Tờ báo thân Triều Tiên chỉ trích Hàn Quốc bị động trong hợp tác liên Triều

Phú Bình (Theo Yonhap)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Một tờ báo thân Triều Tiên tại Nhật Bản ngày 25/7 đã chỉ trích Hàn Quốc quá bị động về hợp tác xuyên biên giới, cho rằng tiến triển chậm hơn kỳ vọng trong các quan hệ là do “sự miễn cưỡng lê bước” của Hàn Quốc.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: National Post
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: National Post

Tờ Chosun Sinbo trong một bài viết cho rằng: “Có thể các quan hệ giữa Triều Tiên và Hàn Quốc có vẻ như đang diễn ra suôn sẻ, nhưng tình hình không nhất thiết như vậy”.

Cụ thể, tờ này khẳng định 2 bên đã không tìm được điểm chung trong các đàm phán gần đây, bàn về việc kết nối đường sắt qua biên giới và thậm chí còn không thể nhất trí về thời điểm khởi động việc xây dựng liên quan.

Báo này cũng chỉ trích Hàn Quốc “quá thiếu quyết đoán” trong các lĩnh vực khác thông qua việc sử dụng các đòn trừng phạt làm cái cớ để không hoàn toàn can dự vào hợp tác liên Triều.

Những chỉ trích này dường như “ăn khớp” với những đề nghị gần đây của Triều Tiên muốn Hàn Quốc tăng tốc hợp tác xuyên biên giới trong nhiều lĩnh vực theo tinh thần hội nghị thượng đỉnh lịch sử 27/4.

2 miền Triều Tiên đã tổ chức thảo luận về hợp tác trong các lĩnh vực như đường sắt, đường bộ, lâm nghiệp và thể thao kể từ khi lãnh đạo 2 bên gặp nhau hồi tháng 4. Tuy nhiên, các đòn trừng phạt đã cản trở hợp tác toàn diện.

Hàn Quốc và Mỹ vẫn giữ quan điểm cứng rắn rằng sẽ không xoa dịu trừng phạt cho đến khi Triều Tiên hoàn toàn từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân.

Tờ báo nói trên cũng yêu cầu cho hồi hương 12 nhân viên nhà hàng Triều Tiên được cho là đào thoát sang Hàn Quốc vài năm trước, khẳng định rõ ràng quá trình này là một “trò lừa đảo”. Theo Yonhap, những phụ nữ này làm việc tại một nhà hàng ở thành phố Ninh Ba, phía Đông Trung Quốc, trước khi đào thoát sang Hàn Quốc vào tháng 4/2016.

Tuy nhiên, tranh cãi bùng lên vào tháng 5 khi một kênh truyền hình cáp địa phương phát đoạn phỏng vấn một quản lý nhà hàng, khẳng định ông ta đã lừa số phụ nữ trên đào thoát và cơ quan tình báo Hàn Quốc đứng sau vụ việc này.

Tomas Ojea Quintana, phái viên Liên Hợp quốc về nhân quyền tại Triều Tiên, mới đây đã kêu gọi điều tra các cáo buộc sau khi gặp một số người trong nhóm phụ nữ nói trên.

Triều Tiên đã yêu cầu lập tức hồi hương các trường hợp này, song chính quyền Seoul khẳng định toàn bộ phụ nữ tự nguyện đào thoát sang Hàn Quốc.

Truyền thông Triều Tiên gần đây đã khẳng định việc trì hoãn cho hồi hương nhóm phụ nữ này có thể gây tác động tiêu cực đến kế hoạch đoàn tụ các gia đình bị ly tán bởi Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953.

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.