Những nữ nhà giáo xuất sắc gắn bó với bản làng vùng cao

Mỹ Hà - Tiến Hùng 18/11/2023 15:35

(Baonghean.vn) - Vượt lên khó khăn, trở ngại về hoàn cảnh, những nữ nhà giáo ở miền Tây Nghệ An vẫn yêu nghề, gắn bó với sự nghiệp trồng người. Đây cũng là những gương mặt xuất sắc nhất được tuyên dương trong lễ Kỷ niệm 41 năm ngày Nhà giáo Việt Nam.

Cô giáo Lầu Y Pay- nữ nhà giáo tiêu biểu toàn quốc năm 2023. Clip: Tiến Hùng- Mỹ Hà
bna_Ảnh -Mỹ Hà (6).JPG
Một ngày của cô giáo Lầu Y Pay - giáo viên Trường Mầm non Tri Lễ - huyện Quế Phong bắt đầu từ tờ mờ sáng. Vượt qua quãng đường núi hơn 25km, chị đến với điểm trường lẻ để kịp đón học sinh tới trường. Từ 3 năm nay, điểm trường lẻ nơi chị dạy học bắt đầu thực hiện mô hình bán trú dân nuôi. Học sinh đến trường mang theo cơm được bố mẹ chuẩn bị sẵn ở nhà để trưa ở lại trường. "Trước đây, chưa học bán trú, trưa các con về vất vả lắm. Bây giờ thì các con có trường khang trang, có nơi nghỉ trưa tại trường nên bố mẹ có đi làm rẫy cũng yên tâm" - cô Pay chia sẻ.
bna_Ảnh -Mỹ Hà (23).JPG
Cô giáo Lầu Y Pay, lớn lên tại xã Đoọc Mạy - huyện Kỳ Sơn nhưng cơ duyên đưa chị đến với học sinh của xã Tri Lễ, huyện Quế Phong. Hơn 10 năm nay, chị xung phong đi vào các điểm trường lẻ để vận động học sinh đến trường. Cô Pay chia sẻ, mỗi một ngày đi đi về về trên quãng đường núi hơn 50 km thực sự gian nan, khó khăn. Nhưng chị là người Mông, hiểu phong tục đồng bào, biết tiếng nói của bà con dân bản nên mình phải là người tiên phong, sẵn sàng nhận nhiệm vụ ở nơi vùng khó. Ảnh: Tiến Hùng
bna_Ảnh -Mỹ Hà (1).JPG
Những năm qua, không chỉ làm tốt công tác vận động học sinh đến trường, chị còn là đại biểu Hội đồng nhân dân xã để lắng nghe tiếng nói của bà con dân bản. Ảnh: Mỹ Hà
IMG_2592.JPG
Mỗi điểm trường lẻ chỉ có vài chục học trò và thường là lớp ghép. Nhưng vì tình yêu nghề, vì sự tiến bộ của học trò, cô giáo Pay và các đồng nghiệp vẫn luôn sáng tạo, đổi mới trong dạy và học để có những tiết học lý thú. Ảnh: Tiến Hùng
bna_Ảnh -Mỹ Hà (5).JPG
Với nhiều nỗ lực cố gắng, năm học này, cô giáo Lầu Y Pay được Bộ Giáo dục và Đào tạo tuyên dương Nhà giáo tiêu biểu toàn quốc. Đây không chỉ là vinh dự cho cô, tập thể nhà trường mà còn cho ngành Giáo dục Nghệ An. Việc một giáo viên cắm bản được tuyên dương cũng sẽ là động lực cho các giáo viên đang công tác ở vùng khó vươn lên, vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Ảnh: Mỹ Hà
bna_Ảnh -Mỹ Hà (21).JPG
Còn với cô giáo Phan Thị Quỳnh, giáo viên Trường Mầm non Châu Tiến - Quỳ Châu đã vượt lên hoàn cảnh khó khăn, hoàn thành xuất sắc sự nghiệp trồng người. 3 năm trước, chồng cô giáo Quỳnh là Đại úy Sầm Quốc Nghĩa, bất ngờ hy sinh khi trên đường đi làm nhiệm vụ. Nỗi đau quá lớn, nhưng vì tình yêu với nghề, cô đã gượng dậy. Ngay trong năm học ấy, cô Quỳnh vẫn tham gia Kỳ thi giáo viên dạy giỏi của huyện và đạt giải. Ảnh: Tiến Hùng
bna_Ảnh -Mỹ Hà (19).JPG
“Nỗi đau đó quá lớn, trong suốt thời gian dài, nhiều đêm về chỉ ôm con khóc. Nhưng khi tới trường, tôi phải cố nén tất cả, để làm tốt công việc của mình. Tôi không muốn phụ lòng người chồng đã ngã xuống vì sự bình yên cho Tổ quốc” - cô giáo Phan Thị Quỳnh cho biết. Những năm qua, dù mỗi ngày phải đi về trên quãng đường xa, một mình nuôi con nhỏ nhưng cô đã không ngừng cố gắng, vươn lên. Năm 2023, cô Quỳnh là 1 trong 80 gương mặt nữ giáo viên tiêu biểu được tôn vinh Nữ giáo viên vượt khó do Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức. Ảnh: Mỹ Hà
bna_Ảnh -Mỹ Hà (13).JPG
Còn với cô giáo Hà Thị Hồng - giáo viên người Thái của huyện Quỳ Châu vinh dự được dự Hội nghị Biểu dương nữ giáo viên vượt khó cấp tỉnh. Con đường để trở thành giáo viên của chị là một hành trình vượt khó với nhiều gian nan, thử thách. Ảnh: Tiến Hùng
bna_Ảnh -Mỹ Hà (12).JPG
Hơn 20 năm gắn bó với nghề giáo, chị đã công tác tại nhiều bản làng xa xôi, khó khăn của huyện Quỳ Châu như xã Châu Bình, Châu Phong và nay chị đang giảng dạy tại Trường PT Dân tộc bán trú Tiểu học Châu Hội. Ở trường, chị là giáo viên cốt cán với thành tích 3 lần đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh và 5 lần tham gia chu kỳ giáo viên dạy giỏi cấp huyện. Ảnh: Mỹ Hà
bna_Ảnh -Mỹ Hà (9).JPG
Với nhiều đổi mới trong quá trình giảng dạy, những giờ học của cô giáo Hà Thị Hồng luôn đem đến sự hứng thú cho học trò. Ảnh: Tiến Hùng
bna_Ảnh -Mỹ Hà (15).JPG
Trong năm học 2023 - 2024 này, Trường PT Dân tộc bán trú Tiểu học Châu Hội lần đầu triển khai mô hình trường bán trú. Ngoài 2 buổi dạy ở trường, buổi tối chị thường xuyên vào ký túc xá để hỗ trợ các em học bài. "Các em ở nhà, lớp 1, lớp 2 được bố mẹ chăm sóc. Vào đây các em một mình tôi rất thương và muốn được san sẻ với các em như người mẹ thứ 2" - chị Hồng nói thêm. Hoàn cảnh của chị rất khó khăn, một mình chị nuôi hai con, trong đó có con đầu đang học đại học tại Hà Nội. Tuy nhiên, chính những khó khăn lại giúp chị mạnh mẽ để vượt lên chính mình.
Ảnh: Mỹ Hà
bna_Ảnh -Mỹ Hà (14).JPG
Tình yêu trò, yêu nghề cũng đã trở thành động lực để các giáo viên ở các huyện miền núi Nghệ An vượt qua khó khăn, vất vả. Với họ dẫu gian nan nhưng tất cả vì học sinh thân yêu, vì sự học vùng cao. Ảnh: Tiến Hùng
Giờ dạy của cô giáo Hà Thị Hồng. Clip: Tiến Hùng - Mỹ Hà

Mới nhất

x
Những nữ nhà giáo xuất sắc gắn bó với bản làng vùng cao
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO