Thủ tướng bổ nhiệm tân Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành QĐ 236/QĐ-TTg bổ nhiệm Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp giữ chức Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia, thay cho ông Phạm Minh Huân đã nghỉ hưu. Như vậy, ông Doãn Mậu Diệp sẽ chính thức điều hành các Phiên đàm phán tăng lương tối thiểu trong năm nay.
 

Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp được phân công thêm việc giữ chức Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia từ ngày 17/2/2017.
Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp được phân công thêm việc giữ chức Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia từ ngày 17/2/2017.
Trước đó, kết quả của các Phiên đàm phán điều chỉnh lương tối thiểu vùng 2017 đã thống nhất đề xuất tăng trung bình lương tối thiểu ở mức 7,3 % so với mức của năm 2016. Trên cơ sở này, Chính phủ đã ban hành Nghị định 153/2016/NĐ-CP về điều chỉnh mức lương tối thiểu tại 4 vùng lương trong cả nước, có hiệu lực từ ngày 1/1/2017.

Đánh giá về mức lương tối thiểu vùng năm 2017, nhiều chuyên gia lao động việc làm cho rằng mức lương chỉ đáp ứng được khoảng 80 % mức sống tối thiểu của người lao động.

Cũng liên quan tới diễn biến tăng lương tối thiểu vùng 2018, ông Phạm Minh Huân - nguyên Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia, nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH - nhận định với PV Dân trí rằng, khả năng sẽ có 2 kịch bản diễn biến của việc tăng lương tối thiểu năm 2018.

Theo nguyên tắc trong các Phiên đàm phán lương tối thiểu trước đây, khi các bên đàm phán đã hết quyền xin dừng đàm phán (1 bên/1 lần) mà chưa có sự đồng thuận về mức đề xuất tăng lương tối thiểu vùng. Chủ tịch Hội đồng tiền lương Quốc gia sẽ là người có quyền quyết định cuối cùng.

“Một kịch bản tốt với mức tăng tương tự khoảng 7,3 % - như mức đề xuất tăng cho năm 2017. Điều này phải đi kèm với các yếu tố như: Tình hình sản xuất chung không có biến động theo hướng quá bất lợi, Chính phủ điều hành kinh tế vĩ mô tốt và tiếp tục kìm chế lạm phát. Đồng thời, tỷ số giá tiêu dùng diễn ra theo nhận định của Nghị quyết Quốc hội. Khi đó, mức đề xuất tăng như trên là phù hợp” – ông Phạm Minh Huân nói.

Ngoài ra, vị nguyên Chủ tịch Hội đồng tiền lương Quốc gia cũng lưu ý tới kịch bản thứ 2 là khi tình hình có thể không thuận lợi: “Tuy nhiên, lúc này còn sớm để kết luận, chúng ta cần theo dõi để có câu trả lời chính xác vào khoảng tháng 5,6 tới đây”.

Lý giải về việc đưa ra 2 kịch bản tăng lương tối thiểu vùng 2018, ông Phạm Minh Huân bổ sung: Nền kinh tế của Việt Nam đang chủ yếu dựa vào xuất khẩu. Trong khi đó, nhiều nước lớn như Mỹ đang thay đổi chính sách kinh tế. Dự đoán điều này tác động không nhỏ tới xuất khẩu của nhiều nước trong đó có Việt Nam.

“Trong khi đó, các doanh nghiệp xuất khẩu sử dụng nhiều lao động như da giày, may mặc, điện tử… xác định lương tối thiểu là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới “đầu vào” chi phí của doanh nghiệp. Vì vậy chúng ta phải theo dõi sát tình hình để cân nhắc quyết định trên cơ sở hài hoà khả năng “sức khoẻ’ của doanh nghiệp và đời sống người lao động” - ông Phạm Minh Huân nói.

Thông tin từ LĐLĐ TPHCM cung cấp với báo chí, đến nay đã có 7.116 doanh nghiệp thực hiện điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2017 với mức điều chỉnh tăng thêm từ 180.000 - 250.000 đồng.

Cũng trong tháng 2, Bộ LĐ-TB&XH đã yêu cầu các UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương rà soát việc thực hiện áp dụng mức lương tối thiểu vùng năm 2017 để có căn cứ xây dựng đề xuất điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2018. Dự kiến việc báo cáo hoàn tất vào trước ngày 30/4.

Theo Nghị định 49/2013/NĐ-CP, Hội đồng tiền lương Quốc gia gồm 15 thành viên, trong đó có 1 Chủ tịch (đại diện Bộ LĐ-TB&XH) và 3 Phó Chủ tịch Hội đồng đại diện cho Tổng LĐLĐ VN, Phòng Thương mại và Công nghiệp VN, Liên minh Hợp tác xã VN. Các ủy viên Hội đồng, bao gồm: 4 ủy viên Hội đồng là đại diện của Bộ LĐ-TB&XH; 4 ủy viên là đại diện của Tổng LĐLĐ VN; 1 ủy viên là đại diện của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam; 2 ủy viên là đại diện của hai hiệp hội ngành nghề ở Trung ương có sử dụng nhiều lao động.

Hội đồng tiền lương Quốc gia có nhiệm vụ phân tích tình hình kinh tế - xã hội, mức sống dân cư để xác định, dự báo nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; đánh giá tình hình thực hiện mức lương tối thiểu vùng, mức tiền lương trên thị trường lao động và khả năng chi trả của doanh nghiệp để xây dựng và khuyến nghị với Chính phủ phương án tiền lương tối thiểu vùng hàng năm và từng thời kỳ…

Theo Dân trí

tin mới

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 15/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 15/4

(Baonghean.vn) - Thường trực Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh làm việc với lãnh đạo các huyện, thành, thị xã; Giá chè búp tươi Nghệ An tăng cao nhất nhiều năm; Chính thức chặn dòng, tích nước hồ chứa nước Khe Lại - Vực Mấu… là những thông tin nổi bật ngày 15/4.

Thường trực Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Nghệ An làm việc với lãnh đạo các huyện, thành, thị

Thường trực Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Nghệ An làm việc với lãnh đạo các huyện, thành, thị

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, Thường trực Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Nghệ An tổ chức làm việc với các đồng chí bí thư huyện, thành, thị ủy và chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã về công tác sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025.

Dự thảo Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An sẽ được trình tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Dự thảo Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An sẽ được trình tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

(Baonghean.vn) - Tại phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất đưa nội dung dự thảo Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 14/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 14/4

(Baonghean.vn) - Nghệ An dự kiến sẽ thu hồi vốn chưa giải ngân của 10 công trình, dự án; Phát động tập luyện môn bơi, phòng, chống đuối nước ở khu vực miền núi; Thị trường vàng Nghệ An chững lại sau chỉ đạo của Thủ tướng… là những nội dung đăng tải trên baonghean.vn trong ngày.

Lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam: 'Triệu tấm lòng yêu thương-Nghìn mái nhà hạnh phúc'

Lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam: 'Triệu tấm lòng yêu thương-Nghìn mái nhà hạnh phúc'

Tại Lễ phát động phong trào thi đua cả nước chung tay "xóa nhà tạm, nhà dột nát" trên phạm vi cả nước diễn ra sáng 13/4, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã kêu gọi sự góp sức của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, tập thể, cá nhân trong nước và ở nước ngoài.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 13/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 13/4

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác tỉnh Nghệ An dâng hương tưởng niệm tại các di tích lịch sử ở Bình Phước; Trình HĐND tỉnh bổ sung 4 dự án đầu tư khu đô thị và dân cư mới tại thành phố Vinh; Nghệ An phấn đấu hoàn thành Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong tháng 6/2024...

Chân dung những anh hùng người Nghệ qua lời kể của cựu phóng viên chiến trường

Chân dung những anh hùng người Nghệ qua lời kể của cựu phóng viên chiến trường

(Baonghean.vn) - Là ''thư ký của thời đại’’, nhà báo Nguyễn Thế Viên từng có mặt trong nhiều trận đánh lịch sử. Nhớ về Điện Biên, nhớ về 56 ngày đêm không ngủ, những cái tên như Trần Can, Phan Tư hay Phan Đình Giót vẫn mãi là huyền thoại trong ký ức của cựu phóng viên chiến trường.

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An làm việc tại Bình Phước bàn hợp tác phát triển giữa hai tỉnh

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An làm việc tại Bình Phước bàn hợp tác phát triển giữa hai tỉnh

(Baonghean.vn) - Chiều 12/4, tại thành phố Đồng Xoài, Đoàn công tác tỉnh Nghệ An do đồng chí Thái Thanh Quý - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Phước nhằm bàn hợp tác phát triển giữa hai tỉnh.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 12/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 12/4

(Baonghean.vn) - Ủy ban Kiểm tra Trung ương giao ban với 22 địa phương, đơn vị tại Nghệ An; HĐND tỉnh cho ý kiến về phương án phân bổ nguồn vốn thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Lãnh đạo huyện Quỳnh Lưu giải thích việc đặt tên xã sau sáp nhập...

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 11/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 11/4

(Baonghean.vn) - Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024; HĐND tỉnh tổ chức các cuộc họp thẩm tra dự thảo nghị quyết; Nghệ An tham gia Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam VITM tại Hà Nội… là những nội dung đăng tải trên baonghean.vn hôm nay.

Đề xuất phương án phân bổ nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024

Đề xuất phương án phân bổ nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024

(Baonghean.vn) - Tại phiên họp thẩm tra, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh thống nhất đề xuất phương án phân bổ kinh phí sự nghiệp nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024 với số tiền hơn 356 tỷ đồng theo từng lĩnh vực.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

(Baonghean.vn)- Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung ký công điện yêu cầu người đứng đầu sở, ban, ngành, địa phương, ban quản lý dự án và chủ đầu tư đề cao trách nhiệm, tập trung triển khai quyết liệt hơn nữa, đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

Băn khoăn đặt tên làng, tên xã sau sáp nhập

Băn khoăn đặt tên làng, tên xã sau sáp nhập

(Baonghean.vn) - Một vấn đề đang được dư luận hết sức quan tâm liên quan đến dự kiến đặt tên đơn vị hành chính mới sau sáp nhập ở các địa phương hiện nay. Vậy, đặt tên như thế nào đảm bảo phù hợp là việc cần phải được nghiên cứu bài bản.