Tìm đường đến tri thức

Một ấn tượng sâu sắc trong cuộc đời làm báo của mình, là lần tôi về với quê nhà, nơi cơn lũ dữ vừa đi qua. 

Sinh viên Đại Học Vinh trong ngày lễ nhận bằng tốt nghiệp   - Ảnh: Trọng Sách
Sinh viên Đại Học Vinh trong ngày lễ nhận bằng tốt nghiệp - Ảnh: Trọng Sách
1 Một ấn tượng sâu sắc trong cuộc đời làm báo của mình, là lần tôi về với quê nhà, nơi cơn lũ dữ vừa đi qua. Về, không giản đơn là để tác nghiệp, mà tận sâu thẳm lòng mình, tôi mong mỏi một sự sẻ chia. Những con đường, mảnh vườn, khoảnh sân, nền nhà và ngay cả tường nhà cũng đọng bùn đặc quánh. Giữa những vội vã, xót xa của bao người đang thu dọn, tôi chợt nhìn thấy cô bé con chừng mươi tuổi, đôi tay run rẩy bới tìm trong đống bùn đặc quánh ấy những cuốn sách còn sót lại sau lũ. Đôi mắt em ầng ậng nước. Đối với em, đó là thứ tài sản quý giá nhất, gắn bó nhất, có được nhờ mồ hôi của mẹ em đổ trên đồng, và nó còn gói ghém những kỷ niệm, những giấc mơ của em. Mỗi lần mở những trang sách ấy, em thấy cả một thế giới mới mở ra trước mắt mình, thế giới của sự hiểu biết, dắt em lớn lên mỗi ngày. Cô bé ấy, tôi được biết thường phải đi mò cua, bắt cá để kiếm thêm tiền phụ mẹ, với mong ước được tới trường…
Chính là nó, cái khát vọng khám phá, khát vọng lớn lên, được “bơi ra biển cả” đã thúc giục con người ta tìm đến tri thức. Con đường ấy, đối với nhiều người là vô cùng gập ghềnh, trắc trở, nhưng người ta vẫn cần mẫn đi. Những bước chân vượt đèo vượt suối, những bước chân vượt trên cả nỗi đau đớn tật nguyền. Trong bom đạn rú gào, thì tiếng đọc bài vẫn vang lên trong những căn hầm tối. Dưới những mái lán chơ vơ giữa đại ngàn, những con chữ hiện ra lấp lánh trong mắt các em nhỏ chứa đựng niềm vui lớn lao…
2 Trong rất nhiều lời ru con, sao tôi cứ nhớ đến thế lời ru người mẹ xứ Nghệ. Lời ru hay cũng chính là những dặn dò: “Con ơi mẹ dặn con này/ Chăm lo đèn sách cho tày áo cơm/ Là người đói sạch, rách thơm/ Công danh là nợ nước non phải đền”. Có gì như sâu thẳm trong lời ru kia. Người mẹ không chỉ nhắc con chăm lo đèn sách, đạt giấc mơ “công thành danh toại”, mà nhắc con về lẽ sống, nhắc con về cái “nợ nước non”. Con hãy học để có được tri thức, và đem chính tri thức, sự hiểu biết của con để đáp đền quê hương, đất nước. 
Tri thức phải đi cùng với nhiệt huyết, với sự cống hiến, với lý tưởng sống cao đẹp. Chính điều ấy đã làm nên một hình tượng Trần Văn Ơn - anh học sinh 19 tuổi - “đem xương máu, sinh mạng của mình để đổi lấy tự do cho các bạn bị giam cầm” trong cuộc biểu tình của đồng bào và sinh viên, học sinh ở Sài Gòn - Chợ Lớn chống lại chính quyền thực dân Pháp ngày 9/1/1950. Để từ đó, ngày mà anh Ơn ngã xuống được chọn là Ngày truyền thống Học sinh- sinh viên Việt Nam.
3 Tôi nhớ mãi lần chúng tôi, đám bạn đại học gặp lại mẹ một người bạn cùng lớp khi ra trường được 2 năm. Bác ấy già xọm đi một cách đáng ngạc nhiên, mái tóc bạc gần hết và nỗi buồn thì như ngưng mãi trong đáy mắt. Chúng tôi hỏi thăm về cậu bạn, cái cậu bạn trong con mắt lũ nhà quê chúng tôi thời ấy là “công tử nhà giàu”, tiền tiêu như nước, sau giờ lên lớp là “đi bar”, “đi sàn” và rất vui vẻ khi bị đúp lại một năm. Mẹ cậu ấy nói với chúng tôi, cậu ấy đã ra trường, đi làm ở một cơ quan tốt, thế nhưng đang phải chịu án kỷ luật  nghỉ việc. Và người mẹ ấy, đã nói với chúng tôi những lời gan ruột: “Điều bác tiếc nuối nhất, không phải là công việc tốt của con trai mình mà chính là tuổi trẻ mà nó đã đánh rơi, các cháu ạ. Thời học sinh, sinh viên, thời thanh xuân đẹp đẽ nhất của cuộc đời, nó đã sống mà quên đi hoài bão”. Những lời nói bằng tất cả những đau xót, hối hận của lòng mẹ đã khiến chúng tôi lặng đi. Và đó cũng là điều mà tôi rất muốn nói cùng các bạn - những người đang ngồi trên ghế giảng đường: Đừng đánh rơi tuổi trẻ! 
Nghệ An cuối tuần

tin mới

Lễ phát động

Ngành Giáo dục phát động thi đua '90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024'

(Baonghean.vn) - Việc tổ chức chương trình nhằm động viên, khích lệ cán bộ, nhà giáo, người lao động cùng học sinh trong toàn ngành thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học, góp phần tạo nên những thành công đối với kết quả tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024.

Hướng nghiệp

Hướng nghiệp cho học sinh: Bắt đầu từ nhà trường

(Baonghean.vn) - Hướng nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với các học sinh, nhất là với học sinh cuối cấp. Hiện nay, đây cũng là nhiệm vụ được các nhà trường quan tâm với mục đích định hướng giúp học sinh có lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với khả năng, điều kiện kinh tế và đúng với đam mê.

Tiếng Anh

Nữ sinh lớp 9 đưa danh hiệu Thủ khoa môn Tiếng Anh về với huyện rẻo cao Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Với 15,15 điểm, Phan Thái Anh Thư, lớp 9B, Trường THCS thị trấn Mường Xén là nữ sinh duy nhất giành giải Nhất và là thủ khoa môn Tiếng Anh (bảng B) tại Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh năm nay. Phải chờ đến 14 năm, ngành giáo dục huyện Kỳ Sơn mới một lần nữa đạt được thành tích này.

Hành trình đến danh hiệu thủ khoa môn Ngữ Văn tỉnh Nghệ An của nữ sinh nghèo Khơ Mú

Hành trình đến danh hiệu thủ khoa môn Ngữ Văn tỉnh Nghệ An của nữ sinh nghèo Khơ Mú

(Baonghean.vn) - Bố mẹ đi làm thuê, hai anh em ở nhà nương tựa vào nhau để sống. Để có tiền ăn học, Moong Thị Thơm phải đi giữ trẻ thuê nhưng niềm đam mê học Văn vẫn không bao giờ tắt lụi. Kết quả ngọt ngào đến với em khi giành thủ khoa môn Ngữ văn trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 vừa qua.

Đại diện các bên tiến hành ký Kế hoạch phối hợp xây dựng mô hình. Ảnh: An Quỳnh.

Nghệ An triển khai mô hình 'Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và kỹ năng sống trong các trường học'

(Baonghean.vn) - Sáng 12/3, Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Lễ ký kết kế hoạch phối hợp trong xây dựng, triển khai mô hình “Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và kỹ năng sống trong các trường học” trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Môn Toán

Kỳ tích của đội tuyển Toán ở ngôi trường mang tên Lý Nhật Quang

(Baonghean.vn) - Với 3 giải Nhất, 1 thủ khoa và 100% thành viên đều đạt giải, đội tuyển Toán của Trường Trung học cơ sở Lý Nhật Quang (Đô Lương) đã làm nên kỳ tích tại Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh lớp 9. Thành tích có được không phải bằng sự may mắn mà từ sự kiên trì, vượt khó của cả thầy và trò.

Nhân viên

‘Đường dài’ như biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Tình trạng thiếu giáo viên, nhân viên trường học đã diễn ra tại Nghệ An nhiều năm qua, dẫn đến rất nhiều khó khăn cho các nhà trường. Trong khi đó, hàng nghìn giáo viên, nhân viên hợp đồng và sinh viên sư phạm mới tốt nghiệp lại khó xin việc dẫn đến nhiều nghịch lý.

 Bỏ 'đặc quyền' của chứng chỉ IELTS là hợp lý!

Bỏ 'đặc quyền' của chứng chỉ IELTS là hợp lý!

(Baonghean.vn) - Mấy ngày nay, một số học sinh, phụ huynh và cả giáo viên thường nhắc đến việc Bộ giáo dục và Đào tạo có văn bản chính thức yêu cầu ngành Giáo dục các địa phương bỏ quy định đưa chứng chỉ IELTS vào danh mục điều kiện ưu tiên cộng điểm hoặc tuyển thẳng vào lớp 10.