Tình trạng tái lấn chiếm gia tăng
(Baonghean) - Việc thực hiện Chỉ thị 05 của Thành ủy Vinh và Kế hoạch 58 của UBND TP Vinh về việc giải tỏa hàng lang giao thông trên các tuyến phố là nhiệm vụ chính trị quan trọng, được UBND thành phố triển khai đồng loạt, liên tục trong thời gian dài trên địa bàn toàn thành phố. Chủ trương này đã nhận được sựđồng tình, ủng hộ và quan trọng hơn là đã tạo được sự thông thoáng trên vỉa hè nhiều tuyến đường. Tuy nhiên, sau thời gian đầu thực hiện, tình hình tái lấn chiếm đang có chiều hướng gia tăng trở lại.
Mặc dù phần lớn thu nhập phụ thuộc vào việc kinh doanh, buôn bán nhỏ lẻ ngay trên vỉa hè tuyến đường Nguyễn Thái Học, nhưng sau nghe chủ trương của trên về giải toả hành lang, vỉa hè, gia đình bà Phan Thị Luận ở khối 10 - phường Lê Lợi- TP Vinh là một trong số các hộ thực hiện nghiêm túc. Việc tháo dỡ mái tôn lấn chiếm đã được gia đình bà tiến hành một cách tự nguyện. Bà Phan Thị Luận cho biết: "Được tuyên truyền vận động nên chúng tôi rất ủng hộ chủ trương của thành phố. Buổi sáng gia đình làm mái tôn, 4h chiều nghe thông báo về việc tháo dỡ, chúng tôi tiến hành tháo dỡ ngay".
Bên cạnh những tuyến đường đã thông thoáng, còn có những công trình vi phạm (ảnh chụp tại Đại lộ Lê Nin, có trên 20 hộ dân xây dựng công trình trên khoảng lùi, theo quy định không được xây dựng).
Nhờ sự chỉđạo quyết liệt của UBND tỉnh, UBND TP Vinh cũng như sự vào cuộc khẩn trương, nghiêm túc của các cấp, các ngành ở 25 phường, xã và các lực lượng chức năng thành phố, trong thời gian đầu của đợt ra quân giải tỏa hành lang an toàn giao thông, 31 tuyến phố chính với nhiều "điểm nóng" về lấn chiếm hành lang ATGT trên địa bàn như các đường: Phan Đình Phùng, Lê Duẩn, Nguyễn Văn Cừ, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Sỹ Sách... đã được trả lại sự thông thoáng cho các vỉa hè, lòng đường, sự an toàn cho người tham gia giao thông và mỹ quan đô thị của TP Vinh.
Để có được kết quảđó, trước đợt ra quân, UBND TP Vinh đã quán triệt, chỉđạo UBND 25 phường, xã trên địa bàn tập trung mạnh vào công tác tuyên truyền, giải thích ý nghĩa của việc đảm bảo hành lang ATGT tới mọi tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp với nhiều hình thức như: họp dân, qua hệ thống truyền thanh, truyền hình; trên băng rôn, áp phích. Đồng thời vận động từng hộ dân kí cam kết không vi phạm. Vì vậy, công tác giải toảđã nhận được sựđồng tình hưởng ứng cao của các tầng lớp nhân dân, các doanh nghiệp. Nhân dân trên địa bàn đã tự giác tháo dỡ các công trình xây dựng trái phép, trả lại mặt bằng và khoảng không cho hành lang an toàn giao thông.
Tuy nhiên, đến nay, tình trạng tái lấn chiếm để kinh doanh, buôn bán trên các tuyến đường của TP. Vinh đã trở nên phổ biến. Tại một số tuyến đường, người dân sau khi nắm bắt được "quy luật" hoạt động của lực lượng chức năng đã tiếp tục bày bán hàng hoá, dừng đậu xe tràn lan trên vỉa hè...
Có thểđiểm tên một số tuyến đường như: Hồng Bàng, Đinh Công Tráng, Phan Đăng Lưu, Lê Hồng Phong, Đặng Thái Thân... Vào buổi sáng, quán ăn, quán cà phê lấn chiếm vỉa hè làm chỗđặt bàn, lòng đường thành bãi đậu xe. Đặc biệt, các điểm rửa xe máy, biển quảng cáo, mái che tại nhiều tuyến đường đã đăng ký xanh-sạch-đẹp vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Vào buổi tối, trước Rạp 12/9 (đường Quang Trung), dọc đường Trường Thi, Hồ Tùng Mậu các quán nước vẫn thản nhiên xem vỉa hè là địa điểm kinh doanh "trời cho", cứ thế ngang nhiên đặt bàn ghế, làm bãi để xe, gây ảnh hưởng đến trật tự ATGT, mất mĩ quan đô thị. Hay như tại tuyến đường Nguyễn Văn Trỗi thuộc địa bàn phường Bến Thủy, tuyến đường có lưu lượng người tham gia giao thông đông, vỉa hè gần như hoàn toàn bị chiếm dụng đểđặt biển bảng quảng cáo, trưng bày hàng hóa, làm điểm trông giữ xe hoặc bày bán rau, quả... Tại đường Đặng Thái Thân, tình trạng hộ kinh doanh bày quần áo ra vỉa hè, lòng đường đường vẫn tái diễn khi vắng bóng các cơ quan chức năng...
Cùng với đó, không ít người dân vẫn tỏ ra bất bình trước việc các lực lượng chức năng tỏ ra "mềm nắn rắn buông" trong xử lý, kiên quyết đối với những hộ kinh doanh nhỏ lẻ, nhưng bỏ qua một sốđiểm tại tuyến đường như Kim Đồng, khoảng trước Siêu thị BigC... Hay như khu nhà thuộc Dự án Vinaconex 9 trong quy hoạch không được phép chiếm dụng khoảng không trước nhà, nhưng thực tế tại đây hiện có trên 20 công trình rào chắn kiên cố, chưa nói đến không ít hộđang tiếp tục thưng, xây. Rồi khu vực cổng chợ cầu Kênh Bắc (phường Hà Huy Tập), chợ Quán Bánh (xã Nghi Phú) tình trạng tụ tập buôn bán tràn ra cả lòng đường tái diễn lâu nay vẫn chưa được dẹp bỏ.
Trước thực tếđó, ông ĐỗĐình Thông- Phó Chánh Thanh tra đô thị TP Vinh cho biết: Tại những địa bàn sau giải tỏa có tình trạng lấn chiếm bởi, trước hết với lực lượng mỏng, Thanh tra đô thị không thể rải ra khắp địa bàn để túc trực thường xuyên, trong khi đó đội trật tựđô thị các phường, xã lại không chuyên trách, vì vậy cũng không thể buộc họ phải bám địa bàn 24/24, trong khi tái lấn chiếm mang tính tức thì chủ yếu là vào buổi sáng sớm, trưa và chiều tối. Một thực tế nữa là, nếu cương quyết dẹp bỏ việc lấn chiếm thì tất yếu sẽ xảy ra tình trạng nhiều hàng quán sẽ phải đóng cửa, kéo theo đó sẽ là việc dôi dư lao động, phát sinh tệ nạn xã hội...
Thiết nghĩ, trước những vấn đề phát sinh sau khi giải tỏa, thành phố ngoài việc chỉđạo các lực lượng chức năng cần phối hợp đồng bộ, kiên quyết trong vấn đề dẹp bỏ các hành vi tái lấn chiếm, cũng cần tính đến các phương án nhằm đảm bảo cho những hộ dân bám mặt đường, nhất là những hộ kinh doanh có điều kiện thuận lợi trong kinh doanh buôn bán. Có như thế việc chấp hành mới được lâu dài, không xảy ra tình trạng đối phó, dẹp trước lấn sau.