Thủ tướng Nhật Bản đề nghị gặp Kim Jong-un; Ấn Độ và Pakistan lại đấu súng dữ dội

Hữu Quân (Tổng hợp)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Thủ tướng Nhật Bản sẵn sàng gặp Kim Jong-un “vô điều kiện”; Mỹ kiên quyết chấm dứt 6 tháng miễn trừ trừng phạt nhập dầu của Iran; Ấn Độ và Pakistan lại đấu súng ở khu vực đường ranh giới kiểm soát.

Thủ tướng Nhật Bản đề nghị gặp Nhà lãnh đạo Triều Tiên “vô điều kiện”

thu tuong nhat ban de nghi gap nha lanh dao trieu tien vo dieu kien hinh 1

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (bên trái) và Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: Japan Times.

Trả lời phỏng vấn một tờ báo Nhật Bản, Thủ tướng Abe cho biết, ông muốn có cuộc gặp với nhà lãnh đạo Triều Tiên không kèm bất cứ điều kiện gì và cùng thảo luận thắng thắn, cởi mở giữa hai bên. Ông Abe cho rằng, để phá vỡ những ngờ vực từ hai phía thì không có cách nào tốt hơn bằng các cuộc gặp trực tiếp và ông hy vọng Nhà lãnh đạo Triều Tiên có thể sáng suốt đưa ra các quyết định thích hợp và mang lại lợi ích lớn nhất cho Triều Tiên.

Tuyên bố của Thủ tướng Abe đưa ra trong bối cảnh Nhà lãnh đạo Triều Tiên gần đây đã có những bước đi tích cực kết nối với cộng đồng quốc tế thông qua các cuộc gặp trực tiếp với Tổng thống Mỹ và Tổng thống Nga.

Quân đội Nga và Syria đẩy mạnh các cuộc tấn công vào Tây Bắc Syria

Quan doi Nga va Syria day manh cac cuoc tan cong vao Tay Bac Syria hinh anh 1
Binh sỹ quân đội Chính phủ Syria và binh sỹ Nga tuần tra tại tỉnh Idlib, Syria. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo hãng tin Reuters của Anh, lực lượng quân đội Nga và Syria đã đẩy mạnh các cuộc không kích và pháo kích vào khu vực Tây Bắc Syria suốt đêm 1/5 trong chiến dịch tấn công mạnh nhất vào thành trì cuối cùng của phiến quân trong những tháng gần đây.

Chiến dịch tấn công nhằm vào các ngôi làng và thị trấn ở Hama miền Bắc và Idlib miền Nam nằm trong khu phi quân sự được thiết lập theo thỏa thuận hồi tháng 9/2018 giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.

Mỹ kiên quyết chấm dứt 6 tháng miễn trừ trừng phạt nhập dầu của Iran

my kien quyet cham dut 6 thang mien tru trung phat nhap dau cua iran hinh 1
Ảnh minh họa: CFR.

6 tháng miễn trừ trừng phạt mà Mỹ dành cho 8 nước và vùng lãnh thổ hết hiệu lực từ ngày 2/5 này. Chính phủ Mỹ yêu cầu các đối tác ngừng mọi hoạt động trao đổi với Iran nếu không sẽ phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt.  Nhiều đối tác kinh tế lẫn đồng minh của Mỹ đang bị đẩy vào thế khó và quan hệ với Mỹ không tránh khỏi căng thẳng cũng như làm gia tăng bất ổn cho kinh tế thế giới.

Giới chức Mỹ khẳng định mục đích của đòn tấn công này là buộc Iran phải từ bỏ chương trình hạt nhân và tên lửa, cũng như sự can thiệp của Iran trong các cuộc xung đột ở khu vực. Tuy nhiên, ý đồ của Mỹ tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sự ổn định thị trường dầu lửa cũng như kinh tế thế giới.

Ấn Độ và Pakistan lại đấu súng ở khu vực đường ranh giới kiểm soát

an do va pakistan lai dau sung o khu vuc duong ranh gioi kiem soat hinh 1

Pháo binh Ấn Độ khai hỏa. Ảnh minh họa: Indian Defence Review.

Quân đội Ấn Độ ngày 2/5 thông báo, binh lính nước này và Pakistan vừa nổ súng vào các vị trí của nhau ở Đường ranh giới Kiểm soát (LoC) tại Kashmir. Vị trí xảy ra sự cố nằm ở huyện Poonch, cách thành phố Srinagar, thủ phủ mùa hè của khu vực Kashmir do phía Ấn Độ kiểm soát khoảng 180 km về phía Tây Nam. Hiện chưa có ghi nhận bất cứ trường hợp thương vong nào liên quan tới vụ việc.

Ngay lập tức, chính quyền Ấn Độ đã ra lệnh đóng cửa tất cả các trường học thuộc khu vực Kerni gần Đường ranh giới kiểm soát sau khi xảy ra vụ đấu súng kể trên. Đường ranh giới kiểm soát là ranh giới trên thực tế phân chia vùng Kashmir làm hai phần do Ấn Độ và Pakistan kiểm soát, nhưng cả hai nước đều đòi chủ quyền với toàn bộ Kashmir.

Tổng thống Venezuela hô hào quân đội đánh bại 'kẻ chủ mưu đảo chính'


Tổng thống Venezuela Maduro vàBộ trưởng Quốc phòng Vladimir Padrino (trái) tại căn cứ quân sự Fuerte Tiunaở Caracas hôm nay. Ảnh: AFP.

Tổng thống Venezuela Maduro và Bộ trưởng Quốc phòng Vladimir Padrino (trái) tại căn cứ quân sự Fuerte Tiuna ở Caracas hôm 2/5. Ảnh: AFP.

Maduro kêu gọi lực lượng vũ trang duy trì tinh thần chiến đấu sau cuộc nổi dậy quân sự thất bại của những người ủng hộ Guaido. "Đúng thế, chúng ta đang trong trận chiến, hãy giữ vững nhuệ khí trong cuộc chiến này để tước vũ khí của bất kỳ kẻ phản bội, bất kỳ kẻ chủ mưu đảo chính nào", Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro ngày 2/5 nói trong một sự kiện có sự tham dự của các chỉ huy quân sự được truyền hình trực tiếp. Sự kiện này có sự tham dự của khoảng 4.500 quân nhân.

Cuộc khủng hoảng ở Venezuela trở nên trầm trọng sau khi thủ lĩnh đối lập Juan Guaido xưng là "tổng thống lâm thời" và kêu gọi Maduro từ chức. Biểu tình bạo lực nổ ra trên đường phố ở thủ đô Caracas ngày 30/4 khi Guaido xuất hiện trong đoạn video kêu gọi quân đội lật đổ Tổng thống. Ngoại trưởng Venezuela Jorge Arreaza cáo buộc rằng vụ đảo chính "được chỉ đạo trực tiếp từ Washington" và gọi Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence là "kẻ cầm đầu âm mưu đảo chính".

tin mới

NATO – Nga: Cuộc chiến không khoan nhượng ở Ukraine

NATO – Nga: Cuộc chiến không khoan nhượng ở Ukraine

(Baonghean.vn) - Ngoại trưởng Ba Lan mới đây cho biết, việc binh lính NATO ở Ukraine là “điều bí mật mà ai cũng biết”. Tuy nhiên, NATO đang gặp nhiều khó khăn trong việc giúp Ukraine trụ vững trước đòn tiến công của Nga. NATO ngày càng cảm nhận rõ hơn về mối đe dọa trực tiếp.

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

(Baonghean.vn) - Theo Forbes, bom lượn KAB đã trở thành "vũ khí thần kỳ" thực sự của Nga. Trong khi đó, Lực lượng vũ trang Ukraine phàn nàn rằng, họ không có biện pháp nào đối phó. Có thể máy bay chiến đấu F-16 sẽ hỗ trợ Kiev, nhưng phải chờ đợi cho đến khi chúng xuất hiện đủ số lượng.

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

(Baonghean.vn) - “Chúng ta đang ở trong tình trạng chiến tranh” - lời khẳng định này của thư ký báo chí Tổng thống Nga, Dmitry Peskov gần như được hiểu là một sự thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận của Điện Kremlin, không phải chỉ đánh giá xung đột ở Ukraine, mà cả tình hình ở Nga nói chung.

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

(Baonghean.vn) - Trong bối cảnh xung đột hiện nay, nếu 2.000 binh lính Pháp được cử đến Ukraine, sẽ chỉ như “một giọt nước trong đại dương”. Hơn nữa, nếu thực sự phương Tây nỗ lực muốn xoay chuyển tình hình, thì họ liệu có tuyên bố công khai và tích cực về việc gửi quân tới Ukraine như vậy?

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

(Baonghean.vn) - Vụ khủng bố đẫm máu tại nhà hát Crocus City Hall vùng ngoại ô Moskva tối 22/3 trở thành tâm điểm của dư luận thế giới. Liên quan vụ việc, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an nêu quan điểm trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo Nghệ An.

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế hôm nay có những thông tin sau: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở Nga đều là người nước ngoài; Ukraine tập kích loạt tên lửa vào Crimea; Mỹ thông qua dự luật 1,2 nghìn tỷ USD ngăn chính phủ đóng cửa; Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng bắn tại Gaza.

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

(Baonghean.vn) - Cựu cố vấn Lầu Năm Góc, Đại tá đã nghỉ hưu Douglas McGregor cho rằng, các cơ quan tình báo phương Tây - CIA và MI6, có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố tại khu phức hợp Crocus ở ngoại ô Moskva, và những kẻ tấn công liên quan đến các phần tử chiến đấu ở phía Ukraine.

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

(Baonghean.vn) - Châu Âu như được thức tỉnh, sau một thời gian lơ là đầu tư phát triển quốc phòng, và bị phụ thuộc sâu sắc vào Mỹ. EU cố gắng chuẩn bị cho một tương lai, trong đó Tổng thống Putin, và rất có thể là ông Donald Trump sẽ đóng vai trò quan trọng.