Thượng đỉnh Mỹ-Triều không đạt được thỏa thuận; Pakistan sẵn sàng trao trả phi công Ấn Độ

Hữu Quân 01/03/2019 06:21

(Baonghean.vn) - Thượng đỉnh Mỹ - Triều không đạt được thỏa thuận; Pakistan sẵn sàng trao trả phi công Ấn Độ bị bắt giữ; Liên hợp quốc xem xét 2 dự thảo nghị quyết đối lập về Venezuela; Nga cảnh báo đáp trả nếu Mỹ triển khai tên lửa mới tại châu Âu... là những tin tức nổi bật của thế giới 24h qua.

Thượng đỉnh Mỹ - Triều không đạt được thỏa thuận, kết thúc sớm

Thuong dinh My - Trieu khong dat duoc thoa thuan, ket thuc som hinh anh 1

Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un. Ảnh:AFP.

  • Nhà Trắng xác nhận vòng đàm phán thứ hai giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã không đạt được thêm thỏa thuận nào. "Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong Un đã có các cuộc họp tốt đẹp và mang tính xây dựng. Hai nhà lãnh đạo thảo luận về nhiều cách để thúc đẩy phi hạt nhân hóa và các ý tưởng thúc đẩy kinh tế", Thư ký Báo Nhà Trắng Sarah Sanders cho biết. "Tuy nhiên, các bên không đạt được thỏa thuận nào vào thời điểm này. Các đội ngũ hai nước mong đợi có thêm nhiều cuộc gặp khác trong tương lai", bà thông báo.
Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu cuộc họp báo tại khách sạn Marriot lúc 14h10, sớm hơn hai tiếng so với kế hoạch, sau khi ông và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un không đạt được bất cứ thỏa thuận nào trong cuộc gặp thượng đỉnh tại khách sạn Metropole, Hà Nội. Theo Trump, hội nghị thượng đỉnh giữa ông và Chủ tịch Kim Jong-un không đi đến thống nhất do bất đồng về việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt. Triều Tiên sẵn sàng phá dỡ tổ hợp hạt nhân Yongbyong nhưng chỉ khi Mỹ dỡ bỏ toàn bộ lệnh cấm vận trước. Trump và các cố vấn của ông không sẵn sàng thực hiện yêu cầu này.

Đoàn quan chức cấp cao Triều Tiên thăm Trung Quốc sau Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều

Chú thích ảnh
Thứ trưởng Triều Tiên Ri Kil-song (trái) trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (phải) tại Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 28/2. Ảnh: AFP/TTXVN

Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 28/2 đưa tin một phái đoàn của Bộ Ngoại giao nước này, do Thứ trưởng Ri Kil-song dẫn đầu, đã đến Bắc Kinh, bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng cho biết hai nước sẽ thảo luận về quan hệ song phương và các vấn đề cùng quan tâm.

Chuyến thăm của các quan chức trên diễn ra ngay sau khi Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần 2 tại Hà Nội kết thúc, làm dấy lên tin đồn rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có thể thăm Bắc Kinh trên đường trở về Bình Nhưỡng sau hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Nga cảnh báo đáp trả nếu Mỹ triển khai tên lửa mới tại châu Âu

nga canh bao dap tra neu my trien khai ten lua moi tai chau au hinh 1

Hiệp ước INF. Ảnh minh họa cuaYỏrkshire CND.

Nga hôm 27/2 cảnh báo sẽ sẵn sàng đáp trả thích hợp nếu Mỹ triển khai các tên lửa mới tại châu Âu. Đầu tháng 2 này, Mỹ thông báo sẽ rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) trong 6 tháng nữa, nếu Nga không chấm dứt các hoạt động vi phạm. Nga phủ nhận cáo buộc, đồng thời cũng tuyên bố đình chỉ nghĩa vụ thực hiện Hiệp ước.

Phát biểu tại Hội nghị giải trừ vũ khí tại Liên Hợp Quốc, Phó đại diện về vấn đề giải trừ vũ khí của Nga tại Liên Hợp Quốc Alexander Devneko khẳng định, vũ khí của Nga sẽ phản ứng đối với mối đe dọa trực tiếp nhằm vào nước này. Trong khi đó, Đại sứ Mỹ về vấn đề giải trừ vũ khí tại Liên hợp quốc Robert Wood cho rằng Mỹ không có lí do để tin Nga sẽ tuân thủ Hiệp ước INF, đồng thời cho rằng tuyên bố đáp trả của Nga là một “thông điệp nguy hiểm”.

Pakistan sẵn sàng trao trả phi công Ấn Độ bị bắt giữ

Chú thích ảnh

Xác một máy bay quân sự Ấn Độ được cho là do Pakistan bắn rơi ở Budgam, cách thủ phủ Srinagar thuộc khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát ngày 27/2/2019. Ảnh: THX/TTXVN

Ngày 28/2, Ngoại trưởng Pakistan Shah Mahmood Qureshi tuyên bố nước này sẽ trao trả viên phi công Ấn Độ bị bắt giữ hồi tuần này nếu việc đó giúp giảm căng thẳng với nước láng giềng Ấn Độ. Kênh truyền hình nhà nước Geo TV dẫn lời ông Qureshi khẳng định: "Chúng tôi sẵn sàng trao trả viên phi công Ấn Độ bị bắt giữ nếu việc này dẫn tới khả năng giảm căng thẳng".

Ngày 27/2 vừa qua, Pakistan công bố băng hình một phi công Ấn Độ bị bắt giữ sau khi Pakistan bắn hạ 2 máy bay và bắt giữ phi công Ấn Độ. Bộ Ngoại giao Ấn Độ đã phản đối mạnh mẽ việc Pakistan công bố hình ảnh sỹ quan bị thương của không quân Ấn Độ bị Pakistan bắt giữ, nhấn mạnh điều này đã vi phạm Công ước Geneva và Luật nhân đạo quốc tế.

Liên hợp quốc xem xét 2 dự thảo nghị quyết đối lập về Venezuela

lien hop quoc xem xet 2 du thao nghi quyet doi lap ve venezuela hinh 1

Tổng thống Venezuela Maduro. Ảnh: TodayVenezuela.

Mỹ kêu gọi một cuộc bỏ phiếu về dự thảo nghị quyết của Liên hợp quốc hối thúc “khôi phục dân chủ một cách hòa bình” ở Venezuela và tổ chức bầu cử tổng thống tự do, công bằng, cũng như tạo điều kiện cho phân phát hàng cứu trợ nhân đạo cho tất cả những đối tượng đang cần nhất. Dự thảo nghị quyết dự kiến được đưa ra bỏ phiếu vào chiều 28/2 theo giờ Mỹ. Tuy nhiên dự thảo nghị quyết có thể đối mặt với phiếu phủ quyết của Nga, quốc gia vốn ủng hộ Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro.

Nga cũng cho lưu hành một dự thảo nghị quyết có nội dung đối kháng, bày tỏ lo ngại về việc sử dụng vũ lực chống Venezuela và can thiệp vào công việc nội bộ của nước này. Dự thảo của Nga khẳng định các tranh chấp quốc tế cần được giải quyết hòa bình và tình hình Venezuela cần được giải quyết thông qua các biện pháp hòa bình.

Mỹ kêu gọi công nhận chủ quyền của Israel đối với Cao nguyên Golan

My keu goi cong nhan chu quyen cua Israel doi voi Cao nguyen Golan hinh anh 1
Quốc kỳ của Israel tại Cao nguyên Golan. Ảnh: Reuters

Theo Sputnik, một dự luật mới được các nghị sỹ của cả hai viện Quốc hội Mỹ đề xuất hôm 27/2 đã kêu gọi công nhận chủ quyền của Israel đối với Cao nguyên Golan như một chiến lược chống Iran và Syria. Bản sao dự luật của Thượng viện có đoạn: "Chính sách của Mỹ sẽ là... công nhận chủ quyền của Israel đối với Cao nguyên Golan".

Văn bản này cũng cáo buộc Iran đã lợi dụng cuộc chiến ở Syria để hiện diện quân sự lâu dài tại vùng Levant nhằm tấn công Israel qua Cao nguyên Golan và nhằm lập các hành lang từ trong vùng lãnh thổ này để cung cấp vũ khí cho binh lính và các lực lượng khủng bố ủy nhiệm. Ngoài ra, dự luật trên cũng khẳng định lợi ích của Mỹ là việc Israel duy trì kiểm soát vùng lãnh thổ này nhằm đảm bảo Chính phủ Syria phải đối mặt với "những hậu quả ngoại giao và địa chính trị" khi giết hại thường dân và sử dụng vũ khí hóa học.

Theo Tổng hợp
Copy Link

Mới nhất

x
Thượng đỉnh Mỹ-Triều không đạt được thỏa thuận; Pakistan sẵn sàng trao trả phi công Ấn Độ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO