Thủ tục hưởng bảo hiểm khi xe ô tô bị ngập nước sau mưa lũ

Theo Lâm Anh (laodong.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Trước những thiên tai bất ngờ như mưa lớn, lũ lụt tại miền Trung trong những ngày vừa qua, những chiếc xe ô tô bị ngập nước là điều khó tránh khỏi dù không chủ xe nào mong muốn xảy ra.
Sau trận "đại hồng thủy", hàng loạt xe ôtô ùn ùn chết máy khắp đường phố Đà Nẵng. Ảnh: Thùy Trang

Sau trận "đại hồng thủy", hàng loạt xe ôtô ùn ùn chết máy khắp đường phố Đà Nẵng. Ảnh: Thùy Trang

1. Quy trình yêu cầu bồi thường bảo hiểm xe ôtô

- Gửi thông báo tai nạn bằng văn bản tới công ty bảo hiểm trong thời gian sớm nhất, đây là bước bắt buộc để khởi động quy trình yêu cầu bồi thường với bên bảo hiểm.

- Xử lý tai nạn ban đầu: Căn cứ vào mức độ tổn thất và xác định có lỗi của bên thứ 3 hay không, chủ phương tiện cần có xác nhận của CSGT hoặc chính quyền tại nơi xảy ra sự cố dẫn đến thiệt hại.

- Phía bảo hiểm tiến hành giám định cùng các bên liên quan. Kết quả giám định phải có chữ ký của giám định viên, từ đó quyết định sửa chữa hay thay thế tổn thất.

- Xử lý bồi thường bảo hiểm xe ôtô: Công ty bảo hiểm sẽ bảo lãnh thanh toán tại nơi sửa chữa khi nhận đầy đủ giấy tờ, hồ sơ. Chủ xe ký biên bản nghiệm thu, ký hợp đồng và nhận xe về.

2. Hồ sơ bồi thường bảo hiểm xe ôtô

Công ty bảo hiểm sẽ hỗ trợ chủ xe kết nối các bên liên quan (người bị thiệt hại, cảnh sát giao thông,...) hoàn thiện hồ sơ yêu cầu bồi thường. Theo đó, những giấy tờ cần có trong hồ sơ gồm:

- Các giấy tờ liên quan đến xe: Đăng ký xe, giấy phép lái xe.

- Giấy tờ tùy thân khác của chủ xe: Căn cước công dân, hộ chiếu...

- Giấy tờ chứng minh thiệt hại về người (bản sao của bệnh viện/cơ sở y tế hoặc bản sao có xác nhận của công ty bảo hiểm): Giấy chứng nhận bảo hiểm, chứng nhận thương tích, chứng nhận phẫu thuật, giấy ra viện, giấy chứng tử (trong trường hợp nạn nhân tử vong),...

- Giấy tờ chứng minh thiệt hại về tài sản (bản gốc): Hóa đơn/chứng từ về việc sửa chữa hoặc thay mới phần bị thiệt hại do chủ xe thực hiện tại các xưởng sửa chữa được sự đồng ý/chỉ định của công ty bảo hiểm; Giấy tờ chứng minh chi phí mà chủ xe đã chi ra theo sự hướng dẫn của công ty bảo hiểm, giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền về sự cố (bản sao, biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường, bản ảnh (nếu có); Biên bản khám nghiệm phương tiện có liên quan, thông báo sơ bộ kết quả điều tra ban đầu, các tài liệu khác có liên quan đến sự cố.

3. Quy trình giám định và yêu cầu bồi thường bảo hiểm tài sản

Quy trình giám định và yêu cầu bồi thường bảo hiểm tài sản bao gồm 4 bước tương tự như bảo hiểm xe ôtô. Một bộ hồ sơ yêu cầu bồi thường gồm những chứng từ sau:

- Văn bản thông báo tổn thất

- Danh sách tài sản được bảo hiểm

- Phiếu yêu cầu bồi thường theo mẫu

- Chứng từ của tài sản được bảo hiểm kể cả giấy chứng nhận/ hợp đồng bảo hiểm:

Đối với máy móc/thiết bị: Sách hướng dẫn vận hành, thông số kỹ thuật, giấy bảo hành, sổ theo dõi vận hành, bản thiết kế, hóa đơn mua hàng… Đối với nhà xưởng: Thiết kế công trình, bản vẽ… Đối với tài sản bên trong: Bản vẽ thông số kỹ thuật, hóa đơn mua hàng, báo cáo kiểm kê trước và sau sự cố… Đối với hàng hóa xuất nhập khẩu: Vận đơn, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, biên bản giao nhận, chứng từ hàng hải…

- Chứng từ giải trình số tiền khiếu nại: Báo giá, hóa đơn, lệnh sản xuất, phiếu yêu cầu và phiếu xuất phụ tùng, đơn đặt hàng, biên bản hủy phụ tùng…

Trong trường hợp khẩn cấp, tai nạn xảy ra vào ngày nghỉ hoặc ngày cuối tuần, người đóng bảo hiểm vẫn có thể liên hệ với đơn vị bảo hiểm.

tin mới

Những lưu ý để lái xe an toàn khi tầm nhìn xa bị hạn chế

Những lưu ý để lái xe an toàn khi tầm nhìn xa bị hạn chế

Sương mù, khói, bụi làm giới hạn tầm nhìn xa và gây nguy hiểm cho tài xế. Việc lái xe trong điều kiện hạn chế tầm nhìn có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, như tai nạn và thương vong. Vì vậy, tài xế nên ghi nhớ một số điều sau để lái xe an toàn trong những trường hợp tầm nhìn xa giảm.