Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng: 'Muốn làm giàu thì đừng làm công chức!'

(Baonghean.vn)- Thời gian gần đây có xu hướng một số công chức xin thôi việc cơ quan Nhà nước để ra “làm ngoài”, Báo Nghệ An có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng - Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội về một số vấn đề liên quan.

Pv: Tại một số địa phương, số lượng công chức chuyển sang làm việc ở khu vực kinh tế tư nhân ngày một nhiều. Ông có nhìn nhận như thế nào về xu hướng này, liệu có đáng lo ngại?

Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng: Việc công chức xin thôi việc để ra làm ngoài diễn ra ở khá nhiều nơi đang là một thực tế, trong đó ở các địa phương phía Nam diễn ra nhiều hơn. Tôi cho rằng đó là một xu hướng lành mạnh!

Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng trao đổi với phóng viên Báo Nghệ An. Ảnh: Đức Anh
Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng trao đổi với phóng viên Báo Nghệ An. Ảnh: Đức Anh

Nếu các công chức tìm được việc làm ngoài thị trường, chứng tỏ kinh tế thị trường đang tạo ra nhu cầu về việc làm, và như vậy là kinh tế thị trường đang vận hành đúng hướng vì nó đang mở ra nhiều cơ hội lao động và tìm kiếm thu nhập hơn cho xã hội. Điều này khác hẳn so với thời kỳ bao cấp.

Bây giờ rất nhiều cơ hội làm giàu ở ngoài thị trường, ở lĩnh vực tư, điều này cho thấy lựa chọn và thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường là lựa chọn đúng. Và xu hướng công chức thôi việc ở cơ quan Nhà nước ra làm cho khu vực kinh tế tư nhân là không đáng quan ngại mà nên hỗ trợ.

Trên thế giới, xu hướng chung là anh muốn giàu có thì vào làm việc ở khu vực kinh tế tư nhân, còn muốn cống hiến thì vào làm việc ở lĩnh vực công. Nếu vào lĩnh vực công mà làm giàu, hay dựa vào khu vực công để làm giàu, thì chỉ có một cách đó là tham nhũng. Mà tham nhũng chính là yếu tố phá nát nền quản trị quốc gia, làm mất lòng tin công chúng và về dài hạn sẽ làm mất ổn định.

Do đó, cần xác định rõ nếu muốn cống hiến thì vào lĩnh vực công, còn muốn làm giàu thì vào lĩnh vực tư.

Pv: Ông có thể đề xuất những giải pháp để cải thiện chất lượng đội ngũ công chức, để đội ngũ công chức yên tâm công tác?

Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng: Những người xin thôi làm việc ở khu vực công để ra làm việc ở khu vực tư rõ ràng là họ làm được một việc là giải phóng chỗ ấy cho người khác. Tạo điều kiện cho nhà tuyển dụng ở khu vực công có điều kiện để tuyển dụng những người muốn cống hiến vào làm việc.

Tôi cho rằng có hai loại người muốn cống hiến, đó là những người muốn cống hiến mà không có năng lực và người muốn cống hiến mà có năng lực. Do đó, nhiệm vụ của tuyển dụng là phải chọn được những người muốn cống hiến và có năng lực. 

Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng theo dõi thông tin trên Báo Nghệ An. Ảnh: Đức Anh
Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng theo dõi thông tin trên Báo Nghệ An. Ảnh: Đức Anh

Tôi thấy ở các nước trong việc tuyển chọn bao giờ cũng có chuyên gia tâm lý. Họ xem người đó có thực sự có động lực cống hiến hay không, chỉ bằng vài câu hỏi người ta có thể thẩm định, đánh giá được người muốn cống hiến hay là không. Nếu biết anh vào lĩnh vực công để có danh tiếng, tệ hơn là để làm giàu thì họ loại ngay.

Như vậy xu hướng những người bỏ việc đang tạo cơ hội cho ta chọn được người vừa có động lực, vừa có năng lực. Vấn đề còn lại là quy trình như thế nào.

Muốn vậy, quy trình tuyển dụng không thể dựa trên thân quen, chạy chọt. Nếu tuyển dụng dựa trên thân quen, chạy chọt, thì sẽ phải tuyển vào một loạt nhân viên mà sau đó thải ra không được.

Để công chức, viên chức yên tâm công tác thì giải pháp quan trọng trước hết là tiếp tục cải cách tiền lương một cách hiệu quả. Phải đảm bảo cho công chức được sống đàng hoàng. Họ đã vào để cống hiến thì phải đảm bảo thu nhập để họ yên tâm cống hiến.

Do đó, lộ trình cải cách tiền lương là phải đưa lại cuộc sống đàng hoàng cho công chức, viên chức. Một công chức mà nhìn hàng xóm ăn một bữa ăn vẫn đang thòm thèm, thì rất có thể khó mà không vi phạm.

Vì vậy tôi cho rằng ta đã thực hiện cải cách tiền lương nhưng mức lương như hiện nay là vẫn chưa đủ để đảm bảo cuộc sống đàng hoàng. Do đó cần phải tiếp tục cải cách mạnh hơn nữa.

Giải pháp thứ hai là phải cải cách thể chế. Phải cải cách thể chế để giảm gánh nặng cho ngân sách. Bao giờ mà chỉ có công chức mới nhận lương từ ngân sách thì mới đảm bảo mức lương đàng hoàng cho công chức. Còn ngân sách đang phải gánh gánh nặng là chi cho các thành phần ngoài công chức thì đối mặt với vấn đề không có tiền để chi.

Những tổ chức khác phải từ thu nhập của nguồn khác. Các tổ chức xã hội sẽ hoạt động tốt hơn nếu họ hưởng lương từ nguồn thu từ các thành viên của họ. Còn nếu ăn lương ngân sách thì các tổ chức xã hội cũng sẽ làm việc như một cơ quan nhà nước. Và nếu ăn lương Nhà nước thì động lực vun vào sẽ là cho nhà nước. Mà vun vào cho nhà nước thì cần gì phải có anh. Vì đúng ra là anh phải đại diện cho xã hội, đại diện cho công chúng.

Tổ chức của hội nào thì phải đại diện cho giá trị của hội viên hội đó. Phải đưa được tiếng nói, yêu cầu của hội viên đến cho nhà nước, và những yêu cầu chính đáng của hội viên phải được thể chế hóa. Thì lúc đó, hội viên sẽ đóng hội phí tương xứng với lợi ích mà cán bộ hội mang lại. Anh làm nhiều thì người ta đóng nhiều, anh làm ít thì nhận ít, còn anh không đại diện cho họ thì việc gì họ phải đóng cho anh.

Như vậy là cải cách tiền lương phải đi liền với cải cách cả thể chế vận hành.

Pv: Từ quá trình nghiên cứu và tìm hiểu thực tế các mô hình có nhiều điểm ưu việt được áp dụng trên thế giới, ông có chia sẻ gì về kinh nghiệm, cách làm hay của các nước?

Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng: Tôi cho rằng nhiều nơi trên thế giới đã minh định tương đối rõ, cái gì xã hội làm, cái gì Nhà nước làm; cái gì cung cấp qua công vụ, cái gì cung cấp qua thị trường. Những cái gì doanh nghiệp làm được, xã hội làm làm được thì Nhà nước không nên ôm. Nếu anh ôm nhiều thì tiền đâu mà trả?

Ở các nước nhiều cái họ để cho tư nhân làm. Ví dụ như nhiều nước hệ thống nhà tù giao cho tư nhân làm, Nhà nước chỉ bỏ tiền ra thuê. Thực tế là tư nhân họ làm không thua gì Nhà nước. Vậy thì việc gì Nhà nước phải tổ chức bộ máy trùng trùng điệp điệp để làm thay?

Hoặc quản trị doanh nghiệp, nếu tư nhân tự quản lý, họ sẽ quản lý giản dị hơn, cách tuyển người làm cho họ cũng thực tế hơn. Họ cứ đưa ra chỉ tiêu, mục tiêu là anh phải vận hành, làm việc để cho ra lãi suất cao là được. Còn nếu anh làm chỉ cho ra lãi suất dưới trung bình thì họ thay. Do đó họ có chế độ trách nhiệm rõ ràng.

Cùng với đó, một số cái dân sự không làm được thì Nhà nước làm. Ví như an ninh trật tự, trật tự pháp luật, đảm bảo công lý, thì Nhà nước phải làm. Hoặc có những lợi ích công cộng, gọi là hàng hóa công và dịch vụ công, như điện chiếu sáng công cộng, thì giao cho Nhà nước. Nếu làm được như vậy thì tinh giản được biên chế, bộ máy hưởng lương ngân sách sẽ tinh gọn, vấn đề cải cách tiền lương mới thật sự thành công căn bản. Về cơ bản, sẽ giải quyết được vấn đề lương công chức thấp, không đủ sống.

Pv: Trân trọng cảm ơn ông!

Ngô Kiên

(Thực hiện)

tin mới

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 26/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 26/3

(Baonghean.vn) - Thường trực Tỉnh ủy chúc mừng Tỉnh đoàn Nghệ An nhân kỷ niệm ngày truyền thống; UBND tỉnh họp thường kỳ tháng 3; Nghệ An sẽ tổ chức tri ân các anh hùng, liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên; Công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2023… là những nội dung đăng tải trong ngày.

Chủ tịch UBND tỉnh: Tập trung hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm, thực hiện các dự án trọng điểm

Chủ tịch UBND tỉnh: Tập trung hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm, thực hiện các dự án trọng điểm

(Baonghean.vn) - Tại phiên họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 3, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung yêu cầu các sở, ngành, địa phương tập trung hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm; tháo gỡ khó khăn, tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Văn Thông chúc mừng Tỉnh đoàn Nghệ An nhân kỷ niệm 93 năm ngày truyền thống

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Văn Thông chúc mừng Tỉnh đoàn Nghệ An nhân kỷ niệm 93 năm ngày truyền thống

(Baonghean.vn) - Sáng 26/3, nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), đồng chí Nguyễn Văn Thông - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy làm trưởng đoàn công tác của tỉnh đến thăm, chúc mừng Tỉnh đoàn Nghệ An.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước

(Baonghean.vn) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các thành viên Chính phủ không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 25/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 25/3

(Baonghean.vn) - Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra công trình đường dây 500kV mạch 3; Khai mạc Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Nghệ An lần thứ XX; Chung cư nội đô ở thành phố Vinh tăng giá mạnh… là những thông tin nổi bật trong ngày 25/3.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 24/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 24/3

(Baonghean.vn) - Lễ hội Đền Chín Gian năm 2024; Vướng mắc trong giải phóng mặt bằng Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 7; Giao dịch vàng sôi động trở lại… là những thông tin nổi bật ngày 24/3.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 23/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 23/3

(Baonghean.vn) - Xã Thanh Tiên đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Thành lập Đoàn kiểm tra hoạt động chống khai thác hải sản bất hợp pháp; Hai cán bộ đoàn Nghệ An đạt giải thưởng Lý Tự Trọng cấp Trung ương… là những nội dung đáng chú ý đăng trên baonghean.vn ngày 23/3.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 22/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 22/3

(Baonghean.vn) - Ngày 22/3 trên baonghean.vn có một số nội dung đáng chú ý: Khánh thành Dự án khôi phục, nâng cấp hệ thống Thủy lợi Bắc Nghệ An; Cảnh báo chiêu trò của tội phạm sử dụng công nghệ cao; TP. Vinh đề xuất thu phí dừng, đỗ xe trên trên một số tuyến đường chính...

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

(Baonghean.vn) - Ngày 22/3, tại thành phố Nha Trang, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị "Gặp gỡ Indonesia năm 2024". Hội nghị là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Indonesia.

Tìm giải pháp để du lịch cộng đồng, du lịch miền Tây Nghệ An phát triển toàn diện, nhanh và bền vững

Tìm giải pháp để du lịch cộng đồng, du lịch miền Tây Nghệ An phát triển toàn diện, nhanh và bền vững

(Baonghean.vn) - Vấn đề trọng tâm được đặt ra tại hội nghị liên quan đến các giải pháp dựa vào cộng đồng để làm du lịch; huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, di sản; đẩy mạnh quảng bá du lịch; đào tạo nguồn nhân lực...

Xã Thanh Liên giữ vững lá cờ đầu ở huyện Thanh Chương

Xã Thanh Liên giữ vững lá cờ đầu ở huyện Thanh Chương

(Baonghean.vn) - Tròn 70 năm, kể từ ngày có tên gọi Thanh Liên, mỗi giai đoạn là một dấu mốc nỗ lực, sáng tạo, vượt khó vươn lên của Đảng bộ và Nhân dân nơi đây. Đặc biệt 10 năm gần đây, địa phương luôn giữ vững “lá cờ” đầu trong các phong trào của huyện Thanh Chương.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 21/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 21/3

(Baonghean.vn) - Lãnh đạo tỉnh khảo sát các mô hình du lịch cộng đồng tại 4 huyện miền Tây Nghệ An; Chi tiết phương án tuyển sinh lớp 10 vào Trường THPT chuyên Phan Bội Châu; Công an huyện Tương Dương thông báo truy tìm chủ sở hữu phương tiện vi phạm hành chính...