Thủ phạm làm tái phát ung thư vùng đầu cổ

Virus HPV, hút thuốc lá, dinh dưỡng chưa hợp lý có thể gây tái phát bệnh sau điều trị ung thư đầu cổ.

Sự hiện diện HPV sau điều trị

Ung thư đầu và cổ thuộc nhóm ung thư phát sinh ở mũi, lưỡi, má, họng, amidan, thanh quản, tuyến nước bọt, tuyến giáp. Nhiễm HPV có thể gây ung thư vùng đầu cổ, đặc biệt là ung thư miệng hầu. Ung thư có liên quan HPV tiên lượng tốt hơn loại không liên quan HPV, khoảng 20% bệnh nhân sẽ bị tái phát và tử vong trong vòng 5 năm đầu sau điều trị. 

Một số nghiên cứu chứng minh DNA của HPV-16 tiếp tục hiện diện trong vùng miệng hầu là yếu tố gây tái phát bệnh. Có thể xác định HPV còn tồn tại sau điều trị hay không bằng xét nghiệm tìm DNA của HPV trong nước súc miệng bệnh nhân.

Sau điều trị tỷ lệ nhiễm HPV giảm đáng kể, có thể xuống còn 1%. Thời gian sạch nhiễm trung bình là 42 ngày. Nếu nhiễm HPV trở lại sẽ làm tăng nguy cơ tái phát và giảm thời gian sống còn. Điều trị ung thư xong, bệnh nhân cần giữ vệ sinh miệng thật kỹ và có thói quen tình dục lành mạnh để tránh tái nhiễm. Nếu HPV còn tồn tại dai dẳng sau điều trị, bác sĩ sẽ cân nhắc điều trị bổ túc thêm bằng các phương pháp khác.

Thủ phạm làm tái phát ung thư vùng đầu cổ ảnh 1

HPV có thể gây ung thư vùng đầu cổ, đặc biệt là ung thư khẩu hầu. Ảnh: Health Europa

Hút thuốc lá sau điều trị

Hút thuốc là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư vùng đầu cổ. Sau điều trị bệnh nhân thường được tư vấn bỏ thuốc lá hoàn toàn. Tiếp tục hút thuốc không những làm tăng khả năng tái phát và giảm thời gian sống còn mà còn tăng nguy cơ xuất hiện ung thư thứ hai tại vị trí khác.

Tình trạng khô miệng, sâu răng, tổn thương niêm mạc sau xạ trị sẽ trầm trọng hơn nếu bệnh nhân tiếp tục hút thuốc lá. Nghiện hút kèm nghiện rượu sẽ làm giảm thời gian sống còn của bệnh nhân trầm trọng hơn.

Tình trạng dinh dưỡng

Nhiều bệnh nhân thực hiện chế độ ăn kiêng sau điều trị là giảm chất đường, giảm đạm, đặc biệt là thịt đỏ để hạn chế tế bào ung thư quay trở lại. Thực tế những kinh nghiệm này là thiếu căn cứ và cơ sở khoa học. 

Nhiều nghiên cứu trên thế giới khẳng định suy dinh dưỡng trước, trong và sau điều trị sẽ có tiên lượng xấu hơn. Có tới 30-50% bệnh nhân sẽ tử vong do bệnh tái phát, tiến triển hoặc suy kiệt nặng không hồi phục. Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng giúp nâng cao chất lượng sống và giảm tỷ lệ tử vong sau điều trị. Ăn uống thiếu chất còn gây tình trạng thiếu máu, đặc trưng bằng hàm lượng Hb. Nếu Hb < 12g/dl trước xạ trị thì kết quả kiểm soát tại chỗ và sống còn toàn bộ sau xạ trị hoặc phẫu thuật sẽ rất thấp.

tin mới

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.

Tụt huyết áp nên làm gì?

Tụt huyết áp nên làm gì?

Tụt huyết áp là gì, nên làm gì khi bị tụt huyết áp. Biểu hiện tụt huyết áp, nguyên nhân và cách hạn chế. Hạ huyết áp, tụt huyết áp tư thế đứng là gì?