Thương vụ vũ khí 110 tỷ USD khiến Mỹ lưỡng lự trừng phạt Saudi Arabia?

Lan Hạ ((Theo SCMP))

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Tổng thống Trump miễn cưỡng trong việc ủng hộ trừng phạt, viện dẫn tác động của trừng phạt tới thương vụ vũ khí trị giá 110 tỷ USD mà ông đóng vai trò trung gian hồi năm ngoái.
Trung Quốc không thể vượt qua doanh thu bán vũ khí của Mỹ cho Saudi Arabia. Ảnh: AP
Trung Quốc không thể vượt qua doanh thu bán vũ khí của Mỹ cho Saudi Arabia. Ảnh: AP
Hôm 16/10, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã tới thủ đô Riyadh (Saudi Arabia) để thảo luận về vụ mất tích của nhà báo Khashoggi, trong bối cảnh Washington đang cân nhắc các hành động nhằm vào Riyadh liên quan tới vấn đề này.

Tuy nhiên, Tổng thống Trump miễn cưỡng trong việc ủng hộ trừng phạt, viện dẫn tác động của trừng phạt tới thương vụ vũ khí trị giá 110 tỷ USD mà ông đóng vai trò trung gian hồi năm ngoái. Theo Tổng thống Trump, khoản tiền đầu tư 110 tỷ USD này có thể được Riyadh sử dụng tại Nga, Trung Quốc hoặc nơi nào khác.

Lâu nay, Saudi Arabia tìm cách đa dạng hóa để hạn chế sự phụ thuộc vào Mỹ, và tăng cường hợp tác với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Vương quốc Arab này với kim ngạch thương mại song phương đạt hơn 40 tỷ USD hồi năm ngoái.

Tháng 3 vừa qua, hai nước cũng ký các thỏa thuận trị giá 65 tỷ USD trong các lĩnh vực từ năng lượng tới công nghệ vũ trụ.

Trong một bài bình luận, Tổng Giám đốc Turki Aldakhil của kênh truyền hình quốc gia Al Arabiya nhận xét, Saudi Arabia có thể chuyển sang các nước như Trung Quốc và Nga để giúp hoàn thiện nhu cầu quân sự nếu các Mỹ áp đặt trừng phạt, một bước đi sẽ "gây ra thảm họa kinh tế khiến toàn thế giới choáng váng".

Theo ông Aldakhil, Saudi Arabia - nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới - đang cân nhắc hơn 30 biện pháp đối phó với Mỹ, trong đó có giao dịch dầu bằng đồng NDT thay vì USD.

Tuy nhiên, trong lĩnh vực quân sự, xuất khẩu vũ khí của Trung quốc vào Saudi Arabia thấp hơn nhiều so với Mỹ và các đồng minh châu Âu. Theo số liệu từ Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, hồi năm ngoái, Bắc Kinh chỉ xuất khẩu khoảng 20 triệu USD vũ khí, con số quá ít ỏi so với 3,4 tỷ USD từ Washington.

Chuyên gia Jonathan Fulton nghiên cứu khoa học chính trị ở Đại học Zayed tại Abu Dhabi, cho rằng, Trung Quốc đã lưu tâm nhiều hơn tới quan hệ buôn bán vũ khí trong khu vực với các nước vùng Vịnh trong những năm gần đây.
Trung Quốc cam kết viện trợ và cho vay 23 tỷ USD đối với các nước vùng Vịnh. Ảnh: Getty
Trung Quốc cam kết viện trợ và cho vay 23 tỷ USD đối với các nước vùng Vịnh. Ảnh: Getty

Chuyên gia này chia sẻ: "Một phần lý do Saudi Arabia đa dạng hóa là do có nhiều thay đổi cấu trúc trong quan hệ với Mỹ. Một lý do khác rõ ràng là quan hệ thương mại và kinh tế gia tăng giữa các nước vùng Vịnh với Trung Quốc".

Trong khi đó, ông Robert Mason, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Đông tại Đại học Mỹ ở Cairo, cho rằng, Trung Quốc không muốn can dự trong giai đoạn này để tránh căng thẳng thêm nữa với chính quyền Tổng thống Trump.

Ông Mason nêu rõ: "Tôi chắc chắn Trung Quốc sẽ quan tâm tới việc mở rộng quan hệ chỉ khi quan hệ Mỹ - Saudi Arabia xuống dốc. Tuy nhiên, rất khó để Mỹ thay đổi chính sách hàng thập kỷ của nước này, ủng hộ quan hệ kinh tế và an ninh chặt chẽ với Vương quốc Saudi Arabia, trong đó có hợp tác chống khủng bố và kiềm chế Iran"./.

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.