Tỉnh ủy Nghệ An ra nghị quyết về chuyển đổi số

BCH Đảng bộ tỉnh Nghệ An

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Tỉnh uỷ Nghệ An đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 05/8/2022 về chuyển đổi số tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Theo Nghị quyết số 09-NQ/TU, mục tiêu đến năm 2030 là Nghệ An sẽ hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu và dịch vụ số đồng bộ 3 cấp và kết nối với Trung ương; hoạt động giao dịch giữa các cơ quan đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và giữa chính quyền với người dân, doanh nghiệp cơ bản được thực hiện trên các nền tảng công nghệ số; 100% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 95% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 85% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng.

Báo Nghệ An trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết số 09-NQ/TU:

I- ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH

Những năm qua, các cấp, các ngành của tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chuyển đổi số ở một số lĩnh vực, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin từng bước được đầu tư và hiện đại hóa. Các cơ sở dữ liệu chuyên ngành dần được hình thành, tạo cơ sở để kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu dùng chung. Các chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử của tỉnh thường xuyên đạt mức khá của cả nước.

Tuy nhiên hạ tầng công nghệ thông tin chưa đáp ứng yêu cầu công cuộc chuyển đổi số; các giải pháp tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin chưa đồng bộ, hiệu quả khai thác chưa cao. Ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, kinh doanh và đời sống xã hội còn hạn chế. Nhân lực phục vụ chuyển đổi số còn hạn chế về số lượng và chất lượng. Công tác quản lý, bảo đảm an toàn, an ninh mạng còn bị động và chưa được quan tâm đúng mức.

Những hạn chế nêu trên chủ yếu do: Nhận thức, hiểu biết về chuyển đổi số của các cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan, doanh nghiệp, cán bộ, đảng viên và người dân chưa đầy đủ, chưa chủ động, sáng tạo, mạnh dạn thay đổi thói quen, tư duy và hành động để đổi mới phương thức, quy trình, mô hình hoạt động và các mối quan hệ từ môi trường truyền thông sang môi trường số. Thể chế và quản lý nhà nước về chuyển đổi số chưa theo kịp tình hình thực tiễn. Nguồn lực đầu tư cho chuyển đổi số chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.

II- QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU

1. Quan điểm

- Chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, toàn diện, mang tính đột phá, yêu cầu sự vào cuộc đồng bộ, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là người đứng đầu và sự tham gia của toàn dân.

- Doanh nghiệp, người dân là trung tâm, mục tiêu, động lực của chuyển đổi số. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện trong các cơ quan đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp và người dân.

- Chuyển đổi số cần được triển khai liên tục, kiên trì, thực chất, hiệu quả, tránh hình thức, lãng phí nguồn lực; đảm bảo tính kế thừa và đổi mới sáng tạo với những bước đi vững chắc, phù hợp thực tiễn trong từng thời kỳ, từng ngành, lĩnh vực.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu tổng quát

Chuyển đổi số hướng đến thực hiện mục tiêu toàn diện theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, trọng tâm là phát triển cơ sở dữ liệu số, tạo nền tảng phát triển chính quyền số, kinh tế số, hướng đến xã hội số; gắn quá trình chuyển đổi số với cải cách hành chính nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và chất lượng cung cấp dịch vụ công của chính quyền các cấp; phấn đấu luôn giữ vị trí thuộc nhóm 25 - 30 tỉnh, thành phố có chỉ số cao về chuyển đổi số.

2.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025

- Về chính quyền số

+ 100% cơ quan đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng; 100% cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh được triển khai trên nền tảng điện toán đám mây.

+ 100% cán bộ, công chức, viên chức được đào tạo, bồi dưỡng hoặc tự bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng số; 100% cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện có cán bộ phụ trách công nghệ thông tin.

+ Triển khai hệ thống hội nghị trực tuyến đồng bộ từ cấp tỉnh đến cấp xã và kết nối với hệ thống hội nghị trực tuyến quốc gia.

+ Tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên tổng số hồ sơ đạt từ 50% trở lên; tối thiểu 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính.

+ 90% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước, hồ sơ công việc có nội dung mật).

+ 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội được thực hiện trực tuyến và liên thông với hệ thống báo cáo quốc gia.

+ 100% cơ sở dữ liệu quốc gia được kết nối, ứng dụng trên địa bàn tỉnh theo lộ trình của Chính phủ; từng bước hình thành cơ sở dữ liệu mở của tỉnh kết nối liên thông trên 80% cơ sở dữ liệu của các ban, sở, ngành để phục vụ quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, khai thác trọn đời.

- Về kinh tế số

+Kinh tế số chiếm khoảng 20% GRDP.

+ Từ 80% người dân 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác.

+ Phấn đấu có ít nhất từ 1 đến 2 cơ sở giáo dục triển khai đào tạo về thương mại điện tử; trên 3.000 lượt doanh nghiệp, hợp tác xã, làng nghề, hộ kinh doanh, cán bộ công chức, viên chức, sinh viên, thanh niên khởi nghiệp được tham gia các chương trình đào tạo, tập huấn về thực thi pháp luật và kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử. Từng bước hình thành các doanh nghiệp công nghệ số, doanh nghiệp số và hợp tác xã số.

+ 100% hộ sản xuất nông nghiệp được lập danh sách và chuẩn hóa, số hóa dữ liệu theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Về xã hội số

+ Trên 50% người dùng thiết bị đầu cuối thông minh được tiếp cận, sử dụng các dịch vụ chính quyền điện tử, dịch vụ đô thị thông minh.

+ 50% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử.

+ Triển khai thí điểm và nhân rộng các dịch vụ số (y tế, giáo dục, giao thông, an ninh, trật tự, du lịch...) thuộc hệ thống dịch vụ đô thị thông minh tại thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, thị xã Hoàng Mai.

2.3. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030

- Hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu và dịch vụ số đồng bộ 3 cấp và kết nối với Trung ương; hoạt động giao dịch giữa các cơ quan đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và giữa chính quyền với người dân, doanh nghiệp cơ bản được thực hiện trên các nền tảng công nghệ số.

- 100% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 95% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 85% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước, hồ sơ công việc có nội dung mật).

- 100% doanh nghiệp trong các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp ứng dụng công nghệ số trong quản lý, điều hành, sản xuất và kinh doanh trên sàn thương mại điện tử; trên 80% doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuyển đổi số.

- Phát triển, nhân rộng các dịch vụ đô thị thông minh đến các trung tâm đô thị của tỉnh.

- Trên 80% người dùng thiết bị đầu cuối thông minh được tiếp cận, sử dụng các dịch vụ chính quyền điện tử, dịch vụ đô thị thông minh.

- 80% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử.

III- NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số

- Phát huy vai trò của người đứng đầu trong triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số gắn với mục tiêu nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý, điều hành và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, đơn vị. Đưa kết quả triển khai chuyển đổi số thành chỉ tiêu đánh giá của các ngành, các cấp, cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức.

- Triển khai nhiều hình thức tuyên truyền, học tập, quán triệt nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, cộng đồng doanh nghiệp và người dân về tính cấp thiết và sự cần thiết của chuyển đổi số.

| - Phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong công tác tuyên truyền, vận động và giám sát chương trình chuyển đổi số tại địa phương.

2. Phát triển hạ tầng số

- Phát triển hạ tầng kỹ thuật số trên cơ sở kết hợp mạng truyền số liệu chuyên dùng, mạng internet, trung tâm dữ liệu của cơ quan nhà nước để kết nối liên thông, xuyên suốt từ cấp tỉnh đến cấp xã. Tái cấu trúc hạ tầng công nghệ thông tin của các ban, sở, ngành, địa phương; chuyển đổi hạ tầng công nghệ thông tin thành hạ tầng số ứng dụng công nghệ điện toán đám mây, quản lý tập trung các hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh. Thực hiện kịp thời việc cập nhật, liên thông các cơ sở dữ liệu quốc gia theo lộ trình triển khai của các bộ, ngành và Chính phủ; ứng dụng hiệu quả các cơ sở dữ liệu quốc gia phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Phát triển, hoàn thiện hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh kết nối với hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ để thu thập, tích hợp, chia sẻ, tổng hợp, phân tích dữ liệu báo cáo của các cơ quan hành chính nhà nước phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của tỉnh.

- Chuẩn hóa, điện tử hóa quy trình xử lý hồ sơ, biểu mẫu, chế độ báo cáo trên môi trường điện tử; thực hiện số hóa hồ sơ và kết quả giải quyết thủ tục hành chính.

- Đồng hành và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số. Sẵn sàng triển khai thí điểm những ứng dụng dịch vụ, nền tảng, giải pháp công nghệ mới, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới phục vụ chuyển đổi số.

- Bố trí nguồn lực tương xứng, bảo đảm thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyển đổi số.

3. Phát triển nhân lực chuyển đổi số

- Tập trung đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý chuyển đổi số cho cán bộ chủ chốt, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương; cán bộ lãnh đạo, quản lý phải chủ động, tiên phong sử dụng các sản phẩm, dịch vụ số và dẫn dắt quá trình chuyển đổi số.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin hiện có, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu để đội ngũ này trở thành lực lượng nòng cốt tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp về chuyển đổi số. Chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng sử dụng công nghệ số cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động các cơ quan, đơn vị phù hợp với vị trí việc làm, nhằm tăng cường lực lượng nòng cốt, lan tỏa kiến thức, kỹ năng phục vụ chuyển đổi số.

- Nâng cao năng lực, chất lượng đào tạo công nghệ thông tin trong các cấp giáo dục phổ thông và cơ sở đào tạo nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh. Có cơ chế, chính sách thu hút các chuyên gia công nghệ số, nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao làm việc trong các cơ quan của hệ thống chính trị.

4. Đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động của cơ quan đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội các cấp

- Tích cực, chủ động tổ chức thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ theo Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Chiến lược phát triển chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

- Hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm điều hành thông minh phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thường xuyên; hỗ trợ công tác giám sát hiện trường, chỉ đạo điều hành và tác nghiệp trong các trường hợp khẩn cấp về thiên tai, sự cố, dịch bệnh, an ninh trật tự.

- Tiếp tục rà soát, xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy chuyển đổi số; chú trọng việc tái cấu trúc hoặc đổi mới mô hình, quy trình hoạt động kết hợp với áp dụng công nghệ số, dữ liệu số trong chỉ đạo, điều hành, phát triển kinh tế - xã hội.

- Khuyến khích thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong việc ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số; ưu tiên triển khai ứng dụng các nền tảng công nghệ số đồng bộ trên phạm vi toàn ngành, toàn tỉnh, liên thông với nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu của tỉnh.

5. Phát triển kinh tế số

- Xây dựng nền tảng dữ liệu số quản lý ngành nông nghiệp, ứng dụng các mô hình sản xuất nông nghiệp thông minh, phát triển mạng lưới logistics gắn với thương mại điện tử và chuỗi sản xuất các sản phẩm chủ lực của tỉnh.

- Ứng dụng công nghệ số trong quy hoạch và quản lý phát triển đô thị; thực hiện quy hoạch, phát triển hạ tầng đô thị theo định hướng phát triển đô thị thông minh; ưu tiên triển khai các dịch vụ thông minh về giáo dục, y tế, giám sát an ninh trật tự, giao thông, môi trường, năng lượng, chiếu sáng đô thị, cấp nước sinh hoạt, thoát nước.

- Có cơ chế, chính sách khuyến khích, hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số, khai thác các dịch vụ số, tiện ích số để giải quyết thủ tục hành chính, tham gia thương mại điện tử, tiếp cận với các mô hình, kỹ thuật sản xuất trên môi trường số.

- Thu hẹp khoảng cách số giữa đô thị với nông thôn, quan tâm phát triển kỹ năng số và điều kiện tiếp cận dịch vụ số cho người dân vùng nông thôn (vùng biển, miền núi và các địa bàn khó khăn); hỗ trợ người dân vùng khó khăn và dân tộc thiểu số tiếp cận công nghệ số; phát triển các sản phẩm văn hóa của Nghệ An trên nền tảng công nghệ số, phục vụ rộng rãi người dân trong và ngoài tỉnh.

- Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội hóa đầu tư phát triển công nghệ số và kinh tế số trên địa bàn tỉnh.

6. Bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng

- Hoàn chỉnh các quy định, quy chế bảo đảm an toàn thông tin mạng theo mô hình “4 lớp”thống nhất trên phạm vi toàn tỉnh.

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống hạ tầng thông tin theo nguyên tắc bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng để cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người dân được bảo vệ an toàn thông tin và dữ liệu riêng tư, tham gia bình đẳng vào quá trình chuyển đổi số.

- Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, hướng dẫn người dân nâng cao nhận thức tự bảo vệ trên môi trường số.

7. Một số lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số

- Tập trung triển khai thực hiện chuyển đổi số trong các lĩnh vực: quản lý hành chính, nông nghiệp, công thương, văn hóa và du lịch, giao thông vận tải và logistics, an ninh trật tự, an toàn giao thông.

- Người đứng đầu các ban, sở, ngành, cơ quan, địa phương trực tiếp chỉ đạo xây dựng kế hoạch, lựa chọn lĩnh vực ưu tiên, bố trí nguồn lực để triển khai thực hiện chuyển đổi số ở đơn vị, địa phương mình.

IV- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng Nghị quyết, tạo sự thống nhất nhận thức, quyết tâm cao trong tổ chức triển khai thực hiện; xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện Nghị quyết phù hợp với đặc điểm, yêu cầu, nhiệm vụ của ngành, địa phương, đơn vị.

2. Đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh lãnh đạo Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, ban hành các cơ chế, chính sách, tạo môi trường thuận lợi cho quá trình chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.

3. Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện Nghị quyết, xác định rõ các đề án, dự án, ưu tiên bố trí ngân sách và phân công nhiệm vụ gắn với lộ trình thực hiện cụ thể; thường xuyên kiểm tra, giám sát, định kỳ báo cáo, tham mưu sơ kết, tổng kết thực hiện Nghị quyết.

4. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với các ban xây dựng Đảng, Ủy ban Kiểm tra, Văn phòng Tỉnh ủy tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo hướng dẫn tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết ở các cấp; theo dõi, kiểm tra, giám sát thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này được quán triệt, phổ biến đến các tổ chức đảng, đảng viên và nhân dân.

T/M TỈNH ỦY

BÍ THƯ

Thái Thanh Quý

tin mới

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV

Ngày 13/3, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng đã chủ trì Phiên họp của Tiểu ban. Báo Nghệ An trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự.

Công an Nghệ An phải là 'đơn vị gương mẫu, đi đầu, tiêu biểu' của lực lượng Công an nhân dân trong việc học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy

Công an Nghệ An phải là 'đơn vị gương mẫu, đi đầu, tiêu biểu' của lực lượng Công an nhân dân trong việc học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy

(Baonghean.vn) - Đại tướng Tô Lâm - Bộ trưởng Bộ Công an đề nghị và mong muốn Công an Nghệ An phải thực sự “xứng đáng là đơn vị anh hùng trên quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh”, là “đơn vị gương mẫu, đi đầu, tiêu biểu” của lực lượng Công an nhân dân trong học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy.

Luôn xứng danh là 'thanh bảo kiếm sắc bén', 'lá chắn thép' vững chắc (*)

Luôn xứng danh là 'thanh bảo kiếm sắc bén', 'lá chắn thép' vững chắc (*)

(Baonghean.vn) - Phát huy truyền thống của đơn vị Anh hùng LLVT nhân dân, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An tin tưởng Công an tỉnh sẽ tiếp tục lập nhiều thành tích, chiến công xuất sắc hơn nữa, luôn xứng danh là “thanh bảo kiếm sắc bén”, “lá chắn thép” vững chắc bảo vệ Tổ quốc, Đảng, Nhà nước và Nhân dân.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Nghệ An

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy là cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng trong Đảng bộ tỉnh theo quy định của Điều lệ Đảng...

Công an tỉnh Nghệ An dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và cố Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn

Công an tỉnh Nghệ An dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và cố Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn

(Baonghean.vn) - Sáng 8/3, đoàn đại biểu Công an tỉnh do đồng chí Thiếu tướng Bùi Quang Thanh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh dẫn đầu đã dâng hoa, dâng hương tưởng niệm, báo công Chủ tịch Hồ Chí Minh, tưởng niệm cố Bộ trưởng Bộ Công an Trần Quốc Hoàn.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng: Các nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú thực sự là ‘vốn quý của đất nước’

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng: Các nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú thực sự là ‘vốn quý của đất nước’

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhấn mạnh và đánh giá cao tinh thần lao động sáng tạo của các thế hệ nghệ sĩ được vinh dự đón nhận danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân (NSND)", "Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT)" tại buổi Lễ trao tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ 10 diễn ra ngày 6/3 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Melbourne, bắt đầu tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN - Australia và thăm chính thức Australia

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Melbourne, bắt đầu tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN - Australia và thăm chính thức Australia

Vào lúc 21h20' giờ địa phương (tức 17h20' giờ Hà Nội), ngày 4/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Melbourne, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao Đặc biệt kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN - Australia, thăm chính thức Australia.

Điểm tựa của những người phụ nữ vùng biển

Điểm tựa của những người phụ nữ vùng biển

(Baonghean.vn) - Thấu hiểu nỗi đau của những người vợ mất chồng, của con mất cha nơi biển lớn, Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp tại vùng biển Quỳnh Lưu đã tích cực đồng hành với những người phụ nữ yếu thế, tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ, sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn.

Đoàn đại biểu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dâng hương tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên

Đoàn đại biểu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dâng hương tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên

(Baonghean.vn) - Sáng 3/3, đoàn đại biểu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam do đồng chí Nguyễn Thị Hồng - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Thống đốc Ngân hàng làm trưởng đoàn đã đến dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên.