Tình yêu thương ở nơi có những học trò 'đặc biệt'

Ảnh: Đức Anh; Nội dung: Công Kiên

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - So với các đồng nghiệp ở các trường thuộc hệ thống giáo dục cơ bản, những giáo viên ở Trung tâm Giáo dục – Dạy nghề người khuyết tật Nghệ An, thuộc hệ thống giáo dục chuyên biệt thực sự gặp nhiều vất vả. Chính sự đặc biệt của đối tượng dạy học đã tạo nên những thầy, cô giáo đặc biệt. Và nơi đây, chỉ có tình yêu thương thật sự mới giúp thầy cô vượt qua những khó khăn.
1,
Trung tâm Giáo dục – Dạy nghề người khuyết tật Nghệ An hiện có hơn 300 học sinh bị khuyết tật về cơ thể và trí tuệ. Những giáo viên trong môi trường chuyên biệt này ngoài việc dạy chữ, dạy nghề còn có nhiệm vụ trang bị kỹ năng sống cho các em học sinh. Vì thế, tình cảm thầy trò nơi đây có rất nhiều điểm đặc biệt, trên tất cả vẫn là niềm yêu thương và gắn bó như những người chung một mái ấm. 
2
Với học trò khiếm thính, mối liên hệ giữa người dạy và người học chủ yếu thông qua hành động, cử chỉ và ánh mắt. Để xây dựng thành công mối liên hệ này, người giáo viên phải kiên trì, tâm huyết, luôn gần gũi, thân thiện để hướng dẫn từng em học sinh  diễn tả suy nghĩ, tâm tư, tình cảm và "kết nối" được với người dạy và "kết nối" với những người cùng cảnh ngộ.
3
Trong giờ dạy của mình, cô giáo Phan Thị Huyền luôn dẫn dắt học trò nắm bắt ý nghĩa, nội dung bài học thông qua các cử chỉ. Từ đó, mối liên hệ, tình cảm giữa cô và trò, giữa học trò với nhau càng thêm gắn bó.
4
Với học sinh khuyết tật về trí tuệ, việc dạy học càng khó khăn, vất vả hơn rất nhiều. Bởi lẽ, mỗi em một tính cách, khả năng tiếp nhận cũng khác xa nhau nên giáo viên phải hiểu rõ đặc điểm cụ thể của từng em để có phương pháp giáo dục phù hợp. Nghĩa là, không chỉ cần nghiêm túc mà có lúc còn phải yêu thương, dỗ dành.
5
Trong giờ học, một em học sinh đứng lên bàn, leo lên cửa sổ rồi hò hét khiến cả lớp náo động, cô giáo Cao Hoài Thu phải  tạm dừng công việc, đến bên cạnh vỗ về, động viên em ngồi lại ngay ngắn. Theo lời cô Thu, tình huống này diễn ra thường xuyên, gần như buổi học nào cũng diễn ra ở lớp học khuyết tật về trí tuệ
5
Ở đây, các em không chỉ được dạy kỹ năng sống mà còn được các thầy cô tận tụy hướng dẫn nghề may, nghề điện và hàn để ra đời có một công việc phù hợp nuôi sống bản thân. Gần 30 năm trong nghề, cô giáo Ngô Thị Phương đã dạy dỗ hàng trăm học sinh khuyết tật thành thạo nghề may và ra đời kiếm sống. 
6
Trên lớp miệt mài với từng tiết dạy, đến bữa ăn, các thầy, cô giáo còn dành thời gian quan tâm, chăm sóc học trò, nhất là những em gặp khó khăn trong sinh hoạt và đi lại.
d
Thời gian đầu mới tiếp cận công việc, hầu hết thầy, cô bỡ ngỡ, hết sức lo lắng, thậm chí có người định chùn bước. Nhưng qua thời gian, công việc quen dần, tình yêu thương ngày càng lớn lên, luôn quan tâm lo lắng, dành thời gian chăm sóc và xem học trò như con của mình.
Cô giáo Cao Hoài Thu tâm sự về công việc hàng ngày ở Trung tâm. Clip: Đức Anh

tin mới

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.

Lớp 10

Thi lớp 10 ở thành phố Vinh: Cửa hẹp vào công lập

(Baonghean.vn) - Tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập là mong muốn của đông đảo phụ huynh, học sinh thành phố Vinh. Điều đó càng cấp thiết hơn khi năm nay, số lượng học sinh thi vào lớp 10 trên địa bàn tăng đột biến với hơn 800 em.