Tìm giải pháp tạo động lực cho người hoạt động không chuyên trách

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(Baonghean.vn) - Thiếu cơ chế, chính sách đủ mạnh để thu hút, tạo động lực cho người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, xóm hoạt động; đồng thời gây khó khăn cho công tác tạo nguồn đội ngũ cán bộ chuyên trách, công chức kế cận ở cấp xã...

Thành Cường.jpeg
Đồng chí Lê Anh Nga - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Diễn Lâm (huyện Diễn Châu) nêu bất cập trong đào tạo, thu hút đội ngũ cán bộ cơ sở tại Hội nghị đối thoại giữa Thường trực Tỉnh ủy với người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cấp xã được tổ chức vào đầu tháng 8/2023. Ảnh: Thành Cường

Cần cơ chế, chính sách đủ mạnh

Tại Hội nghị gặp mặt, đối thoại giữa Thường trực Tỉnh ủy với người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cấp xã, một trong những nội dung liên quan đến công tác cán bộ được đề cập chính là thiếu cơ chế, chính sách đủ mạnh để thu hút và tạo động lực cho người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, cấp xóm.

Đồng chí Lê Anh Nga - Bí thư Đảng ủy xã Diễn Lâm (huyện Diễn Châu) nêu vấn đề: Thời gian qua, thực hiện tinh giản biên chế và giai đoạn hiện nay đang tiếp tục thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã; đã và sẽ tiếp tục dôi dư đội ngũ cán bộ chuyên trách và công chức. Điều này đồng nghĩa, những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, cấp xóm khó phát triển thành cán bộ chuyên trách hoặc công chức.

bna_ MH.jpg
Cán bộ thôn Vinh Ân, xã Đại Đồng (huyện Thanh Chương) trao đổi với tổ trưởng tổ tự quản về việc duy trì hệ thống thoát nước thải chăn nuôi và sinh hoạt đảm bảo vệ sinh môi trường. Ảnh: MH

Mặt khác, chế độ, chính sách cho người hoạt động không chuyên trách cũng đang còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu đảm bảo cuộc sống tối thiểu. Điều này đang gây tâm lý, tư tưởng cũng như giảm động cơ phấn đấu của đội ngũ hoạt động không chuyên trách cấp xã và khối, xóm.

Cũng phản ánh chế độ chính sách thấp, cơ hội phát triển thành cán bộ chuyên trách, công chức gần như bằng 0, Bí thư Đảng ủy xã Đồng Hợp (huyện Quỳ Hợp) Trần Thị Nga nêu thực trạng, trên địa bàn huyện đã có một số người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã nghỉ việc đi xuất khẩu lao động hoặc tìm việc làm khác.

bna_Cán bộ Hội LHN xã Hoà Sơn, huyện Đô Lương hướng dẫn, hỗ trợ hội viên xây dựng hố rác hữu cơ. Ảnh- MaiHoa.jpg
Cán bộ Hội Phụ nữ xã Hoà Sơn, huyện Đô Lương hướng dẫn, hỗ trợ hội viên xây dựng hố rác hữu cơ. Ảnh: MH

Cùng với chế độ, chính sách và cơ hội phát triển, trưởng thành của người hoạt động không chuyên trách “hẹp” lại, dẫn đến tình trạng được nhiều cơ sở phản ánh, là vừa không thu hút, vừa khó níu giữ những người có năng lực, trách nhiệm, nhiệt huyết làm việc.

Thực trạng người hoạt động không chuyên trách “trong thì muốn ra, ngoài thì không muốn vào” đang diễn ra phổ biến ở nhiều địa phương trong tỉnh, không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động chuyên môn, ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị ở mỗi địa phương, mà còn tác động đến công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kế cận ở cơ sở.

Như chia sẻ của đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng - Bí thư Đảng ủy phường Hoà Hiếu (thị xã Thái Hoà): Tâm lý, tư tưởng của công chức muốn được ổn định, không muốn phấn đấu chuyển sang làm cán bộ chuyên trách nhiều áp lực; nên nguồn cán bộ chuyên trách lâu nay chủ yếu dựa vào đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách cấp xã và khối, xóm trưởng thành.

Tuy nhiên, do chế độ thấp, cộng với cơ hội phát triển trở thành cán bộ chuyên trách hay không thì xa mờ, dẫn đến lực lượng trẻ, có trình độ, năng lực tham gia hoạt động không chuyên trách ở xã khó khăn, đặc biệt ở khối, xóm là rất ít, chủ yếu là người lớn tuổi, cán bộ hưu trí. Đây là vấn đề đau đầu cho cấp cơ sở trong quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách kế cận.

bna_ MH, Công chức phường Hoà Hiếu, thị xã Thái Hoà giải quyết công việc cho người dân tại bộ phận %22một cửa%22. .jpg
Đội ngũ người hoạt động không chuyên trách cấp xã, ở khối, xóm được coi là nguồn kế cận của đội ngũ cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã. Trong ảnh: Công chức phường Hoà Hiếu, thị xã Thái Hoà giải quyết công việc cho người dân tại bộ phận "một cửa". Ảnh: MH

Từ thực tiễn ở cơ sở, đồng chí Nguyễn Viết Hưng - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ cho rằng, đây là những vấn đề cần quan tâm và xử lý. Sở Nội vụ đang được UBND tỉnh giao nhiệm vụ khảo sát, đánh giá, nghiên cứu, tham mưu xây dựng cơ chế chính sách cho cán bộ, trong đó có người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, khối, xóm, thôn, bản, đảm bảo đúng quy định của Trung ương và phù hợp thực tiễn địa phương, đặc biệt là tạo cơ hội cho những người có trình độ, năng lực và khát vọng cống hiến vào bộ máy.

Hiện tại, trên cơ sở chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Nội vụ đang trong quá trình xây dựng và lấy ý kiến góp ý kiến vào dự thảo nghị quyết về quy định chức danh, mức phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở xóm, khối, bản và người trực tiếp tham gia hoạt động ở xóm, khối, bản; mức khoán kinh phí hoạt động cho các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã và tổ dân vận ở xóm, khối, bản trên địa bàn tỉnh theo tinh thần Nghị định số 33 của Chính phủ.

Đồng chí Nguyễn Viết Hưng - Giám đốc Sở Nội vụ

Tháo gỡ vướng mắc

Theo Nghị quyết số 23 ngày 9/12/2021 của HĐND tỉnh, có 11 chức danh đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã gồm: Phó Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự; Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Đảng; Phó Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh; Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ; Phó Chủ tịch Hội Nông dân; Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội Người cao tuổi; Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ; Thú y; Bảo vệ thực vật - Khuyến nông - Khuyến lâm - Khuyến ngư (riêng đối với phường có thêm 2 chức danh: Trưởng ban Bảo vệ dân phố và Phó trưởng ban Bảo vệ dân phố). Cấp xóm gồm 3 chức danh: Bí thư chi bộ; Trưởng xóm, khối, bản; Trưởng ban công tác Mặt trận.

Theo đánh giá của cơ sở, đây là đội ngũ có vai trò cực kỳ quan trọng; họ là những người trực tiếp tuyên truyền, hướng dẫn và tổ chức, đưa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống, góp phần quan trọng đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị ở cơ sở.

Bởi vậy, mặc dù về cơ chế chính sách còn có những khó khăn, bất cập; cơ hội phát triển chưa chắc chắn, rõ ràng, song ở nhiều địa phương trong khả năng, nỗ lực của mình đã có những cơ chế, cách làm vừa đảm bảo thu hút người có năng lực, trình độ vào làm việc, vừa tạo nguồn kế cận cho đội ngũ chuyên trách và công chức.

bna_ Cán bộ huyện cùng cán bộ, công chức xã Xá Lượng, huyện Tương Dương khảo sát đảm bảo an toàn khu dân cư . Ảnh MaiHoa (1).JPG
Cán bộ huyện và xã Xá Lượng, huyện Tương Dương khảo sát đảm bảo an toàn khu dân cư . Ảnh: MH

Như ở huyện Tương Dương, theo chia sẻ của đồng chí Mạc Văn Nguyên - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy, nhiều năm nay, huyện đã quan tâm tuyên truyền, động viên những người tốt nghiệp đại học, cao đẳng trở về địa phương tham gia vào các chức danh không chuyên trách; trong đó tỷ lệ có trình độ đại học ở cấp xã là 43,5%. Gắn với đó là thực hiện bố trí kiêm nhiệm, người đảm nhận 2-3 chức danh nhằm tăng phụ cấp, như một số chức danh không chuyên trách ở cấp xã kiêm bí thư chi bộ, trưởng các khối, xóm, bản hoặc thường vụ các đoàn thể; Phó Chủ tịch Hội Nông dân kiêm bảo vệ thực vật, thú y…

Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy Tương Dương cũng cho biết: Khi ở xã, một số chức danh chuyên trách bị khuyết cũng sẽ bố trí những người hoạt động không chuyên trách có năng lực thay thế, gồm các chức danh chủ tịch các đoàn thể: Phụ nữ, Nông dân, Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên…

bna_ Huy động đoàn viên, hội viên giúp dân xây dựng nhà Đại đoàn kết tại xã Quỳnh Nghĩa, huyện Quỳnh Lưu..jpg
Huy động đoàn viên thanh niên hỗ trợ làm nhà cho hộ nghèo tại xã Quỳnh Nghĩa, huyện Quỳnh Lưu. Ảnh: MH

Tương tự ở huyện Đô Lương, ngoài tạo điều kiện cho người hoạt động không chuyên trách cấp xã, cấp xóm kiêm nhiệm các chức danh với khoảng 90% người kiêm nhiệm 2-3 chức danh để tăng phụ cấp, theo đồng chí Võ Thanh Lục – Phó trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Đô Lương: Ở một số cơ sở cũng đã sáng tạo xây dựng quỹ hoạt động hội để vừa tạo nguồn lực cho hội hoạt động, vừa hỗ trợ thêm cho đội ngũ không chuyên trách cấp xã. Cùng với đó, các cơ sở cũng tạo điều kiện bố trí thời gian làm việc hợp lý cho đội ngũ này, chỉ yêu cầu đến trụ sở làm việc 6 buổi/tuần.

Không thể phủ nhận vai trò, đóng góp của người hoạt động không chuyên trách cấp xã và khối, xóm; đặc biệt lực lượng này là nguồn nhân lực quan trọng ở địa phương, họ chính là đội ngũ kế cận của cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã và cả ngoài địa phương, bởi trong thực tiễn có không ít cán bộ lãnh đạo chủ chốt xuất thân từ những người hoạt động không chuyên trách cấp xã.

bna_ Mô hình nuôi ốc bươu đen của gia đình ông Lê Văn Công ở xã Thanh Hoà, Thanh Chương. bài Thanh Lê.jpg
Triển khai mô hình nuôi ốc bươu đen do Hội Nông dân xã Thanh Hoà (huyện Thanh Chương) chỉ đạo. Ảnh: MH

Để tạo môi trường, điều kiện cho những người hoạt động không chuyên trách cấp xã phát huy năng lực, cống hiến và trưởng thành; nhiều ý kiến từ cơ sở đề xuất tỉnh nghiên cứu sắp xếp, bố trí cán bộ không chuyên trách ở cấp xã theo hướng tinh gọn, tăng cường kiêm nhiệm chức danh phù hợp và bảo đảm mỗi công việc phải có người đảm nhiệm nhằm tăng thu nhập, nâng cao trách nhiệm, hiệu quả công việc được giao; gắn với xây dựng, điều chỉnh mức phụ cấp bảo đảm công bằng, phù hợp hơn. Mặt khác, tỉnh cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, gắn với quy định tuyển dụng vào công chức và bố trí làm cán bộ chuyên trách cấp xã.

Cùng với các vấn đề nêu trên, hiện tại một số địa phương cũng đề xuất tỉnh tháo gỡ cho các cơ sở hiện đang khuyết một số chức danh, như Chủ tịch Ủy ban MTTQ và chủ tịch các đoàn thể: Phụ nữ, Nông dân, Đoàn Thanh niên…, nhưng không được bố trí do chủ trương tạm dừng tuyển dụng, tiếp nhận công chức, viên chức, bổ sung cấp ủy, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện, cấp xã tại Công văn số 1757 ngày 7/3/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về triển khai thực hiện Kết luận số 48 của Bộ Chính trị.

tin mới

Phát huy tối đa các nguồn lực, quyết tâm hoàn thành chỉ tiêu xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở

Phát huy tối đa các nguồn lực, quyết tâm hoàn thành chỉ tiêu xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở

(Baonghean.vn) - Đó là 1 trong những nội dung của Ban Chỉ đạo 1838 Tỉnh ủy Nghệ An nêu ra tại Thông báo kết luận Hội nghị sơ kết 01 năm thực hiện Chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025.

Nghĩa Đàn đưa việc học tập và làm theo gương Bác trở thành việc làm thường xuyên

Nghĩa Đàn đưa việc học tập và làm theo gương Bác trở thành việc làm thường xuyên

(Baonghean.vn) - Qua 3 năm thực hiện Kết luận 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị , việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn đã có sức lan tỏa sâu rộng, tạo chuyển biến mạnh mẽ.

Cần có sự thống nhất về cơ cấu tổ chức bộ máy HĐND cấp huyện và chế độ kiêm nhiệm ở cấp xã

Cần có sự thống nhất về cơ cấu tổ chức bộ máy HĐND cấp huyện và chế độ kiêm nhiệm ở cấp xã

(Baonghean.vn) - Hiện nay, chức năng, nhiệm vụ của HĐND các cấp được tăng cường và yêu cầu ngày càng cao về chất lượng. Tuy nhiên, tổ chức bộ máy của HĐND cấp huyện và chế độ, chính sách cho đại biểu HĐND cấp xã đang đặt ra một số bất cập, cần được nghiên cứu để sửa đổi phù hợp hơn.

Thường trực HĐND tỉnh làm việc với UBND tỉnh về thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021 - 2025

Thường trực HĐND tỉnh làm việc với UBND tỉnh về thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021 - 2025

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở báo cáo của UBND tỉnh về kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025, Thường trực HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh làm rõ nguyên nhân, đề ra các giải pháp cụ thể nhằm đạt kết quả cao nhất vào cuối nhiệm kỳ ở các chỉ tiêu dự báo khó đạt...

Hoàn thành cao nhất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, tạo đà thắng lợi cho cả giai đoạn 2021 - 2025 (*)

Hoàn thành cao nhất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, tạo đà thắng lợi cho cả giai đoạn 2021 - 2025 (*)

(Baonghean.vn) - Báo Nghệ An trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Thái Thanh Quý - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh bế mạc Kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh khóa XVIII sáng 22/4.

9 thí sinh lọt vào vòng thi chung kết Bí thư chi bộ giỏi năm 2024 của Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh Nghệ An

9 thí sinh lọt vào vòng thi chung kết Bí thư chi bộ giỏi năm 2024 của Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh Nghệ An

(Baonghean.vn) - Sau vòng sơ khảo, với 2 phần thi Tự giới thiệu và Thi xử lý tình huống của 47 thí sinh thuộc 32 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Đảng bộ Khối Các cơ quan tỉnh, Ban Tổ chức lựa chọn 9 thí sinh tiếp tục vào vòng chung kết Hội thi Bí thư chi bộ giỏi.

Danh mục vị trí việc làm công chức trong cơ quan Đảng và tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp huyện

Danh mục vị trí việc làm công chức trong cơ quan Đảng và tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp huyện

(Baonghean.vn) - Để tăng cường công tác quản lý biên chế của hệ thống chính trị theo Quy định số 70-QĐ/TW của Bộ Chính trị, Ban Tổ chức Trung ương đã ban hành Quyết định số 2555-QĐ/TW về danh mục vị trí việc làm của các ban Đảng, tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp huyện.

Công trình tượng đài V.I.Lê-nin tại TP. Vinh: Thêm sắt son tình hữu nghị truyền thống

Công trình tượng đài V.I.Lê-nin tại TP. Vinh: Thêm sắt son tình hữu nghị truyền thống

(Baonghean.vn) - Việc chính quyền tỉnh U-li-a-nốp tặng tỉnh Nghệ An bức tượng của V.I. Lê-nin chính là nhằm góp phần thắt chặt mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai tỉnh, củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống, đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước Việt Nam và Liên bang Nga.

Nghệ An phấn đấu hoàn thành Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong tháng 6/2024

Nghệ An phấn đấu hoàn thành Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong tháng 6/2024

(Baonghean.vn) - Theo kế hoạch của Trung ương, đến trước ngày 31/10/2024, các tỉnh, thành phố phải gửi phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã đến Bộ Nội vụ. Hiện các cấp, ngành trong tỉnh đang tập trung chỉ đạo thực hiện, đảm bảo đúng tiến độ và yêu cầu đề ra

Lãnh đạo huyện Quỳnh Lưu nói gì về việc đặt tên xã sau sáp nhập?

Lãnh đạo huyện Quỳnh Lưu nói gì về việc đặt tên xã sau sáp nhập?

(Baonghean.vn) - Trước vấn đề dư luận đang rất quan tâm việc đặt tên xã sau sáp nhập ở huyện Quỳnh Lưu, Báo Nghệ An đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Xuân Dinh - Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu, Phó trưởng Ban chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã huyện Quỳnh Lưu về nội dung liên quan.