Thống đốc Mỹ cho con nhiễm bệnh thủy đậu

Thống đốc bang Kentucky (Mỹ) Matt Bevin tin rằng mắc thủy đậu một cách có chủ đích là cách tốt để phòng bệnh sau này.

Theo AP, trong phỏng vấn giữa tháng 3 với WKCT, Matt Bevin tiết lộ đã cố tình cho các con của mình phơi nhiễm với virus thủy đậu để mắc bệnh và miễn dịch.

"Tất cả con của tôi đều từng bị thủy đậu", ông Bevin nói. "Chúng mắc thủy đậu một cách có chủ đích. Chúng tôi có một người hàng xóm bị bệnh, tôi để các con tiếp xúc với ông này và nhiễm bệnh".

Thống đốc cho biết các con của ông "khổ sở trong vài ngày" nhưng cuối cùng "đều ổn". Ông Bevin cùng vợ là Glenna có 9 người con, trong đó bốn bé được nhận nuôi.

Thống đốc Mỹ cho con nhiễm bệnh thủy đậu ảnh 1

Ông Bevin (giữa) phòng bệnh thủy đậu cho con bằng cách để trẻ mắc bệnh. Ảnh: IFL.

Trước chia sẻ của Thống đốc bang Kentucky, một số chuyên gia sức khỏe đã bày tỏ sự bất bình.

"Không ai nên làm theo điều này", tiến sĩ William Schaffner, chuyên gia bệnh truyền nhiễm từ Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt khuyên. "Chúng ta cần tiêm phòng cho con trẻ. Tiêm chủng là chiến thắng to lớn trong lĩnh vực sức khỏe cộng đồng ở Mỹ, đừng bước lùi".

Ông Bevin vẫn khuyến cáo cha mẹ cho con đi tiêm phòng thủy đậu song cho rằng chính phủ không nên bắt buộc tiêm phòng.

"Tại sao chúng ta lại ép trẻ nhỏ tiêm vắcxin", ông Bevin đặt câu hỏi. "Trong nhiều trường hợp, vắcxin rất tốt. Nhưng đối với vài người, có những lý do để làm khác đi".

Theo luật bang Kentucky, trẻ em trước khi đi mẫu giáo phải được tiêm phòng thủy đậu. Cha mẹ có thể xin miễn trừ với lý do tôn giáo hoặc cung cấp bằng chứng rằng trẻ đã từng mắc bệnh.

Thủy đậu là bệnh lây nhiễm cao, do virus Varicella-Zoster gây ra. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhiều nhất là trẻ em nhóm tuổi đi học. Thông thường mỗi người chỉ bị thủy đậu một lần và có miễn dịch ngay sau khi bị bệnh. Tuy nhiên, nếu sức đề kháng yếu, bệnh vẫn có thể tái phát.

Thủy đậu thường không phát bệnh ngay khi virus xâm nhập mà ủ bệnh chừng 13-15 ngày. Sau thời gian này, bệnh nhân sốt nhẹ, sổ mũi, biếng ăn, đau nhức, ngứa và đốm đỏ mọc khắp người không theo một trình tự nào. Nốt đậu ban đầu có màu trong chuyển dần sang màu đục vì có mủ. Các biến chứng từ thủy đậu bao gồm nhiễm trùng, viêm phổi và viêm não. 

Thủy đậu chưa có thuốc đặc trị, do đó Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo tiêm vắcxin là cách phòng bệnh hiệu quả.

tin mới

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.