Thủ tướng Nouri al-Maliki ngừng tái tranh cử: Liệu ổn định có trở lại?

(Baonghean) - Dưới sức ép rất lớn từ trong và ngoài nước, sau nhiều lần khẳng định tái tranh cử chức thủ tướng nhiệm kỳ thứ 3, ngày 14/8, đương kim Thủ tướng Iraq Nuri al-Maliki tuyên bố sẽ không tái tranh cử và ủng hộ người vừa được chỉ định thay thế mình là Phó Chủ tịch Quốc hội Haidar al-Abadi. Quyết định của ông được cho là để tạo thuận lợi cho việc thành lập chính phủ vốn đã ngập tràn chia rẽ sâu sắc, trong khi đó Iraq lại đang phải đối mặt với sự trỗi dậy của các chiến binh Nhà nước Hồi giáo Iraq (IS).
Thủ tướng Iraq Nuri al-Maliki. Ảnh: AFP
Thủ tướng Iraq Nuri al-Maliki. Ảnh: AFP
Nouri al-Maliki là Thủ tướng đầu tiên của Iraq kể từ khi nước này có hiến pháp mới. Trước khi trở thành Thủ tướng, Maliki đã có thời gian dài sống lưu vong nhưng vẫn tham gia các cuộc đấu tranh lật đổ Tổng thống Saddam Hussein. Maliki cầm quyền thủ tướng trong lúc chiến tranh, tình hình bạo động và mâu thuẫn giữa các sắc tộc vẫn còn. Maliki giữ vững mối quan hệ mật thiết với cả Mỹ lẫn Iraq và giải quyết tốt vấn đề các phe phái chính trị trong nước. Nhưng vẫn chưa đủ, vì Iraq cần có sự hòa giải giữa các dân tộc. Chính phủ của Maliki tìm cách giảm bạo động và tránh gây ra bất đồng quan điểm với người Kurd, cả việc khôi phục lại nền kinh tế Iraq.
Nhiều năm qua, chính quyền Mỹ từng nhiều lần cảnh báo chính quyền do người Shiite chi phối của Thủ tướng Maliki cần phải là đại diện cho mọi sắc tộc, không được có lối hành xử triệt hạ người Sunni thiểu số. Thế nhưng, ông Maliki đã phớt lờ những điều này, tiếp tục không chịu chia sẻ quyền lực và quyền lợi kinh tế với người Sunni, bỏ tù nhiều nhà lãnh đạo biểu tình Sunni. Những chính sách được cho là thiên vị người Shiite một cách thái quá như gạt người Sunni và người Kurd ra bên lề xã hội khiến Nhà trắng hết sức tức giận. Ngay từ giữa tháng 6/2014 Washington đã muốn các đảng phái chính trị ở Iraq thành lập một chính phủ mới, một chính phủ bao gồm các đại diện của cộng đồng người Sunni và người quốc, loại bỏ Thủ tướng Nouri al-Maliki, sau khi ông này quyết tụ hợp một liên minh lãnh đạo sau cuộc bầu cử hồi tháng 4 vừa qua. Giới chức Washington nhận định rằng lãnh đạo người Shiite này đã không thể thực hiện được hòa giải dân tộc với người Sunni thiểu số, ổn định hóa quốc gia đầy bất ổn chính trị này. Nếu một chính phủ mới được thành lập mà không có thủ tướng Nouri al-Maliki có thể giúp ngăn chặn ảnh hưởng của tổ chức Nhà nước Hồi giáo và vùng cận Đông (ISIL) vốn đang phát triển mạnh và nắm quyền kiểm soát nhiều khu vực miền bắc Iraq. Trong khi đó, sức ép của một số đồng minh như Arập, nhất là Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) liên tục gia tăng, buộc Nhà Trắng ngừng hậu thuẫn cho ông Nouri al-Maliki. Mặc dù đoán biết được “bà đỡ” Mỹ đã không còn tin tưởng nếu không muốn nói là thất vọng trong các chính sách của mình, nhưng ông al-Maliki vẫn kêu gọi Mỹ trợ giúp không kích nhằm đẩy lùi và tiêu diệt phiến quân ISIL. Mặc dù ám ảnh về sự sa lầy cuộc chiến ở Iraq đã làm cho nước Mỹ hao người, tốn của vẫn còn đó. Song, trước bối cảnh ISIL ngày càng lớn mạnh, bắt buộc chính quyền Tổng thống Obama vẫn phải cam kết sẽ hỗ trợ với mức độ lớn và lâu dài, nhưng với điều kiện nếu các nhà lãnh đạo Iraq tiến hành các bước cần thiết để đưa đất nước xích lại gần nhau thì mới có hiệu quả.
Giữa lúc cuộc chiến có sự hỗ trợ từ một số nước đồng minh, đặc biệt là Mỹ chống lại các tay súng thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo ISIL đang diễn ra ác liệt, thì vị thủ tướng này đã có một hành động được cho là đi quá giới hạn, đó là ông cáo buộc khu tự trị này chứa chấp các phần tử thánh chiến Hồi giáo. Ngay lập tức, vị thủ tướng này nhận được sự phản ứng gay gắt. Trên trang web của người đứng đầu chính quyền khu tự trị  dòng Sunni đối lập - ông Massud Barzani, nêu rõ: "Thủ tướng Maliki đã trở nên quá khích và mất cân bằng... Ông phải xin lỗi nhân dân Iraq và từ chức”. Tuy nhiên, al-Maliki tuyên bố sẽ không từ bỏ việc ra tranh cử nhiệm kỳ thứ ba cho đến khi Tổng thống Iraq Fuad Masum chỉ định Phó Chủ tịch Quốc hội Haider al-Ibadi, thuộc đảng Daawa của ông Maliki, chịu trách nhiệm thành lập Chính phủ tiếp theo. Động thái này khiến ông al-Maliki phản ứng mạnh mẽ, chính trường Iraq rơi vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng.
Cuối cùng, sau sức ép đến từ rất nhiều phía, ngày 14/8, tuyên bố sẽ không tái tranh cử và ủng hộ người vừa được chỉ định thay thế mình là Phó Chủ tịch Quốc hội Haidar al-Abadi. Ông cũng không muốn mình là nguyên nhân gây thêm đổ máu tại Iraq. Hơn nữa, ngay cả những người được cho là đồng minh thuộc chính trị gia thuộc khối đảng của người Shiite chiếm đa số trong Quốc hội mới được bầu hồi tháng Tư vừa qua, trong đó có Liên minh Nhà nước pháp quyền (SOL), cũng không ủng hộ ông tiếp tục làm Thủ tướng Iraq nhiệm kỳ thứ ba. Tuy nhiên, vẫn còn đó những hoài nghi về một viễn cảnh chấm dứt xung đột sau khi ông al-Maliki tuyên bố không tham gia tranh cử nhiệm kỳ thứ 3. Bởi hiện mâu thuẫn sắc tộc ở đất nước cận đông này đã trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.
Cảnh Nam

tin mới

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

(Baonghean.vn) - Theo Forbes, bom lượn KAB đã trở thành "vũ khí thần kỳ" thực sự của Nga. Trong khi đó, Lực lượng vũ trang Ukraine phàn nàn rằng, họ không có biện pháp nào đối phó. Có thể máy bay chiến đấu F-16 sẽ hỗ trợ Kiev, nhưng phải chờ đợi cho đến khi chúng xuất hiện đủ số lượng.

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

(Baonghean.vn) - “Chúng ta đang ở trong tình trạng chiến tranh” - lời khẳng định này của thư ký báo chí Tổng thống Nga, Dmitry Peskov gần như được hiểu là một sự thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận của Điện Kremlin, không phải chỉ đánh giá xung đột ở Ukraine, mà cả tình hình ở Nga nói chung.

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

(Baonghean.vn) - Trong bối cảnh xung đột hiện nay, nếu 2.000 binh lính Pháp được cử đến Ukraine, sẽ chỉ như “một giọt nước trong đại dương”. Hơn nữa, nếu thực sự phương Tây nỗ lực muốn xoay chuyển tình hình, thì họ liệu có tuyên bố công khai và tích cực về việc gửi quân tới Ukraine như vậy?

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

(Baonghean.vn) - Vụ khủng bố đẫm máu tại nhà hát Crocus City Hall vùng ngoại ô Moskva tối 22/3 trở thành tâm điểm của dư luận thế giới. Liên quan vụ việc, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an nêu quan điểm trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo Nghệ An.

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế hôm nay có những thông tin sau: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở Nga đều là người nước ngoài; Ukraine tập kích loạt tên lửa vào Crimea; Mỹ thông qua dự luật 1,2 nghìn tỷ USD ngăn chính phủ đóng cửa; Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng bắn tại Gaza.

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

(Baonghean.vn) - Cựu cố vấn Lầu Năm Góc, Đại tá đã nghỉ hưu Douglas McGregor cho rằng, các cơ quan tình báo phương Tây - CIA và MI6, có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố tại khu phức hợp Crocus ở ngoại ô Moskva, và những kẻ tấn công liên quan đến các phần tử chiến đấu ở phía Ukraine.

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

(Baonghean.vn) - Châu Âu như được thức tỉnh, sau một thời gian lơ là đầu tư phát triển quốc phòng, và bị phụ thuộc sâu sắc vào Mỹ. EU cố gắng chuẩn bị cho một tương lai, trong đó Tổng thống Putin, và rất có thể là ông Donald Trump sẽ đóng vai trò quan trọng. 

WHO kêu gọi Israel mở thêm cửa khẩu vào Gaza

WHO kêu gọi Israel mở thêm cửa khẩu vào Gaza

(Baonghean.vn) - Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định, viện trợ đường bộ thông qua các cửa khẩu là biện pháp tốt nhất để có thể ngăn chặn nguy cơ xảy ra nạn đói tại Gaza.