Thứ trưởng Bộ Lao động đề nghị rà lại yêu cầu 'đại học dừng tuyển sinh cao đẳng'

Ông Lê Quân, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, đã chỉ đạo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp rà soát căn cứ pháp lý, đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi người học.
Trường ĐH không được đào tạo cao đẳng do luật mâu thuẫn với nhau?
 Theo quan sát của các chuyên gia tuyển sinh, việc Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) yêu cầu 45 trường đại học đột ngột dừng tuyển sinh bậc cao đẳng từ ngày 1/7/2019 dường như là do mâu thuẫn trong việc ban hành pháp luật.
Cụ thể, theo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, quy định đại học, trường đại học, học viện đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ khi được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho phép. Vì vậy, trong khoảng thời gian này, rất nhiều trường đại học xin phép được đào tạo hệ cao đẳng và được cấp phép.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.
Luật Giáo dục Đại học năm 2012 ban hành cũng nêu rõ các trình độ đào tạo của giáo dục đại học gồm trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.
Đến năm 2015, Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư 32 về xác định chỉ tiêu tuyển sinh đối với các cơ sở giáo dục đại học, yêu cầu cơ sở giáo dục đại học đang đào tạo cao đẳng mỗi năm phải giảm chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo cao đẳng ít nhất 30% so với chỉ tiêu năm 2015 để dừng tuyển sinh đào tạo trình độ này trước năm 2020.
Trong khi đó, Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014 (có hiệu lực năm 2015) lại cho phép cơ sở giáo dục đại học được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp nếu đáp ứng đủ yêu cầu (Khoản 1- Điều 19). Theo Điều 18 của luật này nhiều trường đại học đã đăng ký đào tạo cao đẳng và được Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cấp phép.
Tới tháng 6/2018, Thông tư 32 của Bộ GD-ĐT đã hết hiệu lực và được thay thế bằng Thông tư 06, Quy định về xác định chỉ tuyển sinh trình độ trung cấp cao đẳng, các ngành đào tạo giáo viên trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.
Đảm bảo quyền lợi cho người học
Một chuyên gia của Bộ GD-ĐT cho hay, trước đây Thông tư 32 về xác định chỉ tiêu tuyển sinh đối cơ sở giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT đã có lộ trình để trường ĐH không đào tạo CĐ nữa mà tập trung vào các trình độ của giáo dục đại học. Hiện giờ Thông tư 32 đã hết hiệu lực nhưng Luật Giáo dục nghề nghiệp lại cho các trường ĐH đào tạo cao đẳng. Vì vậy, các trường đại học đã đăng ký và được cho phép nên đã đầu tư rất lớn để đào tạo trình độ này.
ông Lê Quân, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội,
Ông Lê Quân - Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Trao đổi với VietnamNet sáng 29/7, ông Lê Quân, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, cho nay, sáng nay ông đã họp và chỉ đạo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp rà soát căn cứ pháp lý đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Cụ thể:
Thứ nhất, nếu các văn bản pháp luật không xung đột với nhau thì áp dụng văn bản có lợi cho người học và nhà trường trên nền tảng lấy chất lượng làm gốc.
Thứ hai, hướng dẫn các trường để ổn định tình hình, đảm bảo quyền lợi cho người đã nhập học, đã đăng ký được tiếp tục học.
Thứ ba, tổng hợp tình hình và báo cáo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội để có giải pháp căn cơ, lâu dài, phù hợp với quy hoạch mạng lưới giáo dục đại học và quy hoạch mạng lưới giáo dục nghề nghiệp.
“Cơ bản chúng tôi vẫn đảm vảo quyền lợi cho các trường và người học” - ông Quân nói.
Được biết, từ ngày 1/1/2017, Bộ LĐ-TB&XH bắt đầu quản lý nhà nước lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, trừ các trường sư phạm, ngành đào tạo giáo viên. Chức năng quản lý nhà nước đối với 201 trường cao đẳng, 303 trường trung cấp chuyên nghiệp; hồ sơ quản lý về giáo dục nghề nghiệp; các đề án, dự án về giáo dục nghề nghiệp; nhiệm vụ xây dựng, thực hiện đề án cũng như nhân sự Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp thuộc Bộ GD-ĐT đã được chuyển giao cho Bộ LĐ-TB và XH.

tin mới

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.

Lớp 10

Thi lớp 10 ở thành phố Vinh: Cửa hẹp vào công lập

(Baonghean.vn) - Tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập là mong muốn của đông đảo phụ huynh, học sinh thành phố Vinh. Điều đó càng cấp thiết hơn khi năm nay, số lượng học sinh thi vào lớp 10 trên địa bàn tăng đột biến với hơn 800 em.