Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Xử lý nghiêm nạn “chặt chém” du khách cùng vấn nạn taxi dù

Theo Vũ Dũng (vov.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Nêu lên tình trạng “chặt chém” du khách cùng vấn nạn taxi dù, chèo kéo, mất vệ sinh, thiếu an ninh, Thủ tướng yêu cầu các địa phương xử lý thật nghiêm...

Sáng 16/2, tại điểm du lịch nổi tiếng cố đô Huế, diễn ra Hội nghị Phát triển du lịch miền Trung và Tây nguyên với sự tham dự của khoảng 500 đại biểu là lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương, các vị khách quốc tế, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Xử lý nghiêm nạn “chặt chém” du khách cùng vấn nạn taxi dù ảnh 1
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị.

Khu vực miền Trung – Tây nguyên có 19 tỉnh, thành phố, dân số 24 triệu người, có gần 1.900 km bờ biển với chuỗi các bãi biển đẳng cấp quốc tế, nhiều vịnh đẹp tầm cỡ thế giới trải dài từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. Đây là vùng quan trọng trong bản đồ du lịch Việt Nam với 12 sân bay, trong đó có 5 sân bay quốc tế; 10 cảng biển loại 1, trong đó Cảng nước sâu Chân Mây, Thừa Thiên- Huế đón được tàu biển lớn nhất thế giới.

Vùng có tiềm năng du lịch sinh thái đồi núi, thác hồ nổi tiếng tập trung ở Tây nguyên. Ngoài ra còn có 9 vườn quốc gia, 11 di sản văn hóa thế giới. Năm 2018, trong gần 15,5 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, hơn 80 triệu lượt khách nội địa, thì miền Trung – Tây nguyên chiếm 9,5 triệu lượt khách quốc tế và 56 triệu lượt khách nội địa.

Phát biểu tại hội nghị, dù đánh giá cao tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch vùng miền Trung-Tây Nguyên, nhưng nói như PGS.TS Trần Đình Thiên, “thế mạnh” lớn nhất của vùng lại là mạnh ai nấy làm. Do đó, cần có thúc đẩy liên kết vùng thông qua cơ chế điều phối cấp vùng hiệu quả thay vì rời rạc như hiện nay.

Cùng chung quan điểm này, chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch cho rằng, không thể phát triển du lịch theo điểm và địa phận hành chính mà phải phát triển du lịch theo vùng. Một điểm nữa theo tiến sỹ Trần Du Lịch, đó là gắn phát triển kinh tế tư nhân với phát triển du lịch.

“Với ngành Du lịch, vai trò của kinh tế tư nhân quan trọng hơn. Dường như những con sếu đầu đàn tạo điểm nhấn du lịch là các doanh nghiệp tư nhân trong nước. Cần chính sách để các con sếu đầu đàn này, các tập đoàn tư nhân trong nước làm du lịch. Nếu tổ chức tư nhân này gắn kết với dân cư, doanh nghiệp nhỏ tạo lan tỏa thì sẽ có thế mạnh ghê gớm đúng nghĩa liên kết phát triển du lịch” - ông Trần Du Lịch nói và cho rằng, một trong những động lực giúp du lịch Việt Nam phát triển mạnh mẽ thời gian qua chính là nhờ sự phát triển của các hãng hàng không nước ta.

Ông Don Lam (Quỹ đầu tư VinaCapital) đánh giá, muốn phát triển kinh tế du lịch thì điều quan trọng là phải đầu tư sân bay và mở cửa bầu trời hơn nữa. Cùng quan điểm này, ông Nguyễn Quốc Kỳ, Tổng giám đốc Công ty Du lịch Vietravel cho rằng, bên cạnh phát triển các sản phẩm dịch vụ thì cần thiết lập các đường bay thẳng từ các thị trường tiềm năng đến Việt Nam để thu hút khách quốc tế. Bởi thực thực tế có những chuyến bay thẳng đến Việt Nam, nhưng máy bay đó lại không được phép bay ở nội địa Việt Nam nên khó khăn trong thu hút du khách.

Trong khi đó, Tổng Giám đốc Hãng hàng không Vietjet, bà Nguyễn Thị Phương Thảo cho biết, Vietjet là hãng hàng không tiên phong mở đường bay tới các sân bay địa phương miền Trung-Tây nguyên và hiện đã có mặt tại 12 sân bay của vùng, góp phần phát triển du lịch và kinh tế địa phương. Cùng chung kiến nghị tạo thuận lợi hơn nữa về phát triển ngành hàng không, bà cho biết sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các tỉnh, thành phố miền Trung - Tây Nguyên để tiếp tục tăng cường tần suất các chuyến bay, xúc tiến mở nhiều hơn các đường bay quốc tế các hoạt động thu hút quảng bá du lịch.

Các đại biểu cũng cho rằng, cần nhanh chóng xem xét miễn thị thực và cấp thị thực điện tử một cách nhanh chóng, vì hiện nước ta miễn thị thực cho công dân 24 quốc gia, trong khi Thái Lan miễn cho công dân 57 quốc gia, Indonesia là 168 và Malaysia 162.

Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, miền Trung-Tây Nguyên đủ điều kiện thuận lợi phát triển các cụm ngành du lịch như cụm ngành du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa-lịch sử, du lịch biển, đảo, du lịch di sản, đồi núi, hang động...:

Một cụm ngành bao gồm nhiều ngành có liên quan, trong đó trung tâm là tài nguyên du lịch tự nhiên, nhân tạo, xoay quanh là các dịch vụ ăn uống, ngủ, nghỉ, vui chơi, giải trí. Ngoài ra, còn có các ngành cung cấp các yếu tố đầu vào, các dịch vụ hỗ trợ có liên quan như tài chính ngân hàng, bảo hiểm; cung cấp các sản phẩm của địa phương, quản lý tài sản, đặc biệt là chăm sóc sức khỏe, an ninh an toàn. Và như vậy, một cách đặt vấn đề là phát triển cụm ngành đồng bộ chứ không phải lấy tài nguyên du lịch một cách đơn thuần.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Xử lý nghiêm nạn “chặt chém” du khách cùng vấn nạn taxi dù ảnh 2
Toàn cảnh hội nghị.

Tán thành với nhiều đại biểu, Thủ tướng cho rằng, tài nguyên du lịch của miền Trung – Tây nguyên vẫn là “viên ngọc thô”, chưa tìm được người “thợ kim hoàn” xứng đáng. Việc có nhiều tài nguyên du lịch đôi khi lại là một bất lợi, khiến khó tìm được một bản sắc, sự nhận diện thương hiệu, lưỡng lự trong lựa chọn ưu tiên, kể cả ưu tiên đầu tư trong bối cảnh nguồn lực có giới hạn...

Thủ tướng cũng chỉ ra các tồn tại trong phát triển du lịch của vùng, như đang có sự mất cân đối, thiếu sâu sát, nhạt bản sắc hoặc sắc thái chưa ấn tượng; thiếu một kiến trúc du lịch mang bản chất du lịch Việt Nam một cách rõ nét. Chất lượng dịch vụ và năng lực phục vụ của các cơ sở lưu trú, các khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí chưa đáp ứng được yêu cầu của du khách, nhất là khách hạng sang, cao cấp.

Nêu lên tình trạng “chặt chém” du khách cùng vấn nạn taxi dù, chèo kéo, bán hàng rong, mất vệ sinh, thiếu an ninh, Thủ tướng cho rằng, điều này ảnh hưởng xấu tới hình ảnh du lịch Việt Nam và yêu cầu các địa phương xử lý thật nghiêm.

Cho rằng, ngành Du lịch còn chậm đổi mới cả nội dung và hình thức, Thủ tướng nêu ví dụ, từ rất lâu đã nghe về Con đường di sản miền Trung dù đã rất thành công nhưng dường như ngành Du lịch đang “ngủ quên trên vòng nguyệt quế”.

Về định hướng phát triển du lịch vùng miền Trung-Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung, Thủ tướng chỉ đạo, ngành Du lịch tiếp tục trả lời cho được 5 câu hỏi mà Thủ tướng đã nêu ra năm 2016.

“Thứ nhất là làm thế nào để du khách tìm đến Việt Nam đông hơn; thứ hai, làm thế nào du khách ở lại lâu hơn; thứ ba, làm thế nào để du khách tiêu tiền nhiều hơn thay vì không có gì để chi tiêu. Chủ tịch, Bí thư phải quan sát xem du khách họ mua gì, tâm lý ra sao để họ tiêu thụ sản phẩm. Thứ 4, làm thế nào để du khách kể lại câu chuyện thú vị với người thân, bạn bè một cách đầy hứng khởi thay vì chê bai, kể điều gì đó xấu ở Việt Nam; thứ 5, làm thế nào để du khách quay trở lại sớm nhất có thể chứ không phải một đi không trở lại. Tôi báo động là so với một số nước bên cạnh chúng ta, số du khách quay trở lại Việt Nam là thấp” - Thủ tướng cho biết.

Nhắc lại việc tổ chức hội nghị phát triển du lịch toàn quốc tại Hội An năm 2016, Thủ tướng cho biết, đó là bởi Hội An là nơi thực hiện tốt việc phát triển du lịch cộng đồng, người dân luôn thân thiện, mến khách. Nêu lên điều này, Thủ tướng nhấn mạnh đến phát triển du lịch cộng đồng, lấy con người làm nhân tố phát triển du lịch bền vững.

Cùng với đó là cần thay đổi cách quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam, đặc biệt không có cách nào hiệu quả hơn là quảng bá hình ảnh mỗi người dân Việt Nam là một đại sứ du lịch. Cùng với đa dạng hóa sản phẩm du lịch là chú trọng phát triển các sản vật địa phương, các sản phẩm du lịch gắn với sinh kế của người dân.

Cùng với các sản phẩm bản địa, ngành Du lịch phải suy nghĩ để đưa văn hóa bản địa đến với du khách một cách sâu đậm, ấn tượng hơn, cùng dấu chân du khách lan tỏa trên toàn thế giới. Đông khách nước ngoài đến với Sapa không phải chỉ vì khí hậu tốt, mà cái chính là họ muốn xem đời sống sinh hoạt, văn hóa, ẩm thực, chợ tình Khâu Vai... như thế nào. Còn ở đây (miền Trung-Tây nguyên) các địa phương đều có văn hóa của mình. Hay thổi hồn vào các câu chuyện văn hóa lịch sử của đất nước. Nơi đây có nhiều di sản, di tích, mỗi nơi có một đặc điểm. Mà đặc biệt với Miền Trung cần phát triển du lịch cộng đồng homestay để đưa thế giới gần với người dân hơn, đưa văn hóa bản địa ra thế giới, tạo thu nhập cho người dân tốt hơn” – Thủ tướng chỉ đạo.

Tán thành với các chuyên gia về vai trò của các tập đoàn kinh tế tư nhân, Thủ tướng nhấn mạnh, thành quả phát triển của du lịch miền Trung-Tây Nguyên có vai trò đóng góp quan trọng của các nhà đầu tư chiến lược, các doanh nghiệp lớn mà phần lớn có mặt tại hội nghị này. Trong đó có các thương hiệu như Sungroup, Vingroup,... các hãng lữ hành, đặc biệt là 4 hãng hàng không, trong đó có VietnamAirlines, Vietjet, bởi 80% lượng khách du lịch quốc tế đến với Việt Nam qua đường hàng không. Phải tạo sự cạnh tranh, nâng cao chất lượng giữa các hãng hàng không, tạo thuận lợi cho các hãng hàng không phát triển. Với thực tế đó, Thủ tướng mong muốn các tập đoàn lớn tiếp tục chung tay đồng hành cùng Chính phủ và các tỉnh phát triển du lịch miền Trung-Tây Nguyên.

Bên cạnh việc cần đầu tư mạnh mẽ hơn hạ tầng phát triển du lịch, Thủ tướng cho rằng, các địa phương tránh đầu tư phát triển du lịch theo phong trào, tránh tình trạng tỉnh nào cũng làm chợ đêm, tổ chức lễ hội. Các hãng lữ hành không chỉ chú trọng đến khách du lịch hiện có mà phải quan tâm thu hút khách du lịch tiềm năng có khả năng chi trả cao như châu Âu, Nhật Bản, Bắc Mỹ, Trung Quốc... Ngành Du lịch cần nghiên cứu lập danh sách công dân ưu tú ở các nước để tạo thuận lợi hơn như cấp thẻ xanh cho họ.

Thông tin việc Việt Nam đã miễn thị thực cho công dân 24 nước, visa điện tử 57 nước, Thủ tướng cho biết vừa ký Nghị quyết áp dụng visa điện tử thêm 34 nước. Như vậy đến nay đã có 105 nước và vùng lãnh thổ Việt Nam áp dụng visa điện tử./.

tin mới

Bồi dưỡng kỹ năng hoạt động cho đại biểu HĐND tỉnh Nghệ An và cấp huyện nhiệm kỳ 2021 - 2026

Bồi dưỡng kỹ năng hoạt động cho đại biểu HĐND tỉnh Nghệ An và cấp huyện nhiệm kỳ 2021 - 2026

(Baonghean.vn) - Hơn 350 đại biểu HĐND tỉnh và cấp huyện tham gia hội nghị với 4 chuyên đề được truyền đạt liên quan đến kinh nghiệm, kỹ năng nghiên cứu, phân tích, đánh giá báo cáo kinh tế - xã hội; xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức giám sát chuyên đề đất đai, tư pháp...

Mời độc giả đón đọc báo Nghệ An số đặc biệt dịp 30/4 và 1/5/2024

Đón đọc Báo Nghệ An số đặc biệt dịp 30/4 và 1/5/2024

(Baonghean.vn) - Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và Ngày Quốc tế Lao động 1/5, Báo Nghệ An trân trọng giới thiệu đến quý độc giả ấn phẩm đặc biệt gồm 32 trang, gộp 5 số nhật báo của các ngày 27,28, 29, 30/4 và 1/5/2024.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 24/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 24/4

(Baonghean.vn) - Gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ; Thị trường đất nền ở Nghệ An có dấu hiệu tăng nhiệt… là những thông tin nổi bật ngày 24/4.

Chi tiết 21 quy trình giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực thi đua khen thưởng thuộc thẩm quyền UBND tỉnh, Sở Nội vụ, UBND cấp huyện, cấp xã

Chi tiết 21 quy trình giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực thi đua khen thưởng thuộc thẩm quyền UBND tỉnh, Sở Nội vụ, UBND cấp huyện, cấp xã

(Baonghean.vn) -UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành Quyết định phê duyệt quy trình nội bộ, quy trình điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực thi đua khen thưởng thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh; Sở Nội vụ; UBND cấp huyện và UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 23/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 23/4

(Baonghean.vn) - Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung làm việc tại huyện Hưng Nguyên; Giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thể; Công đoàn Nghệ An ký cam kết thi đua nâng cao chất lượng thỏa ước lao động tập thể…

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An chỉ rõ hướng ưu tiên phát triển của huyện Hưng Nguyên

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An chỉ rõ hướng ưu tiên phát triển của huyện Hưng Nguyên

(Baonghean.vn) - Làm việc với lãnh đạo huyện Hưng Nguyên, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung đề nghị huyện khắc phục khó khăn, phát huy nhiều hơn lợi thế vị trí địa bàn phụ cận thành phố Vinh để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ưu tiên phát triển công nghiệp - dịch vụ và đô thị.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 22/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 22/4

(Baonghean.vn) - Khai mạc kỳ họp chuyên đề HĐND tỉnh; Thông qua dự thảo Nghị quyết về phê duyệt bổ sung 2.187 biên chế giáo viên; Trên 12.000 ha thông chưa được xử lý thực bì, nguy cơ cháy rừng… là những thông tin nổi bật ngày 22/4.

Những điểm mới, chính sách đột phá của Luật Đất đai 2024

Những điểm mới, chính sách đột phá của Luật Đất đai 2024

(Baonghean.vn) - Tại kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) với nhiều điểm mới quan trọng. Chương trình Dân hỏi – Cơ quan chức năng có cuộc trao đổi với ông Phạm Văn Toàn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường để rõ hơn về vấn đề này.

Nghệ An quy định mức thu học phí, mức hỗ trợ tiền đóng học phí năm học 2023 - 2024

Nghệ An quy định mức thu học phí, mức hỗ trợ tiền đóng học phí năm học 2023 - 2024

(Baonghean.vn) - HĐND tỉnh vừa thông qua dự thảo Nghị quyết quy định mức thu học phí trong các cơ sở giáo dục công lập; mức hỗ trợ tiền đóng học phí cho học sinh tiểu học tư thục thuộc đối tượng hưởng chính sách miễn giảm học phí theo quy định thuộc tỉnh Nghệ An quản lý từ năm học 2023 - 2024.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 21/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 21/4

(Baonghean.vn) - UBND tỉnh Nghệ An đề xuất thu hồi đất để thực hiện 17 công trình, dự án tại 4 địa phương; Tôm nuôi chết phơi trắng hồ chưa rõ nguyên nhân… là những thông tin nổi bật ngày 21/4.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kết luận các giải pháp đẩy nhanh một số dự án truyền tải điện trên địa bàn Nghệ An

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kết luận các giải pháp đẩy nhanh một số dự án truyền tải điện trên địa bàn Nghệ An

(Baonghean.vn) - UBND tỉnh Nghệ An vừa có Thông báo kết luận của đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lê Hồng Vinh tại buổi làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam về tình hình thực hiện và giải pháp đẩy nhanh một số dự án truyền tải điện trên địa bàn tỉnh.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 20/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 20/4

(Baonghean.vn) - Lãnh đạo tỉnh thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên; cập nhật kiến thức về Luật Đất đai cho doanh nghiệp, doanh nhân; Hàng nghìn thí sinh tham gia thi đánh giá năng lực;… Đây là một số nội dung đáng chú ý đăng trên baonghean.vn ngày 20/4.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Nghĩa Hiếu thăm, tặng quà các chiến sĩ Điện Biên ở huyện Diễn Châu và thành phố Vinh

Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Nghĩa Hiếu thăm, tặng quà các chiến sĩ Điện Biên ở huyện Diễn Châu và thành phố Vinh

(Baonghean.vn) - Sáng 20/4, Đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Nghĩa Hiếu dẫn đầu đến thăm, tặng quà các thương binh, chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến từng trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, hiện sinh sống tại huyện Diễn Châu và thành phố Vinh. 

Có một tình yêu lớn ở Tây Nguyên

Có một tình yêu lớn ở Tây Nguyên

(Baonghean.vn) - Hành trình khám phá những công trình ý nghĩa mà người dân Tây Nguyên đã xây dựng dành cho Bác đã khiến cho chúng tôi thấy được tình yêu bao la và lòng biết ơn sâu sắc của họ dành cho vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung dự họp Hội đồng thẩm định dự thảo Nghị quyết thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Nghệ An

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung dự họp Hội đồng thẩm định dự thảo Nghị quyết thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Nghệ An

(Baonghean.vn) - Chiều 19/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì họp Hội đồng thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 19/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 19/4

(Baonghean.vn) - Nghệ An sơ kết 1 năm thực hiện Chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo; Ban Kinh tế - Ngân sách thẩm tra dự thảo một số nghị quyết trình HĐND tỉnh; Nhiều trường ở Nghệ An bắt đầu công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10... 

Nghệ An sơ kết 1 năm thực hiện Chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở

Nghệ An sơ kết 1 năm thực hiện Chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở

(Baonghean.vn) - Trong 1 vừa năm qua, Nghệ An đã hỗ trợ làm mới, sửa chữa 8.440 ngôi nhà cho hộ nghèo, với tổng nguồn lực hơn 606 tỷ đồng, bằng kết quả 10 năm trước cộng lại. Tỉnh đang đặt mục tiêu hoàn thành hơn 7.600 ngôi nhà còn lại trước thềm Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX.