Thượng tướng Phan Văn Giang: Các lực lượng phải đảm bảo sát cơ sở, sát tình huống trong phòng chống bão lụt

(Baonghean.vn) - Sáng 4/11, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quân rút kinh nghiệm công tác phòng, chống bão lụt, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất, đá khu vực miền Trung tháng 10 năm 2020.

Thượng tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị.

Tại điểm cầu Nghệ An do Đại tá Nguyễn Ngọc Hà - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh chủ trì.

Tháng 10 vừa qua, các tỉnh khu vực miền Trung liên tiếp chịu ảnh hưởng, thiệt hại nặng nề từ các cơn bão số 6, 7, 8, 9 và hoàn lưu bão gây mưa lớn kéo dài làm nước lũ dâng cao, ngập lụt trên diện rộng, sạt lở đất, đá tại nhiều nơi từ Nghệ An đến Quảng Nam.

Đại tá Nguyễn Ngọc Hà, Ủy viên BTV Tỉnh ủy - Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh chủ trì tại điểm cầu Nghệ An.
Đại tá Nguyễn Ngọc Hà - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh chủ trì tại điểm cầu Nghệ An. Ảnh: Hoàng Anh

Thiên tai đã làm 234 người chết, mất tích; trong đó, LLVT QK4 có 11 cán bộ, chiến sỹ hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ tại thủy điện Rào Trăng 3, tỉnh Thừa Thiên Huế và 22 cán bộ, chiến sỹ hy sinh tại Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 337, tỉnh Quảng Trị. Hơn 500.000 ngôi nhà bị đổ sập, hư hỏng và bị ngập; thiệt hại về cây cối, hoa màu, gia súc, gia cầm hiện tại chưa thể thống kê hết.

Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 và Quân khu 5 triển khai đồng bộ, quyết liệt, kịp thời, huy động mọi nguồn lực, phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện có hiệu quả phương châm “4 tại chỗ” ứng phó kịp thời với bão lũ và các tình huống xảy ra.  

Thượng tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kết luận tại hội nghị.
Thượng tướng Phan Văn Giang kết luận tại hội nghị.

Chỉ đạo xuất cấp nhiều trang, thiết bị, phương tiện phục vụ ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho các tỉnh miền Trung thuộc địa bàn Quân khu 4, Quân khu 5 và hỗ trợ nhu yếu phẩm cho Nhân dân vùng bị thiệt hại. Trong đó, đã xuất cấp 32 bộ máy bơm, 1.200 thùng mỳ tôm, 2 tấn gạo, 77,5 tấn lương khô, 20 xuồng cứu sinh, 200 máy phát điện, 4.750 áo phao cứu sinh và một số vật dụng dân sinh khác cho các đơn vị và địa phương các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, trị giá gần 100 tỷ đồng.

Kết luận hội nghị, Thượng tướng Phan Văn Giang nhấn mạnh và đánh giá cao nỗ lực của cán bộ, chiến sỹ không ngại khó khăn, gian khổ, luôn đi đầu đến những nơi gian khó, nguy hiểm thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ tính mạng và tài sản của Nhân dân.

Trung tướng Trần Võ Dũng - Chính ủy Quân khu 4 cùng đoàn công tác Quân khu 4 đã về thăm và trao 3 tấn gạo cho nhân dân bị ảnh hưởng bởi lũ lụt ở 2 xã Hạnh Lâm và Thanh Mỹ của huyện Thanh Chương. Ảnh tư liệu
Trung tướng Trần Võ Dũng - Chính ủy Quân khu 4 cùng đoàn công tác Quân khu 4 đã về thăm và trao 3 tấn gạo cho nhân dân bị ảnh hưởng bởi lũ lụt ở 2 xã Hạnh Lâm và Thanh Mỹ của huyện Thanh Chương. Ảnh tư liệu

Bộ đội giúp dân chạy lụt tại TP Vinh. Ảnh tư liệu
Bộ đội giúp dân chạy lụt tại TP Vinh. Ảnh tư liệu

Trong đó, nổi bật là cán bộ, chiến sỹ của LLVT QK4, QK5. Đây là chỗ dựa vững chắc cho cấp ủy, chính quyền và Nhân dân các địa phương. Đồng chí Tổng Tham mưu trưởng cũng biểu dương lực lượng tuyên truyền, báo chí trong và ngoài Quân đội đã dũng cảm vượt khó khăn, nguy hiểm có mặt kịp thời trên mọi hướng để thông tin kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng những khó khăn, mất mát của Nhân dân; những đóng góp, hy sinh quên mình của “Bộ đội Cụ Hồ” giúp Nhân dân trong thiên tai bão lũ.

Tại hội nghị, Thượng tướng Phan Văn Giang cũng đã nêu một số nội dung trọng tâm trong thực hiện nhiệm vụ phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn trong thời gian tới, nhấn mạnh về công tác huấn luyện đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho các lực lượng phải đảm bảo sát cơ sở, sát tình huống; công tác bảo đảm an toàn; tổ chức lực lượng; chế độ, chính sách và công tác tuyên truyền./.

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.