Tiếng đàn măng đô lin mừng Tết Độc lập trong chốn tù ngục

(Baonghean) - 86 tuổi đời, 67 năm tuổi Đảng, từng chịu cảnh tù đày trong nhà lao thực dân – đế quốc, ông Nguyễn Duy Nhơn không bao giờ quên được lần vui Tết độc lập trong nhà tù Cam Ranh.

Về xóm Kim Hòa, xã Võ Liệt (Thanh Chương), theo chỉ dẫn, chúng tôi bước qua cánh đồng bắt đầu chín rộ, qua những con đường quanh co và nghe tiếng măng – đô – lin vang vọng từ ngôi nhà ông Nguyễn Duy Nhơn (SN 1931). Trước hiên nhà, ông Nhơn mải mê với cây đàn, những ngón tay già nua vẫn tỏ ra khéo léo và điêu luyện.

Khách bước đến rất gần, những ngón tay của ông mới tạm rời cây đàn và đưa ánh mắt thân thiện: “Những ngày này, tôi như đang sống trong hoài niệm về những năm tháng đã xa, thời còn niên thiếu, rồi tham gia quân ngũ, bị địch bắt giam và vui liên hoan mừng ngày Quốc khánh ngay trong chốn lao tù...”.

1.	Ông Nguyễn Duy Nhơn tìm niềm vui bên cây đàn măng – đô – lin (Ảnh: Công Kiên)
Ông Nguyễn Duy Nhơn tìm niềm vui bên cây đàn măng  đô  lin. Ảnh: Công Kiên

Ông Nhơn có bố quê ở xã Đồng Văn (Thanh Chương), mẹ quê Quảng Trị, ông sinh ra ở Quy Nhơn và được bố mẹ đặt tên theo tên gọi của vùng đất này. Những ngày tháng tổng khởi nghĩa, cậu thiếu niên theo lớp sơ học yếu lược ấy vẫn để tâm theo dõi những biến cố của thời cuộc đang diễn ra trên đất Quy Nhơn.

Hai người anh sớm đứng vào hàng ngũ cách mạng, bám theo phong trào đấu tranh quần chúng. Chưa hiểu cách mạng là gì nhưng cậu học trò Nguyễn Duy Nhơn vẫn hòa vào dòng người tham gia tranh đấu, nghe diễn thuyết cậu hiểu được một ít rằng từ nay sẽ rũ bỏ kiếp đời nô lệ, đất nước sẽ được tự do, không còn cảnh áp bức, bóc lột.

Tròn 19 tuổi, Nguyễn Duy Nhơn xin nhập ngũ và cùng đơn vị chiến đấu ở vùng rừng núi phía Tây Quảng Trị. Cũng trong năm ấy, ông vinh dự được kết nạp vào hàng ngũ của Đảng. Đầu năm 1952, trong một trận chống càn ở huyện Phong Điền, do lực lượng quá chênh lệnh, đơn vị bị tổn thất nặng, ông bị rơi vào tay giặc.

2.	Cuốn sổ ghi chép – kỷ vật từ thời bị giam giữ trong nhà tù đế quốc của ông Nguyễn Duy Nhơn. Ảnh: Công Kiên
2. Cuốn sổ ghi chép – kỷ vật từ thời bị giam giữ trong nhà tù đế quốc của ông Nguyễn Duy Nhơn. Ảnh: Công Kiên

Địch dùng nhục hình tra tấn nhằm khai thác thông tin nhưng ôngkhông khai báo một lời, chúng đành chuyển ông về nhà giam ở Huế, rồi Đà Nẵng và cuối là Cam Ranh (Khánh Hòa). Trong chốn lao tù, những người lính cộng sản tiếp tục cuộc đấu tranh đòi cải thiện bữa ăn, có thuốc chữa bệnh, được học tập văn hóa và tổ chức vui chơi văn nghệ trong mỗi dịp lễ tết cổ truyền.

“Suốt cuộc đời, tôi không bao giờ quên lần đón Tết Độc lập lần thứ 8 ngay trong nhà tù Cam Ranh. Không mâm cỗ thịnh soạn, cũng chẳng có khẩu hiệu, loa đài nhưng anh em tù binh có một ngày thực sự vui vẻ, người Pháp phải nể phục tinh thần yêu nước của người Việt Nam” – ông Nhơn tâm sự.

 Đó là năm 1953, vào dịp đầu Thu, anh em bàn kế hoạch mừng Tết độc lập, để che mắt bọn quản tù mọi người cùng thống nhất dưới danh nghĩa  là tổ chức ngày Rằm tháng Bảy và lễ Vu lan. Mỗi người chuẩn bị một việc, người chế tác nhạc cụ, người dựng phông, người cắt chữ, làm hoa văn trang trí và luyện tập văn nghệ. Riêng ông Nhơn tập trung vào việc chế tác chiếc đàn măng – đô – lin.

Đến ngày đã định, anh em cho người lên mời đại diện nhà tù xuống dự lễ.  Tên quan Hai người Pháp xuống và không khỏi ngạc nhiên khi nhìn tấm phông lộng lẫy, những dòng chữ và hoa văn đủ màu sắc được gắn trên phông và trang trí xung quanh lối vào, cả những nhạc cụ tự chế cất lên những giai điệu thiết tha và hùng tráng.

Anh em giải thích rằng tấm phông được may từ những mảnh bạt vứt vung vãi; chữ và hoa văn làm từ bìa các – tông; màu sắc được pha chế từ những viên thuốc chữa bệnh tán nhỏ, hòa với nước lã. Và chiếc đàn măng – đô – lin được làm từ những mảnh gỗ vứt sau vườn, những sợi dây thép vứt cạnh hàng rào; chiếc sáo được làm từ những mảnh sắt tây cuộn lại rồi đục thành từng lỗ thoát hơi.

Nghe vậy, tên sỹ quan người Pháp há hốc mồm tỏ vẻ ngạc nhiên, rồi về phòng lấy máy ảnh chụp lại những “tác phẩm” được sáng tạo bởi bàn tay những tù binh cộng sản.

3.	Đoàn đại biểu các tỉnh, Thành phố: Hà Nội, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh về Cam Ranh thăm trại giam cũ (ảnh tư liệu)
Đoàn đại biểu các tỉnh, Thành phố: Hà Nội, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh về Cam Ranh thăm trại giam cũ. Ảnh tư liệu

Anh em xếp hàng, hướng về phía Bắc, miệng như cầu khấn nhưng thực chất là hát nhẩm bài “Quốc ca”, cùng chung một suy nghĩ hướng về lá cờ Tổ quốc và quyết tâm chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước. Người Pháp cũng đoán được mục đích chính của buổi lễ nhưng đành lắc đầu. Tiếng đàn, tiếng sáo và tiếng hát vang lên, tất cả mọi người cùng bắt nhịp, tên quan Hai Pháp đi một vòng bắt tay từng người.

Gần một năm sau, ngày 25/8/1954, theo quy định tại Hiệp định Giơ – ne – vơ, ông Nguyễn Duy Nhơn được Pháp trao trả tại Quy Nhơn, nơi sinh ra và lớn lên. Sau đó, ông theo đơn vị tập kết ra miền Bắc, chuyển ngành rồi về quê hương Thanh Chương lao động sản xuất và tham gia công tác xã hội ở cấp xã.

 Kỷ vật duy nhất ông Nhơn còn lưu giữ được trong những năm tháng tù đày là cuốn sổ nhỏ với gần 100 trang, do những người bạn tù ghi lại những dòng cảm xúc. Cuốn sổ nhỏ đã ngả màu, phần lớn trang viết đã nhòe nhưng tình cảm của những tù binh năm xưa dành cho nhau vẫn vẹn nguyên.

Ông Nhơn chia sẻ: “Đã mấy lần tôi trở lại Cam Ranh thăm trại giam cũ, lần nào cũng bồi hồi, xúc động nhớ những đồng đội năm nào. Và nhớ nhất là lần tổ chức vui Tết Độc lập, mừng 8 năm ngày Quốc khánh của đất nước, mới đó mà đã 64 năm đi qua...”. 

Công Kiên

tin mới

Trai làng biển vác 'kiệu bay' trong màn chạy ói, chen nhau 'cướp' lộc tại Lễ hội Đền Cờn

Trai làng biển vác 'kiệu bay' trong màn chạy ói, chen nhau 'cướp' lộc tại Lễ hội Đền Cờn

(Baonghean.vn) - Lễ hội Đền Cờn năm 2024 có nhiều hoạt động, trò chơi dân gian, nhưng đặc sắc nhất là tục chạy ói với màn rước kiệu, tung kiệu bay trên biển. Tục chạy ói thường được tổ chức vào sáng ngày 21 tháng Giêng Âm lịch hàng năm, là nghi lễ quan trọng với ngư dân vùng biển.

Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào: Tưởng nhớ công lao của Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài và quân binh thời Trần

Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào: Tưởng nhớ công lao của Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài và quân binh thời Trần

(Baonghean.vn) - Nằm ở ngã ba sông, nơi hợp lưu của dòng Nậm Nơn và Nậm Mộ để hình thành nên dòng sông Cả kỳ vĩ bồi đắp cho vùng hạ du, đền Vạn - Cửa Rào được xem là ngôi đền linh thiêng nhất miền Tây xứ Nghệ. Sáng 1/3 (20 tháng Giêng), người dân muôn phương đã nô nức dự Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào.

Sẵn sàng cho Lễ hội Hang Bua

Sẵn sàng cho Lễ hội Hang Bua

(Baonghean.vn) - Hang Bua là thắng cảnh tự nhiên nằm trong dãy núi đá vôi “Phà Én” thuộc xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, cách thành phố Vinh 170km về phía Tây Bắc. Lễ hội Hang Bua là một trong những lễ hội lớn nhất của đồng bào các dân tộc của huyện nói riêng và vùng Tây Bắc Nghệ An nói chung.

Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới

Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới

(Baonghean.vn) - Gìn giữ và nuôi dưỡng tình yêu văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ là việc được các cấp ngành cùng đồng bào vùng Tây Bắc Nghệ An chú trọng. Ở làng Mo Mới, xã Nghĩa Xuân (Quỳ Hợp), bà con dân tộc Thổ tích cực sưu tầm, trao truyền những làn điệu dân ca, dân vũ cho thế hệ trẻ.

Người 'giữ lửa' nghề rèn truyền thống của người Mông

Người 'giữ lửa' nghề rèn truyền thống của người Mông

(Baonghean.vn) - Là thế hệ thứ 3 trong gia đình người Mông gắn bó với nghề rèn truyền thống, ông Và Tông Dê (Tương Dương) ngày ngày thổi lửa làm ra không biết bao nhiêu dụng cụ lao động cho bà con. Lò rèn không chỉ nuôi sống gia đình ông mà còn là nơi lưu giữ nghề truyền thống của đồng bào Mông.

Sắc Xuân trên trang phục phụ nữ dân tộc Mông

Sắc Xuân trên trang phục phụ nữ dân tộc Mông

(Baonghean.vn) - Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, lên các bản làng vùng cao, đặc biệt là đến các bản có đồng bào Mông sinh sống, nhiều khách du lịch rất ấn tượng bởi sắc màu trên những bộ trang phục của người phụ nữ, dường như thấy được sắc Xuân trong đó...

Về miền Tây xứ Nghệ khám phá trang phục người Thái cổ

Về miền Tây xứ Nghệ khám phá trang phục người Thái cổ

(Baonghean.vn) - Tại bản Hoa Tiến (xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu), người dân nơi đây vẫn lưu giữ một bộ trang phục của người Thái cổ. Với những họa tiết, hoa văn được thêu một cách tỉ mỉ, kỳ công, bộ trang phục sau hơn 100 năm vẫn giữ được vẹn nguyên giá trị vốn có.

Chuyện 'giữ' cá mát ở Nặm Cướm

Chuyện 'giữ' cá mát ở Nặm Cướm

(Baonghean.vn) - Qua một thời gian dài khai thác tận diệt, nguồn cá mát dần cạn kiệt. Trước thực trạng đó, năm 2023, chính quyền xã Diên Lãm (Quỳ Châu) đã ban hành đề án “Bảo tồn và phát triển nguồn lợi cá mát Nặm Cướm”…

Ngõ phố thắm tình dân

Ngõ phố thắm tình dân

(Baonghean.vn) - Các ngõ phố được trang hoàng sạch, đẹp để đón Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024. Rất nhiều công trình, phần việc in dấu tình đoàn kết của các hộ dân. Điều đó càng tô thắm thêm tình dân trên mỗi ngõ phố ở thành Vinh. 

'Tôi tự hào là một người Nghệ'

'Tôi tự hào là một người Nghệ'

(Baonghean.vn) - Mắc chứng teo cơ tủy sống từ nhỏ, chị Nguyễn Thị Vân (SN 1986), quê Nghi Lộc, được biết đến là một nhân vật có tầm ảnh hưởng tới xã hội, nhất là trong cộng đồng người khuyết tật. Trò chuyện với phóng viên Báo Nghệ An, chị tự hào nhận mình có những “cá tính” đặc trưng rất Nghệ.

Hoa 'tớ dày' xao xuyến miền rẻo cao Kỳ Sơn

Hoa 'tớ dày' xao xuyến miền rẻo cao Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - "Tớ dày" là cách gọi của đồng bào Mông về loài hoa anh đào. Những ngày này các bản làng ở xã Mường Típ, huyện rẻo cao Kỳ Sơn rực sắc "tớ dày". Bất cứ ai cũng trở nên bồi hồi xao xuyến trước loài hoa tuyệt đẹp này.

Tỉ mẩn nghề đan lưới lồng ở Nghi Long

Tỉ mẩn nghề đan lưới lồng ở Nghi Long

(Baonghean.vn) - Gắn bó với nghề đan lưới lồng bè, những người làm nghề ở Trung Sơn (xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc) luôn trăn trở nâng cao tay nghề. Mỗi đường đan, nút thắt là cả sự tỉ mẩn gửi vào đó sự bền chắc của sản phẩm, giúp người nuôi trồng thuỷ sản thêm bội thu…

Thăm phòng trưng bày 'Pỉ Noọng' của bà mế người Thái

Thăm phòng trưng bày 'Pỉ Noọng' của bà mế người Thái

(Baonghean.vn) - Tại bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu có một phòng trưng bày rất đặc biệt mang tên Pỉ Noọng. Đây là không gian trưng bày vật dụng truyền thống của các dân tộc thiểu số như Thái, Mông, Dao, Tày… do bà Sầm Thị Bích dày công sưu tầm từ những năm 1990 cho đến nay.

Du lịch

Khát vọng phát triển du lịch miền Tây

(Baonghean.vn) - Miền Tây Nghệ An tiếp tục được quan tâm định hướng phát triển du lịch với các chương trình, dự án nhằm mang lại thu nhập và nâng cao mức sống cho người dân theo tinh thần Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Xem người Mông Nghệ An làm bánh đặc sản 'lua dúa'

Xem người Mông Nghệ An làm bánh đặc sản 'lua dúa'

(Baonghean.vn) - Ngày Tết càng đến gần cũng là dịp người Mông ở Nghệ An bắt đầu vào mùa làm bánh "lua dúa". Những chiếc bánh dẻo của cộng đồng này chủ yếu dùng để ăn trong gia đình và cũng là vật phẩm không thể thiếu trong lễ cúng của một số dòng họ.