Thống kê kinh hoàng về đại nạn rác thải nhựa

Hàng tỷ tấn rác thải nhựa đang gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Các sản phẩm nhựa ảnh hưởng xấu tới sinh vật biển. Ảnh: Telegraph.
Các sản phẩm nhựa ảnh hưởng xấu tới sinh vật biển. Ảnh: Telegraph.

Trên Trái Đất có khoảng 6,3 tỷ tấn rác thải nhựa 

Nhựa bắt đầu được sử dụng cách đây 60 - 70 năm và đóng vai trò rất lớn trong cuộc sống hiện đại, ảnh hưởng đến cách thiết kế quần áo, nấu ăn, các hoạt động kỹ thuật và thiết kế sản phẩm, theo Telegraph. Vì vậy, tốc độ sản xuất nhựa ngày càng tăng, tạo ra hàng tỷ tấn nhựa trên Trái Đất.

Các chuyên gia ước tính, con người đến nay sản xuất khoảng 8,3 tỷ tấn nhựa. 6,3 tỷ tấn đã trở thành phế thải, 79% trong số đó nằm ở các bãi rác hoặc ngoài môi trường tự nhiên.

Đến năm 2050, nhựa sẽ vượt cá về khối lượng

Chuyên gia David Attenborough cảnh báo trên chương trình phim tài liệu tự nhiên Blue Planet rằng các đại dương đang bị đe dọa chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại. Lượng nhựa dưới biển ước tính khoảng 150 triệu tấn, xấp xỉ 1/5 khối lượng cá. Với tốc độ sản xuất và tiêu dùng nhựa như hiện tại, khối lượng nhựa sẽ vượt cá năm 2050.

Khối lượng nhựa sẽ lớn hơn khối lượng cá năm 2050. Ảnh: Telegraph.
Khối lượng nhựa sẽ lớn hơn khối lượng cá năm 2050. Ảnh: Telegraph.

Tã lót có thể tồn tại đến 450 năm

Một trong những lý do nhựa được dùng phổ biến là chúng rất bền. Điều này nghĩa là phần lớn lượng nhựa sản xuất ra ngày nay vẫn tồn tại dưới dạng nào đó, gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.

Một chiếc tã lót có thể tồn tại khoảng 450 năm, gấp hơn 5 lần tuổi thọ trung bình của người Anh. Dây câu cá thậm chí còn bền hơn với thời gian phân hủy lên đến 600 năm.

Có hơn 200 sản phẩm nhựa trên mỗi 100 m bờ biển Anh

Hồi tháng 9, gần 7.000 người tham gia một chiến dịch dọn sạch 255.209 mảnh rác trên 339 bãi biển tại Anh. Kết quả cho thấy, trung bình có 718 mảnh rác trên mỗi 100 m bờ biển mà những người tham gia dọn dẹp, tăng 10% so với năm ngoái.

Các mảnh nhựa nhỏ là thứ xuất hiện phổ biến nhất, cứ 100 m lại có 225 mảnh. Trong số đó, rác thải từ thức ăn và đồ uống, những vật thường chỉ dùng một lần rồi bỏ đi, chiếm ít nhất 20%.

Có 20.000 chai nhựa được bán ra mỗi giây 

Chai nước là một trong những yếu tố chính gây ra tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa. Năm 2016, có khoảng 480 tỷ chai nhựa được bán ra trên toàn thế giới. Chính phủ Anh đang cân nhắc những biện pháp để kiểm soát lượng tiêu thụ này, trong đó có việc tạo điểm cung cấp nước uống miễn phí và áp dụng chính sách trả chai sau khi sử dụng. 

Theo VNE

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.