Thủ tướng Hun Sen tuyên bố Campuchia không rơi vào 'bẫy nợ' Trung Quốc

Thủ tướng Hun Sen hôm nay đã lên tiếng phủ nhận mối lo ngại cho rằng Campuchia có thể rơi vào “bẫy nợ” của Trung Quốc.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh: Xinhua)
Thủ tướng Campuchia Hun Sen bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh: Xinhua)

Phát biểu tại hội nghị Tương lai châu Á ở Nhật Bản hôm nay 30/5, Thủ tướng Hun Sen cho biết, Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Campuchia khi đề cập tới việc Campuchia sử dụng các khoản vay từ Trung Quốc.

“Tôi đã nghe quá nhiều người nói rằng Campuchia có thể rơi vào bẫy nợ của Trung Quốc”, Reuters dẫn lời Thủ tướng Hun Sen nói.

“Đối với Campuchia, chúng tôi giữ vững chủ quyền của mình trong việc vay mượn, chúng tôi vay mượn theo các dự án mà chúng tôi cần và Trung Quốc tôn trọng quyết định của chúng tôi”, ông Hun Sen cho biết trong bài phát biểu được phát sóng trên kênh truyền hình quốc gia.

Trung Quốc là nước viện trợ và đầu tư lớn nhất của Campuchia. Bắc Kinh đã rót hàng tỷ USD vào Campuchia dưới hình thức các khoản vay và các quỹ thông qua sáng kiến vành đai và con đường - đại dự án kết nối đường biển và đường bộ giữa châu Á, Trung Đông, châu Âu và châu Phi.

Thủ tướng Hun Sen nói rằng các khoản vay của Trung Quốc đều dài hạn và lãi suất thấp, do vậy tổng nợ cũng ở mức thấp, chiếm khoảng 21,5% GDP.

“Một số nước nợ tới 200%, 300% hoặc 500% GDP”, nhà lãnh đạo Campuchia cho biết.

Theo số liệu do Bộ Kinh tế Tài chính Campuchia công bố, nợ công của Campuchia năm 2018 ở mức 7 tỷ USD và Campuchia đã trả được 19% số nợ.

Hồi tháng 2, Liên minh châu Âu, khu vực chiếm hơn 1/3 kim ngạch xuất khẩu của Campuchia với các mặt hàng chủ lực như quần áo, giày dép và xe đạp, đã bắt đầu tiến trình xem xét lại thỏa thuận thương mại mà khối này đã ký với Campuchia. EU trừng phạt Campuchia vì vấn đề nhân quyền cũng như một số vi phạm như bắt giữ thủ lĩnh đối lập Kem Sokha và giải tán đảng của ông này trước bầu cử.

Theo thỏa thuận mang tên Mọi thứ trừ Vũ khí (EBA), EU cho phép Campuchia xuất khẩu mọi hàng hóa, ngoại trừ vũ khí, sang thị trường EU mà không đặt ra yêu cầu về hạn ngạch hay trách nhiệm. Trung Quốc đã cam kết giúp Campuchia giảm nhẹ thiệt hại từ các lệnh trừng phạt của châu Âu.

Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất tại Campuchia với số tiền đầu tư lên tới 12,6 tỷ USD kể từ năm 1994, trong đó phần lớn tập trung vào những năm gần đây. Ngoài đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng, Trung Quốc cũng viện trợ quốc phòng cho Campuchia.

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.