Thủy lợi trước hết là vì dân

18/02/2012 20:25

(Baonghean)- Đầu tháng 2/2012, tin vui đến với tỉnh ta khi công trình khoa học “Công trình hợp phần đập phụ và kênh tiêu Châu Bình”thuộc dự án thủy lợi bản Mồng đã được VIFOTEC trao giải Ba Sáng tạo khoa học kỹ thuật toàn quốc. Trước đó, công trình này đã được UBND tỉnh Nghệ An trao giải đặc biệt. Tác giả Nguyễn Quang Hòa, đã được nhậnphần thưởng xứng đáng với cuộc đời của một kỹ sưthủy lợi luôn đặt lợi ích người dân lên trên hết.

(Baonghean)- Đầu tháng 2/2012, tin vui đến với tỉnh ta khi công trình khoa học “Công trình hợp phần đập phụ và kênh tiêu Châu Bình”thuộc dự án thủy lợi bản Mồng đã được VIFOTEC trao giải Ba Sáng tạo khoa học kỹ thuật toàn quốc. Trước đó, công trình này đã được UBND tỉnh Nghệ An trao giải đặc biệt. Tác giả Nguyễn Quang Hòa, đã được nhậnphần thưởng xứng đáng với cuộc đời của một kỹ sưthủy lợi luôn đặt lợi ích người dân lên trên hết.

Xin được phản biện công trình

Dự án xây dựng hồ chứa nước thuỷ lợi bản Mồng dự kiến cả vùng đất trù mật xã Châu Bình và một phần xã Châu Hội-Quỳ Châu sẽ ngập chìm trong nước hồ. Theo dự án được phê duyệt ban đầu, với cao trình 83 m- 81,5 m sẽ gây ngập úng và phải di dời 3.000 hộ dân Quỳ Châu, Quỳ Hợp, và huyện Như Xuân- Thanh Hóa. Phương án thứ hai được cân nhắc với cao trình 76,4 m vẫn bị ngập 1.400 hộ dân ở Châu Bình- Quỳ Châu. Riêng xã Châu Bình di dời 773 hộ dân, 3.452 nhân khẩu,(12 bản làng). Kéo theo diện tích đất lúa 215 ha, cây lâu năm, trụ sở UBND xã, trạm xá, các trường học, 18 trạm biến áp …

Trước tình hình Dự án Thủy lợi bản Mồng có nguy cơ không triển khai được, kỹ sư Nguyễn Quang Hòa lúc đó đã nghỉ hưu, là Giám đốc Trung tâm Tư vấn ứng dụng KHKT và CN thủy lợi Nghệ An đã trăn trở nhiều đêm không ngủ được. Những câu hỏi xoáy trong đầu ông: Vì sao, vì sao? Làm sao để bà con không phải di dời nhiều đến thế? Làm sao để những bản làng trù mật, những cánh đồng trù phú ở Châu Bình không biến mất.Hà Tĩnh đã có công trình Thủy điện Ngàn Trươi, Thanh Hóa đã có công trình Thủy lợi - Thủy điện Cửa Đạt, Nghệ An tại sao một dự án lớn đã được đầu tư lại để nguồn vốn chết. Trăn trở, suy nghĩ nhiều đêm, bắt xe lên vớivới Châu Bình, Quỳ Châu, đến sông Cô Ba, đến các khu tái định cư Bắc Hạ Sơn, Chùa Trẻ (Minh Hợp- Quỳ Hợp), Đồng Nấp, Giai Xuân… không biết bao nhiêu lần, lặn lội trong dân, hỏi suy nghĩ, ý kiến bà con, ông đã lặng lẽ không dám nói ra với họ mình đến với tư cách gì…



Ông Nguyễn Quang Hoà bên dòng sông Cô Ba, xã Châu Bình - Quỳ Châu.Ảnh: V.T

Vốn là một kỹ sư thủy lợi, nguyên là Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Nghệ An, gắn bó với miền núi từ lâu, ông hiểu thủy lợi là xóa đói, giảm nghèo, quyết định năng suất, hiệu quả và đời sống của bà con làm nông nghiệp. Từng theo nguyên Bí thư Tỉnh ủy Trương Đình Tuyển đi kiểm tra thực tế, phát động phong trào ra quân làm thủy lợi, tham mưu các chính sách về thủy lợi, tham mưu cho Tỉnh ủyra đời được Nghị quyết 02 về thủy lợi cho cây màu, nuôi trồng thủy sản, kiên cố hóa kênh mương, ông hiểu thấu mong muốn của người dân, am hiểu địa hình, địa chất miền núi, cùng ăn, cùng ở với bà con hàng tuấn liền, người kỹ sư với tuổi đời trên 60 xuân xanh ấy đã phát hiện ra những bất cập, những lãng phí của dự án và đã gửi công văn ra Bộ Nông nghiệp và PTNT xin được phản biện dự án!

Bên chén trà đậm đà đầu Xuân, nhà khoa học Nguyễn Quang Hòa mangra cho chúng tôi xem gần 50 bài báo củaông đã được đăng trên báo Nghệ An, được ông đã gói ghém cẩn thận về các vấn đề thủy lợi: Nào là “Lo nước cho sản xuất và đời sống”, “Chương trình kiên cố hóa kênh mương ở Nghệ An”, “ Những vấn đề đặt ra khi giảm mức thu thủy lợi phí”, “ Giải pháp nào để giúp doanh nghiệp thủy nông hoạt động hiệu quả”, “Báo cáo anh tôi đã giao rồi”, “Chính sách tỉnh nằm trong ngăn kéo huyện”... Những bài báo được ông nâng niu, gìn giữ qua hàng chục năm cùng với tấm thẻ “Cộng tác viên Báo Nghệ An” cho thấy niềm say mê nghiên cứu, phản ánh những bất cập từ cơ sở, gắn bó với thủy lợi, với đời sống… Cũng là cội nguồn cho những nghiên cứu khoa học của ông sau này.

... Trở lại với câu chuyện “bản Mồng” – công trình đã mang lại cho ông và các cộng sự niềm vinh dự lớn lao, ông cho biết: Sau khi gửi công văn lên Sở Nông nghiệp và PTNT về việc xin được phản biện công trình, ông đã không được trả lời.

Ông gửi công văn ra Bộ NN và PTNT nhiều lần, cuối cùng đã được chấp nhận. Niềm vui được phản biện, được làm khoa học đã khiến ông lao vào công việc quên ăn, quên ngủ. Ông biết cũng không phải mình ông hiểu được cái bất cập đó, nhưng họ ngại nói ra. Họ sợ dự án chậm tiến độ, sợ bị rút vốn. “Một số người cũng khuyên can rằng dự án đang triển khai, ông Hoà đừng “thọc gậy bánh xe nữa”, nhưng tôi đã kiên định. Không chỉ để làm lợi tiền của cho Nhà nước mà phải cứu cuộc sốnghàng ngàn con người…”.

Ông Hoà trầm ngâm: Biết rằng Dự án hồ thủy lợi Thủy điện bản Mồngsẽ làm lợi cho đất nước, cấp nước tưới cho 18.871 ha, cấp nước cho sông Cả về mùa kiệt, phát điện với công suất lắp máy 42 MW … Nhưng vùng Châu Bình trù mậtở Quỳ Châu và một số địa điểm khác sẽ bị chìm dưới lòng hồ, người dân phải dờiđến những nơi khôngcó nước sinh hoạt, cuộc sống vô cùng khó khăn. Được Bộ cho phép phản biện, ông đã nghiên cứu hồ sơ, dự án, thu thập số liệu liên quan để đánh giá tác động của dự án, nghiên cứu các qui phạm pháp luật, các chế độ chính sách của Nhà nước, của địa phương có liên quan đến công tác đền bù giải phóng mặt bằng, di dời dân, tái định cư, phong tục tập quán, tôn giáo, dòng họ, bản sắc văn hóa, điều kiện tự nhiên, hạ tầng kinh tế của vùng di dân và vùng tái định cư, những giảipháp tổ chức di dân tối ưu...

Ông Nguyễn Quang Hoà và các cộng sựphản biện công trình trên 3lĩnh vực: phản biện về bố trí cơ cấu cây trồng theo điều kiện thổ nhưỡng của khu tưới; nghiên cứu sự phù hợp về quy mô, vị trí và các thông số kỹ thuật hệ thống trạm bơm; nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả của công trình, nâng cao diện tích tự chảy của khu tưới. Phương án hạ thấp mực nước chết, tăng dung tích hiệu quả. Tiếp tục phản biện về tác động đến môi trường, xã hội của địa phương.

Những tháng ngày vất vả cực nhọc, ông và các cộng sự phải dãi dẫm mưa nắng, luồn rừng đi dọc dòng sông Cô Ba để khảo sát, nghiên cứu địa hình. Cuối cùng với ý chí quyết tâm, ông Hoà và các cộng sự đã thành công với giải pháp “Công trình hợp phần đập phụ và kênh tiêu Châu Bình”. Ông chỉ tay lên tấm bản đồ: Bình thường sông Cô Ba chảy ra sông Hiếu, khi đắp đập bản Mồng nước dềnh sông Cô Ba gây ngập bản Mồng. Cơ quan tư vấn ban đầu đào kênh13 km từ sông Cô Ba về phía sau đập bản Mồng. Phương án của chúng tôi là chỉ cần đào 2 km kênh phụ rộng chừng 50 m từ bản Ba Hai sang bản Hoà Bìnhdẫn nước từ lưu vực sông Cô Ba đổ vào hồ chứa nước bản Mồng. Bên cạnh đó cho đắp thêm 3 đập phụ để bảo vệ khu vực Châu Bình. Phương án này còn bổ sung nguồn nước vàohồ chứa bản Mồng vào mùa khô hạn, lại vừa tiêu lũ vào mùa mưa cho cả xã Châu Bình.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT - Hoàng Văn Thắng đã có Kết luận số 3772/TB-BNN-VP ngày 25/7/2011 về “Công trình hợp phần đập phụ và kênh tiêu Châu Bình” như sau:“Hợp phần đập phụ và kênh tiêu Châu Bình là kết quả nghiên cứu tổng hợp các phương án tối ưu, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao so với phương ánbồi thường di dân và hỗ trợ tái định cư”.

Công trình trên của ông Nguyễn Quang Hoà và các cộng sự đạt giải Đặc biệt – Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Nghệ An năm 2010, giải Ba, Giải thưởng sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ II (trao giải tháng 5/2012).Công trình không phải di dời trên 700 hộ dân, làm lợi cho Nhà nước trên 100tỷ đồng.

Người con của bản làng:

Chúng tôi ngược rừng lên với Châu Bình – Quỳ Châu cùng với ông Nguyễn Quang Hoà. Vừa xuống xe ngồi nghỉ chân ở quán nước đầu bản Bình Ba, bà con đã vây lấy ông Hoà. Bà Kim Thị Quang đã gần 90 tuổi nghe tin ông Hoà về bản cảm động nói: “Dân bản đã coi ông Hoà như người con của bản làng rồi”. Chị Phan Thị Nga, nhà ở sát Quốc lộ 48 kể: “Ý định của gia đình là sẽ đầu tư xây dựng nhà cửa, hàng quán nhưng nghe tin phải di dời nên chán nản lắm chẳng muốn làm ăn gì nữa. Bỗng dưng ông Hoà lại cứu được Châu Bình thoát khỏi di dời, chúng tôi biết ơn lắm. Gia đình giờ yên tâm làm ăn, năm nay sẽ đầu tư xây dựng đại lý để bán hàng tạp hoá”. Chị Quang Thị Xoan đang cấy lúa ngoài đồng cũng về gặp ông Hoà. Chị Xoan nói, đến nơi ở mới Nghĩa Minh-Nghĩa Đàn không có nước, không có ruộng người dân biết sống ra sao? Giờ được ở lại quê cũ làm ruộng, gần gũi người thân, tình làng nghĩa xóm thấy hạnh phúc lắm”. Ở bản Bình Ba tôi thấy ai cũng quý mến ông.

Ông Kim Văn Duyên-Chủ tịch UBND xã Châu Bình, cho biết: Trong năm 2009 có thông báo trên 600 hộ dân sẽ phải di dời. Tâm lý người dân rất hoang mang, chán nản, nhiều dự án công trình đầu tư cơ sở hạ tầng sắp triển khai xây dựng phải dừng lại. Theo lời hứa của dự án là bà con đến nơi ở mới sẽ tốt hơn nơi ở cũ, nhưng bà con không tin. Vì Châu Bình là xã trù phú của Quỳ Châu, có nhiều lúa nước và trên 500 ha mía. Tuy nhiên, sau khi ông Nguyễn Quang Hoà phản biện thành công, Châu Bình không phải di dời, bà con thở phào nhẹ nhõm. Bây giờ ai cũng yên tâm để làm ăn, xã tập trung phát triển kinh tế. Trong năm 2012 khởi động lại các dự án xây dựng đường giao thông, xây dựng công trình nước sạch …

Kỹ sư Nguyễn Quang Hòa mê mải ngắm cánh đồng lúa vừa được bà con cấy dắm. Niềm hạnh phúc như không thể nói lên lời.

Trung tâm Tư vấn ứng dụng KHKT và CN thủy lợi Nghệ An do Kỹ sư Nguyễn Quang Hòa làm Giám đốc từngthành công trong việc nghiên cứu lập quy trình vận hành điều tiết hồ chứa nước sông Sào. Năm 2009, Trung tâm lại được Bộ NN&PTNT chỉ định giao lập quy trình vận hành điều tiết hồ chứa nước Vực Mấu - Quỳnh Lưu được tính theo chế độ lũ cực hạn PME (lũ cực lớn). Kết hợp với các trang thiết bị hiện đại như điều khiển vận hành điều tiết nước tự động, cùng với máy đo mưa để tính mực nước hồ chứaVực Mấu. Nguyễn Quang Hoà từng có nhiều sáng kiến khoa học được áp dụng có hiệu quả, như: công nghệ tự tưới cà phê ở Đông Hiếu-Nghĩa Đàn, tưới cà phê ở Thanh Mai-Thanh Chương, đạt giải Nhất KHCN Nghệ An năm 2005.


Châu Lan – Văn Trường

Thủy lợi trước hết là vì dân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO