Thủ tướng Malaysia cảnh báo Philippines về khoản nợ với Trung Quốc

Ông Mahathir cho rằng Manila có thể chịu sự kiểm soát của Bắc Kinh, đồng thời cảnh báo nguy cơ về dòng người Trung Quốc đổ sang Philippines.
Thủ tướng Malaysia cảnh báo Philippines về khoản nợ với Trung Quốc ảnh 1

Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad. Ảnh: Bernama.

"Nếu bạn vay một khoản tiền khổng lồ từ Trung Quốc và không thể trả thì bạn biết đấy, người vay tiền sẽ chịu sự kiểm soát của người cho vay. Vì vậy chúng ta phải luôn rất thận trọng với điều đó", Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad hôm nay trả lời kênh tin tức ABS-CBN trước cuộc gặp song phương của ông với Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tại Manila.

Mahathir, người đang có chuyến thăm chính thức Philippines hai ngày, đã hủy hai dự án do Trung Quốc tài trợ, bao gồm tuyến đường sắt trị giá 20 tỷ USD, sau khi ông lên nắm quyền vào năm ngoái với lý do nhiều điều khoản bất lợi cho Malaysia. Động thái của ông đã giáng đòn mạnh vào chương trình cơ sở hạ tầng "Vành đai và Con đường" của Bắc Kinh, vốn đang bị nghi ngờ là "bẫy nợ" đối với các quốc gia được tài trợ.

Khi được hỏi về những lo ngại trong khu vực về "bẫy nợ" Trung Quốc, Mahathir nói: "Đây là điều mà Trung Quốc bị cáo buộc, nhưng đồng thời cũng là mối lo ngại của các nước vay tiền trong việc tìm cách điều chỉnh hoặc hạn chế ảnh hưởng từ Bắc Kinh".

Lãnh đạo 93 tuổi cũng nói về nguy cơ của dòng người nước ngoài, nói rằng điều đó "có thể làm xáo trộn cân bằng chính trị trong nước". Hơn 300.000 người Trung Quốc đã được cấp giấy phép lao động tại Philippines từ khi Duterte nhậm chức năm 2016 và xem Trung Quốc là đối tác kinh tế quan trọng.

Ông Mahathir cho rằng nếu "số lượng lớn người nước ngoài" đến sống và "ảnh hưởng đến nền kinh tế của một quốc gia", thì "bạn phải suy nghĩ lại xem liệu điều đó tốt hay xấu cũng như những giới hạn mà bạn cần đặt ra cho họ".

Trong chuyến thăm Bắc Kinh của Duterte năm 2016, Trung Quốc đã cam kết sẽ đầu tư cho Philippines 9 tỷ USD. Tuy nhiên, Philippines đến nay mới chỉ nhận được 300 triệu USD để phát triển các đập và dự án thủy lợi.

Đầu tuần này, Thượng viện Philippines đã tiến hành một cuộc điều tra về lãi suất và các điều khoản đáng ngờ do Trung Quốc đưa ra vốn được chính quyền Duterte đánh giá cao. 

tin mới

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.