Tiến sĩ Đỗ Anh Vũ: Tiếng Nghệ là một phần máu thịt của cha ông

(Baonghean) - Tiến sĩ ngôn ngữ Đỗ Anh Vũ (sinh năm 1980, có nhiều công trình nghiên cứu độc đáo về ngôn ngữ; sáng tác thơ, viết tiểu luận, dịch thuật) đã có nhiều bài viết tâm huyết về ngôn ngữ dân tộc, trong đó có phương ngữ. Chúng tôi vừa có cuộc trao đổi với anh về tiếng Nghệ trong dòng chảy chung của Tiếng Việt.

Trong dòng chảy của ngôn ngữ dân tộc, phương ngữ có một vai trò khá quan trọng, tạo nên bản sắc riêng cho mỗi vùng miền. Tiến sĩ Đỗ Anh Vũ nhận xét như thế nào về tiếng Nghệ?

Xét về mặt khoa học, phương ngữ học là một bộ môn của ngôn ngữ học. Xét về mặt hiện tượng xã hội, phương ngữ là một vấn đề phổ niệm có ở hầu hết các quốc gia/ dân tộc trên thế giới. Bản chất nó chính là sự biểu hiện ngôn ngữ toàn dân ở một địa phương cụ thể với những nét khác biệt của nó so với ngôn ngữ toàn dân hay với một phương ngữ khác. Phương ngữ như thế cũng là một phần của văn hóa, mang đậm dấu ấn từng vùng miền.

Ở Việt Nam từ trước đến nay, các nhà ngôn ngữ học nhìn chung đều thống nhất trong việc chia ra 3 vùng phương ngữ chính: phương ngữ Bắc, phương ngữ Trung và phương ngữ Nam. Tiếng Nghệ thuộc về vùng phương ngữ Trung, bao gồm 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Như vậy, phương ngữ Trung sẽ còn 2 khu vực nữa là phương ngữ Thanh Hóa và phương ngữ Bình Trị Thiên, đều có những khác biệt nhất định về mặt ngữ âm cũng như từ vựng so với phương ngữ Nghệ Tĩnh.

Ảnh: Cao Đông
Tiếng Nghệ là một trong các khu vực thuộc phương ngữ miền Trung. Bên cơi trầu, ấm chè xanh, câu chuyện rổn rảng nơi hiên nhà của các bà, các chị thắm đượm hồn quê, tình quê. Ảnh: Cao Đông
Nghệ ngữ là danh từ mới định danh cho những người Nghệ nói tiếng Nghệ, có bản sắc riêng, không lẫn với bất cứ địa phương nào. Xét về mặt ngữ nghĩa thì tiếng Nghệ có nhiều từ, ngữ so với từ, ngữ toàn dân thì có sự khác biệt. Điều này phần nào đã gây ra sự bất cập trong giao tiếp, theo anh có đúng như vậy không?
Khi xét về sự khác biệt giữa các vùng phương ngữ, 2 vấn đề nổi lên là sự khác biệt về hệ thống từ vựng và hệ thống ngữ âm. Có một hiện tượng rất thú vị trong đời sống mà chúng ta có thể dễ dàng quan sát thấy, đó là những người thuộc phương ngữ Bắc (sinh ra lớn lên ở Bắc) mà nghe những người thuộc phương ngữ Trung nói chuyện với nhau, hay cụ thể hơn là nghe những người Nghệ nói chuyện với nhau có thể sẽ không hiểu gì, người Bắc khi ấy sẽ thường buông một câu cửa miệng: “Nghe họ nói líu lo như chim, không hiểu gì luôn”.
Khi bạn nhắc đến sự khác biệt về từ vựng, có thể làm một vài so sánh đối chiếu tiêu biểu qua một đoạn lục bát khá vui như sau: “Con trâu thì gọi con tru/ Con dâu thì gọi con du trong nhà/ Mấn là váy, ngái là xa/Đi mô để hỏi ai là đi đâu/ Nác su ý nói nước sâu/Trấy bù để gọi quả bầu đấy nha”…
Tiến sĩ Đỗ Anh Vũ. Ảnh: Vân Khánh
Tiến sĩ Đỗ Anh Vũ. Ảnh: Vân Khánh
Tuy nhiên, tôi thấy rằng, nếu quan niệm rằng phương ngữ nói chung, Nghệ ngữ nói riêng gây ra bất cập trong giao tiếp thì không hẳn là như vậy. Bởi thực tế cho thấy, người Nghệ khi tiếp xúc với những người thuộc các vùng miền khác, họ luôn có ý thức sử dụng các đơn vị từ ngữ thuộc hệ thống ngôn ngữ toàn dân để cho người nghe dễ hiểu, thuận lợi trong giao tiếp.
Tôi còn thấy nhiều người Nghệ có khả năng nói giọng Bắc/ tiếng Bắc như người Hà Nội luôn, nếu các bạn ấy mà không giới thiệu rằng mình quê Nghệ An thì người ngoài cũng không thể biết được. Tiếp đến mình nói theo chiều ngược lại, là người Bắc và người Nam khi tiếp xúc với người miền Trung nói chung, người Nghệ nói riêng có thấy khó khăn không?
Theo tôi khó khăn là không lớn, chủ yếu nằm trong một hai lần đầu, bởi một vài khác biệt về mặt ngữ âm/ biểu hiện thanh điệu. Chứ còn về mặt từ ngữ, trong nhiều trường hợp dựa vào hoàn cảnh giao tiếp mình vẫn có thể đoán được, hiểu được, hoặc khi chưa hiểu thì mình hỏi lại bạn thoại xem từ đó thực chất là chỉ cái gì.
Như vậy, những khác biệt về các vùng phương ngữ sẽ làm cho bức tranh ngôn ngữ của mỗi quốc gia thêm đa dạng, phong phú, có thể trở thành những đề tài nghiên cứu khoa học thú vị chứ không có gì là phiền toái cho lắm.

Tiến sĩ Đỗ Anh Vũ nhận xét gì về âm sắc tiếng Nghệ?

Về mặt âm sắc tiếng Nghệ, so với tiếng Bắc có 6 thanh thì tiếng Nghệ chỉ có 5 thanh bởi thanh ngã và thanh nặng nhập làm một, không phân biệt. Ở một số địa phương thuộc Nghệ Tĩnh, theo tôi quan sát thấy, còn có hiện tượng thanh hỏi và thanh ngã nhập một hoặc thanh sắc và thanh nặng nhập một (giống như phương ngữ Huế). Tiếng Nghệ cũng được coi là có độ trầm lớn hơn phương ngữ Bắc và phương ngữ Nam.

Bên cạnh đó, còn phải kể đến một số khác biệt trong thể hiện phụ âm đầu. Nếu như người Bắc không phân biệt giữa s và x, r và d/gi, tr và ch; thì người Nghệ lại có phát âm khu biệt khá rõ những cặp đơn vị nói trên.

Ảnh: Cao Đồng
So với tiếng Bắc có 6 thanh thì tiếng Nghệ chỉ có 5 thanh bởi thanh ngã và thanh nặng nhập làm một, không phân biệt. Vì thế, người xứ lạ khi nghe người Nghệ nói chuyện thường khá lúng túng vì chưa hiểu rõ ý tứ của câu nói. Ảnh: Cao Đông

Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh là kết tinh của tiếng Nghệ, anh đánh giá như thế nào về âm sắc Nghệ trong dân ca ví giặm?

Quả nhiên là quan sát về mặt ca từ trong các bài dân ca hoặc ca khúc mang âm hưởng dân ca, ta sẽ thấy rất rõ đặc trưng ngữ âm vùng miền được thể hiện trong đó. Khi người ca sĩ thể hiện một bài dân ca Nghệ Tĩnh hoặc một ca khúc mang âm hưởng dân ca Nghệ Tĩnh, cũng phải làm rõ được điều này thì mới ra chất Nghệ, thì mới được coi là hát thành công.

Có thể lấy một vài ví dụ về các ca khúc nổi tiếng được viết trên chất liệu dân ca Nghệ Tĩnh, ta cũng sẽ thấy rất rõ đặc trưng ngữ âm tiếng Nghệ được thể hiện ra sao. Chẳng hạn bài Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò Nghệ Tĩnh của Trần Hoàn, ngay từ câu đầu, chữ “giữa” hát lên giống như “giựa”, chính là thể hiện đặc trưng thanh ngã và thanh nặng nhập làm một. Hay bài Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác của nhạc sĩ An Thuyên, trong câu “bát ngát nhớ thương mà thoảng hương giữa đời”, chữ “giữa” cũng được hát lên như chữ “giựa”.

Dân ca ví giặm được kết tinh từ lao động nhọc nhằn, từ nắng gió đồng bãi, từ lời ăn tiếng nói thô mộc đời thường của người nông dân xứ Nghệ. Những cảnh sinh hoạt dân dã trở thành không gian diễn xướng đặc sắc cho lời ca, điệu ví đặm đà "chất Nghệ" bay xa. Ảnh: Cao Đông
Dân ca ví giặm được kết tinh từ lao động nhọc nhằn, từ nắng gió đồng bãi, từ lời ăn tiếng nói thô mộc đời thường của người nông dân xứ Nghệ. Những cảnh sinh hoạt dân dã trở thành không gian diễn xướng đặc sắc cho lời ca, điệu ví đặm đà "chất Nghệ" bay xa. Ảnh: Cao Đông

Phương ngữ nói chung và tiếng Nghệ nói riêng luôn giữ bản sắc riêng và góp phần làm phong phú ngôn ngữ tiếng Việt, anh có hoàn toàn ủng hộ việc sử dụng phương ngữ không?

Việc sử dụng phương ngữ là một hiện tượng xã hội rất bình thường, tiếng nói quê hương của bất kỳ vùng miền nào cũng cần được trân trọng, giữ gìn. Khi chọn tiếng nói để phát thanh trên các đài truyền hình/ đài tiếng nói quốc gia, người ta lúc ấy mới cần phải cân nhắc xem nên chọn phương ngữ nào để tạo ra sự tiếp nhận thuận lợi nhất, chứ còn trong đời sống, về quê được nghe giọng quê mình mới chính là một điều hạnh phúc. Ở giữa quê hương thì phải nói tiếng quê hương và được nghe tiếng quê hương.

Người Việt có câu “chửi cha không bằng pha tiếng” chính là để nói về việc này, hãy làm sao để tiếng nói quê hương giữ trọn được tính nguyên bản của nó. Chắc bạn còn nhớ bài thơ Đường nổi tiếng Hồi hương ngẫu thư của Hạ Tri Chương, trong bài có câu diễn tả sự xúc động khi được nghe lại giọng quê mình: Thiếu tiểu ly gia, lão đại hồi/ Hương âm vô cải mấn mao tồi (Khi đi trẻ, lúc về già/ Giọng quê vẫn thế tóc đà khác bao).

Ảnh: Trung Hà
Náo nức hội làng xứ Nghệ. Ảnh: Trung Hà

Tiếng Nghệ theo anh có hay không?

Tôi yêu tiếng Nghệ, yêu phương ngữ Trung cũng như phương ngữ của mọi vùng miền trên lãnh thổ Việt Nam. Thích nhất là được nghe giọng những thiếu nữ, những người con gái của từng vùng nói chính tiếng quê hương mình. Không chỉ tôi mà nhiều bạn nam giới khác cũng có chung cảm xúc đó, khi tôi từng làm các trắc nghiệm phỏng vấn ngôn ngữ học xã hội. Tiếng Nghệ hay tiếng bất kỳ vùng miền nào đều là một phần máu thịt của cha ông mình, nói như nhạc sĩ Phạm Duy trong bản Tình ca nổi tiếng của ông là: “Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời người ơi. Mẹ hiền ru những câu xa vời. À à ơi tiếng ru muôn đời…”

Trân trọng cảm ơn tiến sĩ Đỗ Anh Vũ đã chia sẻ.

tin mới

Trai làng biển vác 'kiệu bay' trong màn chạy ói, chen nhau 'cướp' lộc tại Lễ hội Đền Cờn

Trai làng biển vác 'kiệu bay' trong màn chạy ói, chen nhau 'cướp' lộc tại Lễ hội Đền Cờn

(Baonghean.vn) - Lễ hội Đền Cờn năm 2024 có nhiều hoạt động, trò chơi dân gian, nhưng đặc sắc nhất là tục chạy ói với màn rước kiệu, tung kiệu bay trên biển. Tục chạy ói thường được tổ chức vào sáng ngày 21 tháng Giêng Âm lịch hàng năm, là nghi lễ quan trọng với ngư dân vùng biển.

Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào: Tưởng nhớ công lao của Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài và quân binh thời Trần

Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào: Tưởng nhớ công lao của Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài và quân binh thời Trần

(Baonghean.vn) - Nằm ở ngã ba sông, nơi hợp lưu của dòng Nậm Nơn và Nậm Mộ để hình thành nên dòng sông Cả kỳ vĩ bồi đắp cho vùng hạ du, đền Vạn - Cửa Rào được xem là ngôi đền linh thiêng nhất miền Tây xứ Nghệ. Sáng 1/3 (20 tháng Giêng), người dân muôn phương đã nô nức dự Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào.

Sẵn sàng cho Lễ hội Hang Bua

Sẵn sàng cho Lễ hội Hang Bua

(Baonghean.vn) - Hang Bua là thắng cảnh tự nhiên nằm trong dãy núi đá vôi “Phà Én” thuộc xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, cách thành phố Vinh 170km về phía Tây Bắc. Lễ hội Hang Bua là một trong những lễ hội lớn nhất của đồng bào các dân tộc của huyện nói riêng và vùng Tây Bắc Nghệ An nói chung.

Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới

Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới

(Baonghean.vn) - Gìn giữ và nuôi dưỡng tình yêu văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ là việc được các cấp ngành cùng đồng bào vùng Tây Bắc Nghệ An chú trọng. Ở làng Mo Mới, xã Nghĩa Xuân (Quỳ Hợp), bà con dân tộc Thổ tích cực sưu tầm, trao truyền những làn điệu dân ca, dân vũ cho thế hệ trẻ.

Người 'giữ lửa' nghề rèn truyền thống của người Mông

Người 'giữ lửa' nghề rèn truyền thống của người Mông

(Baonghean.vn) - Là thế hệ thứ 3 trong gia đình người Mông gắn bó với nghề rèn truyền thống, ông Và Tông Dê (Tương Dương) ngày ngày thổi lửa làm ra không biết bao nhiêu dụng cụ lao động cho bà con. Lò rèn không chỉ nuôi sống gia đình ông mà còn là nơi lưu giữ nghề truyền thống của đồng bào Mông.

Sắc Xuân trên trang phục phụ nữ dân tộc Mông

Sắc Xuân trên trang phục phụ nữ dân tộc Mông

(Baonghean.vn) - Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, lên các bản làng vùng cao, đặc biệt là đến các bản có đồng bào Mông sinh sống, nhiều khách du lịch rất ấn tượng bởi sắc màu trên những bộ trang phục của người phụ nữ, dường như thấy được sắc Xuân trong đó...

Về miền Tây xứ Nghệ khám phá trang phục người Thái cổ

Về miền Tây xứ Nghệ khám phá trang phục người Thái cổ

(Baonghean.vn) - Tại bản Hoa Tiến (xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu), người dân nơi đây vẫn lưu giữ một bộ trang phục của người Thái cổ. Với những họa tiết, hoa văn được thêu một cách tỉ mỉ, kỳ công, bộ trang phục sau hơn 100 năm vẫn giữ được vẹn nguyên giá trị vốn có.

Chuyện 'giữ' cá mát ở Nặm Cướm

Chuyện 'giữ' cá mát ở Nặm Cướm

(Baonghean.vn) - Qua một thời gian dài khai thác tận diệt, nguồn cá mát dần cạn kiệt. Trước thực trạng đó, năm 2023, chính quyền xã Diên Lãm (Quỳ Châu) đã ban hành đề án “Bảo tồn và phát triển nguồn lợi cá mát Nặm Cướm”…

Ngõ phố thắm tình dân

Ngõ phố thắm tình dân

(Baonghean.vn) - Các ngõ phố được trang hoàng sạch, đẹp để đón Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024. Rất nhiều công trình, phần việc in dấu tình đoàn kết của các hộ dân. Điều đó càng tô thắm thêm tình dân trên mỗi ngõ phố ở thành Vinh. 

'Tôi tự hào là một người Nghệ'

'Tôi tự hào là một người Nghệ'

(Baonghean.vn) - Mắc chứng teo cơ tủy sống từ nhỏ, chị Nguyễn Thị Vân (SN 1986), quê Nghi Lộc, được biết đến là một nhân vật có tầm ảnh hưởng tới xã hội, nhất là trong cộng đồng người khuyết tật. Trò chuyện với phóng viên Báo Nghệ An, chị tự hào nhận mình có những “cá tính” đặc trưng rất Nghệ.

Hoa 'tớ dày' xao xuyến miền rẻo cao Kỳ Sơn

Hoa 'tớ dày' xao xuyến miền rẻo cao Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - "Tớ dày" là cách gọi của đồng bào Mông về loài hoa anh đào. Những ngày này các bản làng ở xã Mường Típ, huyện rẻo cao Kỳ Sơn rực sắc "tớ dày". Bất cứ ai cũng trở nên bồi hồi xao xuyến trước loài hoa tuyệt đẹp này.

Tỉ mẩn nghề đan lưới lồng ở Nghi Long

Tỉ mẩn nghề đan lưới lồng ở Nghi Long

(Baonghean.vn) - Gắn bó với nghề đan lưới lồng bè, những người làm nghề ở Trung Sơn (xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc) luôn trăn trở nâng cao tay nghề. Mỗi đường đan, nút thắt là cả sự tỉ mẩn gửi vào đó sự bền chắc của sản phẩm, giúp người nuôi trồng thuỷ sản thêm bội thu…

Thăm phòng trưng bày 'Pỉ Noọng' của bà mế người Thái

Thăm phòng trưng bày 'Pỉ Noọng' của bà mế người Thái

(Baonghean.vn) - Tại bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu có một phòng trưng bày rất đặc biệt mang tên Pỉ Noọng. Đây là không gian trưng bày vật dụng truyền thống của các dân tộc thiểu số như Thái, Mông, Dao, Tày… do bà Sầm Thị Bích dày công sưu tầm từ những năm 1990 cho đến nay.

Du lịch

Khát vọng phát triển du lịch miền Tây

(Baonghean.vn) - Miền Tây Nghệ An tiếp tục được quan tâm định hướng phát triển du lịch với các chương trình, dự án nhằm mang lại thu nhập và nâng cao mức sống cho người dân theo tinh thần Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Xem người Mông Nghệ An làm bánh đặc sản 'lua dúa'

Xem người Mông Nghệ An làm bánh đặc sản 'lua dúa'

(Baonghean.vn) - Ngày Tết càng đến gần cũng là dịp người Mông ở Nghệ An bắt đầu vào mùa làm bánh "lua dúa". Những chiếc bánh dẻo của cộng đồng này chủ yếu dùng để ăn trong gia đình và cũng là vật phẩm không thể thiếu trong lễ cúng của một số dòng họ.