Tiếng Nghệ: Dịu dàng phố đêm 00:10:50

Tiếng Nghệ: Dịu dàng phố đêm

(Baonghean.vn) - Người ta thường sẻ chia về một con phố nào đấy vì nó gắn với kỷ niệm riêng tư; với tôi, nhiều khi phố không có tên. Phố đơn giản chỉ là… phố, nơi con người trượt đi trong nhịp điệu riêng của họ: buồn, vui, chậm rãi, thanh thản, vội vã, cuống cuồng, nóng giận, cô đơn…
Tiếng Nghệ: Thanh Chương Nhút lai ký 00:15:02

Tiếng Nghệ: Thanh Chương Nhút lai ký

(Baonghean.vn) - Bây giờ nhút Thanh Chương đã thành một thương hiệu nổi tiếng. Nhút trở thành một địa chỉ văn hóa. Cùng với Nhút là những tên làng, tên quê, tên những địa danh xưa gắn bó với bao đời lam lũ của người dân Thanh Chương.
Tiếng Nghệ: Hồn tre đất Việt 00:15:46

Tiếng Nghệ: Hồn tre đất Việt

(Baonghean.vn) - Trân trọng gửi tới các bạn một bài viết mà khi đọc lên, dễ cảm nhận được tình yêu của tác giả với làng quê, với hình bóng lũy tre thân thuộc; cùng rưng rưng với từng câu chữ của một người “dù có đi góc bể chân trời cũng không quên được quê hương, hồn cốt của mình...”
Tiếng Nghệ: Chuyện đời một Trung tướng 00:16:40

Tiếng Nghệ: Chuyện đời một Trung tướng

(Baonghean.vn) - Trong chương trình đêm nay, xin giới thiệu tới các bạn bài viết về một vị tướng mà cuộc đời và sự nghiệp của ông là bản anh hùng ca bất hủ... Đó là Trung tướng Nguyễn Đệ quê ở Võ Liệt, Thanh Chương, biệt danh Ba Trung.
Tiếng Nghệ: Thăm đất ông nghè, ông trạng… 00:13:51

Tiếng Nghệ: Thăm đất ông nghè, ông trạng…

(Baonghean.vn) - Chương trình Tiếng Nghệ đêm nay trân trọng gửi tới quý thính giả bài viết “Thăm đất ông nghè, ông trạng” của nhà báo Xuân Hoàng - một bài viết thú vị cùng nhiều thông tin bổ ích về vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử. Mời các bạn lắng nghe qua giọng đọc Hồng Hạnh.
Tiếng Nghệ: Nguyễn Công Trứ trong dân gian 00:11:36

Tiếng Nghệ: Nguyễn Công Trứ trong dân gian

(Baonghean.vn) - Các bạn thân mến, trong chương trình đêm nay, xin gửi tới bài viết “Nguyễn Công Trứ trong dân gian” của tác giả Hoàng Kỳ. Ông được xem là vị quan ngông dưới 3 triều vua; là nhà thơ nổi bật của văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ 19, với “Bài ca ngất ngưởng” được nhiều thế hệ biết đến.
Danh tướng hai mạnh: Bài cuối: Những chiến công trở thành huyền thoại

Danh tướng Hai Mạnh: Bài cuối: Những chiến công trở thành huyền thoại

(Baonghean.vn) - Trong chương trình đêm qua, chúng tôi đã giới thiệu bài 1: Lửa thử vàng - trong loạt bài 2 kỳ về Danh tướng Hai Mạnh - Đại tướng Chu Huy Mân. Đêm nay, mời quý thính giả lắng nghe bài cuối: Những chiến công trở thành huyền thoại. Là người đảng viên đầu tiên trong quân đội nhân dân Việt Nam nhận huy hiệu 70 năm tuổi Đảng, trọn một đời vì nước vì dân, Đại tướng Chu Huy Mân là một tấm gương người cộng sản chân chính, một tướng lĩnh tài ba, đức độ. Từ Việt Bắc đến đất nước Triệu Voi, rồi Tây Nguyên..., những chiến công của danh tướng Hai Mạnh mãi mãi đi vào lịch sử, tiếp nối truyền thống danh tướng Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.
Danh tướng Hai Mạnh: Bài 1: Lửa thử vàng

Danh tướng Hai Mạnh: Bài 1: Lửa thử vàng

(Baonghean.vn) - Đại tướng Chu Huy Mân là một danh tướng của thời đại Hồ Chí Minh. Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Nghệ An địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống hiếu học và yêu nước, cuộc đời cách mạng của ông tiêu biểu cho một thế hệ thanh niên Việt Nam: “Sống đã vì cách mạng, anh em ta/ Chết cũng vì cách mạng, chẳng phiền hà!”... Nhớ về vị tướng tài ba, trong chuyên mục Tiếng Nghệ đêm nay, trân trọng gửi tới quý thính giả bài viết mang tên “Danh tướng Hai Mạnh” của tác giả - Đại tá Nguyễn Khắc Thuần. Bài viết 2 kỳ. Kỳ 1 có tên: Lửa thử vàng. Mời quý thính giả lắng nghe qua giọng đọc Phước Anh.
Chuyện về 3 người thầy xứ Nghệ

Chuyện về 3 người thầy xứ Nghệ

(Baonghean.vn) -  Trong suốt chiều dài lịch sử, quê hương Nghệ An tự hào bởi đã đóng góp cho sự nghiệp giáo dục nhân văn của dân tộc nhiều tấm gương người thầy mẫu mực. Đêm nay, chuyên mục Tiếng Nghệ trân trọng gửi tới các bạn bài viết: “Câu chuyện về ba người thầy xứ Nghệ” của tác giả Phan Thị Nhật, viết về thầy Đặng Thai Mai, thầy Tạ Quang Bửu và thầy Nguyễn Cảnh Toàn. Mỗi người có mỗi quan điểm lý luận riêng về giáo dục, song tựu trung, cốt cách của người xứ Nghệ trong các thầy thì lại rất thống nhất: ý chí, tinh thần vượt khó khi tiến công vào khoa học và đều chiếm lĩnh được những đỉnh cao.
Tiếng Nghệ: Sông Lam, dòng chảy những chiến công

Tiếng Nghệ: Sông Lam, dòng chảy những chiến công

(Baonghean.vn) - Nhắc đến Nghệ An, không thể không nhắc đến dòng sông Lam. Ai đã may mắn từng được lên tận miền biên viễn, nơi dòng Nậm Nơn và Nậm Mộ chảy vào đất Việt; đến với Cửa Rào - nơi hợp lưu của hai con sông ấy để “sinh thành” nên dòng Lam, biểu tượng của văn hóa xứ Nghệ… chắc hẳn không nguôi tự hào về sông nước quê hương, thổn thức về dòng chảy của thời gian và lắng đọng bao trầm tích lịch sử - văn hóa… 
Từ Liên hoan tiếng hát làng Sen đến Lễ hội Làng Sen

Tiếng Nghệ: Từ Liên hoan tiếng hát làng Sen đến Lễ hội Làng Sen

(Baonghean.vn) - Khởi tự lòng dân - nơi cố hương của các làn điệu Phường Vải, Ví Giặm, Liên hoan tiếng hát Làng Sen từ lần thứ Nhất tháng 5/1982 đến Lễ hội Làng Sen tháng 5/2022, qua hàng chục lần tổ chức quy mô cấp tỉnh và cấp toàn quốc, đến nay tròn 40 năm. Lễ hội Làng Sen là sự kiện văn hóa vô cùng đặc biệt: Lễ hội chính là sự biểu hiện tình cảm, lòng ngưỡng mộ thành kính và biết ơn vô hạn của nhân dân cả nước, bạn bè quốc tế đối với công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nghệ sỹ ưu tú Phan Quang Hạnh: Trọn đời với nghệ thuật Tuồng

Tiếng Nghệ: Nghệ sỹ ưu tú Phan Quang Hạnh: Trọn đời với nghệ thuật Tuồng

(Baonghean.vn) -Đam mê với tuồng, trọn đời tận hiến cho nghệ thuật tuồng - đó là cảm nhận về nghệ sỹ ưu tú Phan Quang Hạnh trong những lần gặp gỡ, trò chuyện với ông. Vóc người nhỏ bé, khuôn mặt phúc hậu, và tiếng cười luôn bừng sáng như tiếp thêm năng lượng tích cực cho người đối thoại. Ông bảo rằng, dường như ông chẳng giận hờn, chẳng trách móc ai bao giờ, ông là người luôn muốn mang đến nụ cười cho cuộc đời...
Một cảm nhận xứ Lường

Tiếng Nghệ: Một cảm nhận xứ Lường

(Baonghean.vn) - Người Nghệ ai mà chẳng từng nghe câu hát: “Chính thương anh nên em bàn với mẹ/ Phải ngăn anh không đi chuyến ngược Lường”. Đã ai từng băn khoăn, xứ Lường có chi ghê gớm mà người vợ trẻ phải “nghiêm trọng hóa” đến mức muốn ngăn chồng đi mà vẫn còn “phải bàn với mẹ”? Đêm nay, chuyên mục Tiếng Nghệ xin gửi tới quý thính giả bài viết “Một cảm nhận xứ Lường” của nhà báo Đình Sâm.
Phan Đăng Lưu với sự nghiệp báo chí, văn hóa, văn nghệ

Tiếng Nghệ: Phan Đăng Lưu với sự nghiệp báo chí, văn hóa, văn nghệ

(Baonghean.vn) - Nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Phan Đăng Lưu, Báo Nghệ An trân trọng giới thiệu bài viết của PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương. Bài viết này, như là một bản thu hoạch tâm huyết, quý giá và bổ ích cho tác giả sau nhiều năm học tập, nghiên cứu về nhà cách mạng tiền bối xuất sắc Phan Đăng Lưu; sáng tạo hình tượng người cộng sản ưu tú, kiên trung, tài ba, bất khuất Phan Đăng Lưu.
Nhút Thanh Chương

Đọc truyện đêm khuya: Tản văn xúc động về món nhút quê Nghệ

(Baonghean.vn) - Là người lớn lên nhờ nhút, tự tay biết làm nhút, “cái ấm áp của tình người” trong món ăn đó đã đi theo Vy Phong cả một đời tha hương. Để rồi, mỗi khi nhận được thùng quà từ mẹ, tác giả như được gặp lại người bạn thân của mình. “Đó mới là quê hương của tôi. Đó mới là tình thương của tôi”, Vy Phong viết. Và như thế, món nhút, ông Vại nhút đã trở thành sự kết nối với quê hương, với tuổi thơ, với mẹ, với nguồn cội của tác giả.
Hồn ta ở lại một ga tàu

Tiếng Nghệ: Hồn ta ở lại một ga tàu

(Baonghean.vn) - Các bạn thân mến, sân ga bất kể thời nào, bao giờ và với bất cứ ai từng đến, luôn là nơi ghi dấu ấn những buổi tiễn đưa, những cuộc trùng phùng… Một nụ hôn, một ánh mắt trao nhau giờ ly biệt, một cái nắm tay vội vã, hay thậm chí là những chuyến đơn độc về phương xa… luôn lưu lại vệt ký ức khó quên. Trong chương trình đêm nay, mời quý thính giả cùng lắng nghe bài viết “Hồn ta ở lại một ga tàu” của tác giả Quỳnh An, qua giọng đọc Võ Tố Vân.
Tiếng Nghệ: Về một số lỗi phát âm ở Thanh Chương

Tiếng Nghệ: Quanh chuyện 'vụng về câu nói' của người quê nhút

(Baonghean.vn) - Tiếng Nghệ là cách nói chung về giọng nói của người Nghệ An, còn nếu phân chia cho rõ thì trên đất Nghệ, mỗi vùng miền thung thổ lại có giọng nói khác nhau, với âm sắc ngữ điệu khác nhau. Khác biệt đến nỗi mà ngay cả ở cùng một tỉnh, nhưng có khi người thành Vinh khó mà hiểu được người Nghi Lộc nói gì, hay người Hưng Nguyên cũng có phần lúng túng khi nghe người Thanh Chương trò chuyện; mà thậm chí, người trong 1 huyện mà ở các xã khác nhau cũng có khi nghe không hiểu.
Cây cầu và nỗi nhớ

Tiếng Nghệ: Cây cầu và nỗi nhớ

(Baonghean.vn) - Viết về dòng Lam, về cây cầu Bến Thủy, đã có rất nhiều tác giả gần, xa chắp bút với bao xúc cảm, song qua văn phong của nhà báo Thùy Vinh, dòng Lam vẫn hiện lên thật đặc biệt, nơi mà mỗi con sóng dưới gầm cầu đều gợn một nỗi niềm, mỗi nhịp cầu đong đầy buồn, vui, khát vọng, yêu thương… Hãy cùng chúng tôi lắng lại đêm nay với trang viết giàu hình ảnh, cảm xúc, qua giọng đọc của Võ Tố Vân.
Nhớ vị tương Nam Đàn

Tiếng Nghệ: Nhớ vị tương Nam Đàn

(Baonghean.vn) - Có những món ăn dân dã, thân thuộc mà chỉ nghe tên thôi đã thấy hương quê, tình quê dậy lên trong từng giác quan. Nào nhút Thanh Chương, nào tương Nam Đàn, nào cá trích biển Quỳnh, nào lươn đồng quê lúa… Người Nghệ dù đang sống trong lòng quê Nghệ, hay tha hương tứ xứ, chẳng thể kìm nổi nao lòng mỗi khi hoài niệm về lối xưa, nhà cũ, về chái bếp đơn sơ - nơi có bóng mẹ, bóng chị tảo tần khuya sớm, với những món ăn mộc mạc mà đằm địa thương nhớ suốt cuộc đời. 
rươi

Tiếng Nghệ: Đặc sản sông Lam: Mời gọi một miền rươi

(Baonghean.vn) - Mươi năm lại nay, người Nghệ An đi xa quê có thêm một món ngon để nhớ. Ấy là món rươi. Rồi người tứ xứ qua lại Nghệ An, nếu một lần may mắn được thưởng thức các món chế biến từ rươi tươi vào mùa đánh bắt rộn rã một vùng hạ du Lam giang; thì không khỏi tấm tắc để xa rồi vẫn “ôm mộng” một lần trở lại, về tận nơi thôn dã, háo hức thêm một lần thưởng thức món ngon vào hàng tuyệt đỉnh này!
nguyễn tài tuệ

Tiếng Nghệ: Kỷ niệm cuối với nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ

(Baonghean.vn) - Giờ thì nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ đã về miền mây trắng, về với thế hệ những người anh, người bạn tài hoa như các nhạc sĩ Văn Cao, Lưu Hữu Phước, Phạm Đình Sáu…; về với tổ tiên, ông bà, cha mẹ và bao người thân. Còn tôi, trong buổi chiều quê nhà không nắng, viết ra những dòng này, cả những bài viết về ông trước đó, nhớ lại những lần ra thăm ông… với tất cả niềm mong: nơi miền xa thẳm ấy, “nỗi buồn mênh mang” trong linh hồn người nhạc sĩ tài hoa sẽ vơi bớt phần nào. 
nguyen tai tue

Tiếng Nghệ: Những kỷ niệm trân quý về nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ: Một người Nghệ tài hoa

(Baonghean.vn) -Vào lúc 9 giờ 7 phút ngày 11/2, nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ - người con ưu tú của mảnh đất Thanh Văn, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An qua đời, hưởng thọ 87 tuổi. Như một nén tâm nhang kính cẩn tiễn biệt một người Nghệ tài hoa, Báo Nghệ An trân trọng gửi tới quý thính giả bài viết của tác giả Nguyễn Mai Linh – những hồi ức, kỷ niệm trân quý với nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ. 
cây nêu

Tiếng Nghệ: Sự 'cách tân' cây nêu ngày Tết ở xứ Nghệ

(Baonghean.vn) - Lịch sử, văn hóa trồng và hạ cây nêu của các thế hệ người Nghệ nói riêng, Việt Nam nói chung từng trải qua những bước thăng trầm trước những biến động của lịch sử dân tộc. Lịch sử, văn hóa trồng cây nêu ngày Tết ở vùng đất xứ Nghệ cũng sớm được phục hồi, phát triển và ảnh hưởng đa chiều đối với đời sống văn hóa, tinh thần của mọi người, mọi nhà từ các huyện, thị, thành phố đồng bằng ven biển.
thành Vinh

Tiếng Nghệ: Một tình yêu dành cho thành Vinh

(Baonghean.vn) - Dân Vinh có cái khẳng khái, cái ngược ngạo, cái ồn ào, cái bướng bỉnh mà người xứ lạ nghe qua có phần dè dặt những giao đãi. Nhưng ở lâu, thấy dân Vinh còn là những cư dân hồn hậu, hiếu khách, thật tình, “thấy răng nói rứa”. Những hòa quyện tính cách ấy đã làm nên không khí phố thị Vinh rất đặc trưng, khiến không chỉ tôi, mà nhiều cư dân khác, nhiều lần bật khóc khi bước chân lên chuyến xe liên tỉnh chật chội mưu sinh. 
Vinh

Tiếng Nghệ: Một dòng chảy của lịch sử đô thị Vinh

(Baonghean.vn) - Một đô thị phát triển thịnh vượng như thế nào phần nhiều tùy thuộc vào tầng lớp thị dân sinh sống ở đó. Thị dân được hiểu là những người hoạt động phi nông nghiệp và sinh sống trong các đô thị. Họ là chủ nhân của đô thị, là những người xây dựng và phát triển đô thị. Sự hình thành và phát triển của tầng lớp thị dân là một dòng chảy quan trọng của lịch sử đô thị. Đô thị Vinh cũng vậy...