Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras: Những lời hứa bất thành

(Baonghean) - Khi đắc cử cách đây gần 2 năm, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras đã hứa sẽ giúp đất nước đương đầu với những yêu cầu khắc khổ từ Liên minh châu Âu (EU) và khôi phục uy tín cho Hy Lạp. Nhưng giờ đây, khi một nửa nhiệm kỳ đã qua, việc thực hiện các cam kết vẫn rất xa vời, khiến cho “xứ sở của những vị thần” lại chìm vào một cuộc khủng hoảng chính trị mới.

Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras.
Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras.

Lời hứa, gió bay

Cư dân sống quanh Villa Maximos ở thủ đô Athens đã từng lưu truyền một câu chuyện khó tin thế này: Con đường lớn với những hàng cây cam chạy trước tư dinh của Thủ tướng Alexis Tsipras là nơi ông và các thành viên trong Nội các thường tản bộ sau những giờ làm việc căng thẳng.

Vì thế, đây là một trong những nơi bị cách ly với công chúng. Thế nhưng sau chiến thắng đầu năm 2015, Tsipras yêu cầu dỡ bỏ hàng rào an ninh. “Chúng ta không cần đồn cảnh sát ở đây nữa.” Nói cách khác, 11 triệu người dân Hy Lạp, những người yêu quý chúng ta, sẽ giữ gìn an ninh cho chúng ta. 

Nhưng hôm nay, 21 tháng sau ngày đó, khu vực này đã lại thay đổi. 2 chiếc xe buýt chở đầy cảnh sát chống bạo động chốt chặn hai đầu đại lộ dẫn tới Villa Maximos. Các nhân viên mật vụ được phân công đứng gác cả ngày. Tình yêu mà người dân dành cho Tsipras đã chuyển thành sự giận dữ. Bởi các khoản lương bổng của họ bị bốc hơi, những nhân viên kiểm soát không lưu, bác sĩ và giáo viên đã bắt đầu chống lại Chính phủ.

Mới tháng trước, những người về hưu đã cố xô đẩy 2 chiếc xe buýt của cảnh sát. Khuôn mặt họ đầy giận dữ và thất vọng. Khi cảnh sát buộc những người cao tuổi quay trở lại bằng lựu đạn cay, sự phẫn nộ lan ra cả đất nước. Những người phản đối đặt ra câu hỏi: Phải chăng, Thủ tướng Tsipras đã hứa hẹn về những thứ chẳng bao giờ có thật? 

Alexis Tsipras - một chính trị gia nổi loạn, và Đảng cánh tả Syriza của ông lên nắm quyền từ tháng 1/2015 với mục tiêu kết thúc chương trình kinh tế khắc khổ, đưa sự tự hào và tự tôn trở lại với người dân Hy Lạp. Ông muốn đàm phán lại với các chủ nợ để giảm các khoản nợ của nước này cũng như kêu gọi kết thúc những chính sách “thắt lưng, buộc bụng”. Sau chiến thắng trong cuộc bầu cử, người dân Hy Lạp đã xuống đường ăn mừng.

Hy Lạp đang phải nhượng bộ rất nhiều trước các chủ nợ lớn như Đức (DW).
Hy Lạp đang phải nhượng bộ rất nhiều trước các chủ nợ lớn như Đức (DW).

Nhưng kể từ thời điểm đó, Tsipras đã vứt bỏ gần hết những lời hứa đã đưa ông lên đỉnh cao quyền lực. Tháng 8/2015, ông chấp nhận chương trình cứu trợ thứ ba từ các chủ nợ và nhận được hàng tỷ euro. Đổi lại là việc Hy Lạp phải cắt giảm rất nhiều khoản chi tiêu công. Bây giờ, Tsipras cho tăng thuế, cắt giảm lương hưu, bán bớt sân bay và cảng biển. Nền kinh tế Hy Lạp đang có cảm giác như bị siết cổ. Tỷ lệ thất nghiệp leo lên mức 24% và nhiều biện pháp tiết kiệm đang chờ đợi để được ban hành. 

Vì thế, không ngạc nhiên khi một cuộc thăm dò gần đây do Avgi – một tờ báo thuộc sở hữu của Đảng Syriza tiến hành cho thấy có tới 90% người Hy Lạp rất không hài lòng với việc làm của chính phủ. Một cuộc khủng hoảng chính trị được dự đoán đang ở rất gần. 

Cuộc nổi loạn tiếp theo

Câu trả lời được cho là đã xuất hiện tại Đại hội Đảng Syriza 2 tuần trước ở miền Nam Hy Lạp. Khoảng 3.000 đảng viên Đảng Syriza tập hợp tại hội trường, hy vọng được thấy một Tsipras mới. Vị Thủ tướng bước lên sân khấu lúc 20h30’. Ông không có vẻ gì là mệt mỏi, giọng nói vẫn từ tốn, cử chỉ nghiêm túc.

Tiếp đó, ông cho rằng đã có một “quyết định khó khăn nhưng cần thiết” khi mùa hè vừa qua Hy Lạp tiếp tục hợp tác với Brussels và ký được gói cứu trợ thứ 3. Việc rút lui khỏi khu vực các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu là một sự thay thế còn tồi tệ hơn. “Đó đã và sẽ không phải là kế hoạch tốt.” Kết quả là, bất chấp tất cả những lời thề hẹn, ông đã không thể chấm dứt các chính sách khắc khổ tại đất nước này. 

Thực tế, Tsipras đã chiến đấu không mệt mỏi. Cuộc chiến giữa ông với các chủ nợ đưa Hy Lạp tới bên bờ vực. Có những lúc, người dân nước này chỉ có thể rút được 60 euro mỗi ngày từ tài khoản ngân hàng. Những trái lựu đạn gây choáng như vừa được ném vào đất nước này.

Trong cuộc trưng cầu dân ý sau đó, người Hy Lạp rõ ràng đã chọn chống lại những biện pháp “thắt lưng, buộc bụng” sâu rộng hơn. Nhưng Tsipras đã bỏ qua ý nguyện này và chấp nhận chương trình cứu trợ: 86 tỷ euro sẽ đến nếu Athens trung thành với tất cả các điều kiện. Để rộng đường cho cuộc thảo luận về kế hoạch của ông, Tsipras đã thông báo các cuộc bầu cử vào tháng 9/2015. Ông vẫn tiếp tục đứng vững. 

Những người rộng lượng hơn thì phản bác rằng, không nhiều chính trị gia có khả năng thích ứng như Tsipras. Để làm hài lòng những cử tri thất vọng, ông lại chiến đấu với các chủ nợ để thuyết phục họ - đặc biệt là Đức – nới lỏng các khoản nợ. Tsipras hy vọng cuối năm nay, ông sẽ có được điều mà ông trông đợi. 

Từ bạn thành thù 

Nikolaidou và chồng cô - một kỹ sư, không thể có được kỳ nghỉ với những đứa con nữa. Họ cũng chẳng thể dành dụm gì cho lúc về hưu. Đơn giản bởi họ không có đủ tiền. Nikolaidou nói: “Điều khiến tôi thực sự đau lòng là ông ấy cũng yếu đuối khi đứng trước các chủ nợ như những người tiền nhiệm.” Alexis Tsipras dường như chẳng thể làm hài lòng ai cả. Trong nước, người ta phàn nàn về những biện pháp cải cách khắc nghiệt, trong khi bên ngoài, mọi người cười nhạo Hy Lạp vì không thể tự lo liệu cho mình. 

Người dân Hy Lạp vẫn ấm ức trước các gói cứu trợ với những điều kiện khắc nghiệt mà nước này phải tuân thủ (The Guardian).
Người dân Hy Lạp vẫn ấm ức trước các gói cứu trợ với những điều kiện khắc nghiệt mà nước này phải tuân thủ (The Guardian).

Panagiotis Lafazanis - một trong những người trực tiếp quan sát Tsipras từ khi ông mới bước vào chính trường – giờ đã từ mặt ông. Ông đã đứng ra thành lập và lãnh đạo một chính đảng mới với tên gọi Đoàn kết Nhân dân. Lafazanis từng là một bộ trưởng dưới chính quyền Tsipras tới tháng 7/2015. Không lâu sau đó ông và 24 nhà lập pháp khác rời bỏ Đảng Syriza để phản đối quyết định chấp nhận gói cứu trợ thứ ba của Tsipras.

“Tsipras đã nhạo báng những quan điểm nghiêm túc của chúng tôi. Ông ta đã phản bội những tư tưởng của cánh tả và quay lưng lại với thứ ông ấy từng đại diện. Giờ nếu tôi bắt gặp ông ấy đi bộ trên đường, chắc chắn tôi sẽ tránh thật xa. Chẳng có gì để nói nữa cả, cả trên khía cạnh chính trị lẫn tư cách cá nhân”, Lafazanis tuyên bố.

Phan Tùng

tin mới

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.