốc

(Baonghean) - Trung Quốc bắt đầu tính đến hàng loạt biện pháp trả đũa vì Mỹ áp lệnh cấm vận đối với tập đoàn công nghệ Huawei. Một trong số đó là kế hoạch “quản lý an toàn công nghệ quốc gia”. Thông điệp từ kế hoạch này là gì, phải chẳng một cuộc đấu “tay đôi” trong lĩnh vực công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang bắt đầu?

“Ăn miếng trả miếng”

Công nghệ đang là trọng tâm chính trong cuộc chiến thương mại Mỹ Trung. Sau khi Mỹ áp lệnh cấm vận đối với tập đoàn công nghệ khổng lồ Huawei của Trung Quốc hồi tháng 5/2019, Bắc Kinh chưa tung ra biện pháp trả đũa mạnh mẽ nào.

Tuy nhiên, nhiều phương án đã được nước này tính đến, chủ yếu đang trong quá trình hoàn thiện chính sách.

Cách đây hơn 1 tuần, giới chức Trung Quốc tuyên bố sẽ lập danh sách các công ty nước ngoài “không đáng tin cậy” nhằm trả đũa việc Mỹ đưa Tập đoàn công nghệ viễn thông Huawei của Trung Quốc và 68 thực thể khác vào một “danh sách đen” cấm mua các bộ phận và công nghệ từ các công ty Mỹ.

Trung Quốc nghiên cứu thiết lập cơ chế “quản lý an toàn công nghệ quốc gia” nhằm đáp trả Mỹ “cấm vận” Huawei. Ảnh: WSJ
Trung Quốc nghiên cứu thiết lập cơ chế “quản lý an toàn công nghệ quốc gia” nhằm đáp trả Mỹ “cấm vận” Huawei.  Ảnh: WSJ
Mới đây nhất, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc tuyên bố đang nghiên cứu thiết lập cơ chế “Danh sách quản lý an toàn công nghệ quốc gia”, một hình thức quản chế về mặt công nghệ.

Theo báo chí Trung Quốc, việc quản chế công nghệ là nhằm ngăn ngừa và hạn chế những rủi ro liên quan đến an ninh quốc gia, tương tự như thiết lập “bức tường lửa” bảo vệ an ninh kinh tế kỹ thuật, cũng như các công nghệ cốt lõi mà Trung Quốc hiện đã gặt hái thành quả như hàng không vũ trụ, thiết bị tàu cao tốc, thanh toán điện tử bằng thiết bị di động, 5G hay công nghệ sản xuất đất hiếm.

Trung Quốc hiện coi đất hiếm là một trong những “vũ khí” có thể được tung ra để đáp trả Mỹ.

Đây là loại khoáng sản được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào cho nhiều sản phẩm tiêu dùng khác nhau, từ điện thoại iPhone cho tới xe điện, cũng như động cơ máy bay phản lực, vệ tinh và máy phát tia laser được các công ty Mỹ rất cần.

Mặc dù đất hiếm được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới song có rất ít quốc gia khai thác hoặc sản xuất chúng. Trong khi đó, Trung Quốc lại đang thống trị mảng khai thác đất hiếm với việc cung cấp hơn 70% sản lượng toàn cầu.

Riêng với Mỹ, có khoảng 80% đất hiếm nhập khẩu vào nước này là từ Trung Quốc. Mặc dù Estonia, Pháp và Nhật Bản cũng cung cấp đất hiếm đã qua xử lý cho Mỹ, nhưng quặng gốc vẫn đến từ Trung Quốc. Trong một tuyên bố gần đây, chính quyền Trung Quốc để ngỏ khả năng hạn chế cung cấp đất hiếm cho Mỹ.

Một khi cơ chế “Danh sách quản lý an toàn công nghệ quốc gia” được thiết lập, Trung Quốc có thể sẽ ngay lập tức siết chặt việc xuất khẩu đất hiếm cho Mỹ. Xa hơn nữa, Bắc Kinh có thể chặn các công nghệ không mong muốn của Mỹ khỏi thị trường nước này.

Nhìn vào cách Trung Quốc dự tính đáp trả Mỹ, có thể thấy, nước này đang cố gắng “ăn miếng trả miếng” theo đúng cách Washington đã làm. Nói cách khác, Trung Quốc muốn đấu theo kiểu “tay đôi” với Mỹ: Washington “ra đòn” ở đâu thì Bắc Kinh cũng đáp trả ở đó.

Trung Quốc cung cấp hơn 70% sản lượng đất hiếm toàn cầu. Ảnh: AP
Trung Quốc  cung cấp hơn 70% sản lượng đất hiếm toàn cầu. Ảnh: AP

“Giấc mộng” của Trung Quốc

“Giấc mộng” về vị trí cường quốc công nghệ số một thế giới là điều Trung Quốc không hề giấu giếm, đặc biệt trong Kế hoạch Made in China 2025.

Thông điệp từ việc Trung Quốc dự định thiết lập cơ chế “quản lý an toàn công nghệ quốc gia” không đơn thuần chỉ là chuyện đáp trả Mỹ mà sâu xa hơn là lời khẳng định, Trung Quốc sẽ tự chủ về công nghệ để tạo thế “ngang bằng” trong cuộc đấu với Mỹ.

Hiện nay, quốc gia này vẫn đang phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ từ nước ngoài, chưa thể “tự sản tự cung” những công nghệ trọng yếu. Chip điện tử - loại công nghệ cốt lõi trong mọi thứ từ điện thoại thông minh đến ô tô - là một ví dụ điển hình.

Hiện tại Trung Quốc phụ thuộc rất nhiều vào chip của các công ty nước ngoài. Nước này đã và đang đầu tư hàng chục tỉ USD vào một số công ty trong nước trong vài năm qua với kỳ vọng sẽ tự sản xuất các loại chip thay vì sử dụng công nghệ bên ngoài.

Theo một số chuyên gia, mặc dù có các khoản trợ cấp của chính phủ, nhưng vẫn còn chặng đường rất xa để Trung Quốc thực sự trở thành thế lực công nghệ dẫn đầu thế giới.

Không chỉ là do xuất phát điểm muộn hơn, nguyên nhân trọng yếu hơn là Trung Quốc mới đang ứng dụng công nghệ thay vì nghiên cứu từ đầu. Nhiều câu chuyện thành công của các công ty công nghệ tại quốc gia này trong những năm qua đều đi theo công thức kết hợp công nghệ phương Tây với một mô hình kinh doanh sáng tạo để tạo ra sự bùng nổ.

Công nhân kiểm tra cánh tay Robot tại một nhà máy ở Nam Ninh, miền Đông Trung Quốc. Ảnh: AP
Công nhân kiểm tra cánh tay Robot tại một nhà máy ở Nam Ninh, miền Đông Trung Quốc. Ảnh: AP
Kể từ khi Mỹ tung đòn trừng phạt vào công ty viễn thông ZTE lớn thứ 2 của Trung Quốc hồi năm ngoái và những “đòn” liên tiếp nhằm vào Huawei năm nay, Bắc Kinh dường như nhận ra, tự chủ công nghệ là cách để “mặc cả” trước những thách thức từ bên ngoài.
Một bài viết mới đây trên Bloomberg nhận định, “chiến tranh lạnh” trong làng công nghệ đã bắt đầu. Trung Quốc không còn lựa chọn nào ngoài việc theo đuổi sự độc lập về công nghệ và họ sẽ “đốt tiền” để đạt được điều đó. Họ sẽ nỗ lực cho ra đời một hệ điều hành smartphone riêng, công nghệ bán dẫn riêng và những chuẩn công nghệ riêng.

Trường hợp của Trung Quốc hiện nay giống với Mỹ cách đây hơn 60 năm khi Liên Xô phóng vệ tinh Sputnik lên quỹ đạo Trái đất mở ra kỷ nguyên chinh phục không gian vào năm 1957 khiến Mỹ choáng váng và phải đầu tư tài chính cho các nghiên cứu về công nghệ vũ trụ mới.

Trong cuộc ganh đua công nghệ cao này, Mỹ và Trung Quốc sẽ khó chung sống hòa bình. Cạnh tranh và mâu thuẫn đôi bên chắc chắn sẽ ngày càng nhiều thêm.

Thế giới có thể đi theo con đường của hai “hệ công nghệ” riêng biệt, trong đó Trung Quốc “loại bỏ” các công ty Mỹ và Mỹ cũng “loại bỏ” các công ty Trung Quốc. Nghĩa là công nghệ đôi bên ở trạng thái “đường ai nấy đi”. /.

tin mới

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

(Baonghean.vn) - Theo Forbes, bom lượn KAB đã trở thành "vũ khí thần kỳ" thực sự của Nga. Trong khi đó, Lực lượng vũ trang Ukraine phàn nàn rằng, họ không có biện pháp nào đối phó. Có thể máy bay chiến đấu F-16 sẽ hỗ trợ Kiev, nhưng phải chờ đợi cho đến khi chúng xuất hiện đủ số lượng.

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

(Baonghean.vn) - “Chúng ta đang ở trong tình trạng chiến tranh” - lời khẳng định này của thư ký báo chí Tổng thống Nga, Dmitry Peskov gần như được hiểu là một sự thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận của Điện Kremlin, không phải chỉ đánh giá xung đột ở Ukraine, mà cả tình hình ở Nga nói chung.

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

(Baonghean.vn) - Trong bối cảnh xung đột hiện nay, nếu 2.000 binh lính Pháp được cử đến Ukraine, sẽ chỉ như “một giọt nước trong đại dương”. Hơn nữa, nếu thực sự phương Tây nỗ lực muốn xoay chuyển tình hình, thì họ liệu có tuyên bố công khai và tích cực về việc gửi quân tới Ukraine như vậy?

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

(Baonghean.vn) - Vụ khủng bố đẫm máu tại nhà hát Crocus City Hall vùng ngoại ô Moskva tối 22/3 trở thành tâm điểm của dư luận thế giới. Liên quan vụ việc, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an nêu quan điểm trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo Nghệ An.

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế hôm nay có những thông tin sau: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở Nga đều là người nước ngoài; Ukraine tập kích loạt tên lửa vào Crimea; Mỹ thông qua dự luật 1,2 nghìn tỷ USD ngăn chính phủ đóng cửa; Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng bắn tại Gaza.

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

(Baonghean.vn) - Cựu cố vấn Lầu Năm Góc, Đại tá đã nghỉ hưu Douglas McGregor cho rằng, các cơ quan tình báo phương Tây - CIA và MI6, có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố tại khu phức hợp Crocus ở ngoại ô Moskva, và những kẻ tấn công liên quan đến các phần tử chiến đấu ở phía Ukraine.

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

(Baonghean.vn) - Châu Âu như được thức tỉnh, sau một thời gian lơ là đầu tư phát triển quốc phòng, và bị phụ thuộc sâu sắc vào Mỹ. EU cố gắng chuẩn bị cho một tương lai, trong đó Tổng thống Putin, và rất có thể là ông Donald Trump sẽ đóng vai trò quan trọng. 

WHO kêu gọi Israel mở thêm cửa khẩu vào Gaza

WHO kêu gọi Israel mở thêm cửa khẩu vào Gaza

(Baonghean.vn) - Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định, viện trợ đường bộ thông qua các cửa khẩu là biện pháp tốt nhất để có thể ngăn chặn nguy cơ xảy ra nạn đói tại Gaza.