Tóe máu khi săn rễ cau rừng bán cho thương lái Trung Quốc

(Baonghean.vn) - Trước đây, những người đam mê cây cảnh thường vào rừng đào hoặc mua cây cau rừng về trồng như một thú vui tao nhã. Thế nhưng, hiện nay rễ loài cây này đang được thương lái ráo riết thu mua. Có cầu ắt có cung, nhiều người đã bất chấp hiểm nguy vào tận rừng sâu đào rễ cau đem bán.

Dân ồ ạt "lật rừng" săn rễ cau

 Anh Nguyễn Liên, một người đi đào rễ cau rừng cho biết: Cau rừng trước đây có khá nhiều ở Tân Kỳ. Loài cau này thân mảnh, lá kép hình lông vũ, quả màu đỏ rất đẹp. Những người dân sống xung quanh khu vực rừng núi thường đi đào cau rừng về bán cho “giới” chơi cây cảnh. Thế nhưng, hiện nay nhiều người ồ ạt săn lùng loại rễ cây này bán cho thương lái.

Cây cau rừng thanh mảnh, lá kép hình lông vũ, có quả màu đỏ. Hiện cây này đang được nhiều người dân tìm kiếm. Ảnh Tiến Dũng.
Cây cau rừng thanh mảnh, lá kép hình lông vũ, có quả màu đỏ. Hiện cây này đang được nhiều người dân tìm kiếm. Ảnh Tiến Dũng.
Mỗi ngày may mắn, những thợ săn này cũng kiếm được từ 300.000 – 400.000 đồng. Nhưng để kiếm được đồng tiền cũng không hề đơn giản. “Cau rừng hiếm nên bọn em phải lên núi cao, vào rừng sâu mới có. Đào rễ cau gặp nhiều nguy hiểm lắm, leo núi cao ngã tóe máu, gãy tay, gãy chân; nhiều trường hợp bị rắn cắn...”- Anh Liên, thợ săn rễ cau chia sẻ.

Theo chân Liên, chúng tôi leo lên đỉnh Bồ Bồ rồi luồn sâu vào rừng gần 1 tiếng đồng hồ mới thấy một vài cây cau rừng nằm lẫn khuất trong những tán cây rừng rậm rạp, um tùm. Liên và các “chiến hữu” hạ cây rồi đào rễ.

Liên cho biết: Một ngày như vậy, nhóm của anh cũng đào được khoảng 10 kg rễ cau về nhập cho thương lái với giá 120.000 – 150.000 đồng/ kg.

Nếu như tìm được quả cau chín thì giá bán rất cao, khoảng 300.000 đồng /kg, nhưng mùa cau chín phải là mùa hè, từ tháng 5 đến tháng 7.Tuy là nghề nguy hiểm, nhưng vì mưu sinh nên nhiều người đã bất chấp hiểm nguy, suốt ngày leo núi, luồn rừng đi săn rễ cau rừng.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, mỗi ngày có rất nhiều người đổ xô lên đỉnh Pù Loi, Pù Á và dãy Bồ Bồ của Tân Kỳ - nơi giáp ranh giữa các huyện Đô Lương, Quỳnh Lưu, Yên Thành để săn rễ cây và quả cây cau rừng bán cho thương lái.

ễ cây cau rừng đang được thương lái thu mua với giá 120.000 - 150.000 đồng/kg. Ảnh: Tiến Dũng
Rễ cây cau rừng đang được thương lái thu mua với giá 120.000 - 150.000 đồng/kg, vì vậy, nhiều nhóm người hàng ngày vào rừng, lật gốc, đào rễ cau. Ảnh: Tiến Dũng

Cau rừng về đâu?

Chúng tôi tiếp cận Hùng, một thương lái thu mua rễ cau quê ở Nam Định, được biết, anh chuyên  thu mua các loại thảo dược để nhập cho các đại lý kiếm lời. Khoảng 5 năm trở lại nay, Hùng thu mua sâm cau củ đỏ. Loại sâm cau củ đỏ này chủ yếu dùng để ngâm rượu cho quý ông tăng cường sinh lực. Khi loài sâm củ đỏ ở các cánh rừng Nghệ An đến hồi cạn kiệt thì các thương lái lại ráo riết thu mua rễ cau rừng.

“Tôi thấy lãi thì thu mua bán lại cho thương lái, và cũng chỉ nghe nói là họ gom hàng  xuất bán sang Trung Quốc để điều chế thuốc. Đó là nghe đồn vậy chứ thực ra tôi cũng không hiểu họ thu mua rễ cau rừng và quả cau rừng này với mục đính làm gì?” – Hùng cho biết thêm.

Nghề săn rễ cau rừng. Ảnh: Tiến Dũng
Vất vả vào tận rừng sâu mới kiếm được rễ cây cau rừng. Cau rừng trước đây có rất nhiều vùng rừng núi Tân Kỳ. Nhưng hiện nay, nhiều người dân săn lùng nên cây này đã dần cạn kiệt. Ảnh: Tiến Dũng

Hiện nay, không riêng gì Tân Kỳ mà các vùng núi cao của miền Tây Nghệ An như Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Quỳ Châu… người dân cũng đang ồ ạt săn rễ cau rừng.

Hiện nay, các thương lái không chỉ thu mua rễ cau rừng mà còn mua cả rễ sim và rễ cây dương xỉ với giá 20.000- 30.000 đồng/kg. Việc thu mua rễ cây rừng không xác định rõ mục đích nhưng nó đã khiến nhiều cánh rừng bị cày bới tan hoang, và một số loại cây hàng ngày đang bị tận diệt.

 » Giáo dân Nghệ An vạch trần sự biến chất của linh mục Nguyễn Đình Thục

Tiến Dũng

tin mới

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

(Baonghean.vn)- Những ngày tháng 4 lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Thanh Tùng, huyện Thanh Chương vui mừng chào đón sự kiện kỷ niệm 70 năm ngày thành lập xã. Sự kiện này càng có ý nghĩa hơn khi dịp này, xã Thanh Tùng được đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

(Baonghean.vn) - Trong những năm gần đây, bệnh khảm lá sắn bùng phát và lan ra diện rộng khiến năng suất, chất lượng sắn giảm sút, người dân thất thu và nhà máy thì “đói nguyên liệu”. Hiện giải pháp tìm giống sắn mới kháng bệnh thay thế đang được triển khai ở các địa phương trong tỉnh.

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.