Tôn vinh, biểu dương 120 người có uy tín tỉnh Nghệ An

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(Baonghean.vn) - 120 người có uy tín đến từ địa bàn 11 huyện, thị miền núi của tỉnh đã được tôn vinh, biểu dương tại Hội nghị biểu dương người có uy tín lần thứ 4, năm 2023. 

Chiều 23/11, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị biểu dương người có uy tín lần thứ 4, năm 2023 và gặp mặt lãnh đạo chủ chốt cấp huyện, lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh là người dân tộc thiểu số đã nghỉ hưu, lần thứ 10.

Dự hội nghị, về phía Trung ương có đồng chí Lưu Xuân Thủy - Vụ Trưởng Vụ Dân tộc thiểu số. Về phía UBND tỉnh Nghệ An có đồng chí Bùi Đình Long - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, cùng đại diện Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Dân tộc HĐND tỉnh và các sở, ngành, địa phương liên quan.

BNA_hội nghị biểu dương 2023.jpg
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Thanh Quỳnh

Vùng dân tộc và miền núi Nghệ An có diện tích tự nhiên 13.745 km2 , chiếm 83% diện tích toàn tỉnh, với dân số 1.197.628 người (chiếm 41% dân số toàn tỉnh). Trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số có 491.267 người, chiếm 14,76% dân số toàn tỉnh, gồm có 47 dân tộc thiểu số cùng sinh sống xen kẽ ở 12 huyện, thị xã của tỉnh.

Thời gian qua, vùng dân tộc và miền núi Nghệ An đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng trong sự phát triển của tỉnh nhà. Góp phần then chốt trong thành quả đó, vai trò của người có uy tín ngày càng được phát huy rõ nét.

bna_vụ trưởng vụ dân tộc.jpg
Đồng chí Lưu Xuân Thủy - Vụ Trưởng Vụ Dân tộc thiểu số phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Thanh Quỳnh

Đây là lực lượng tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện chính sách dân tộc và nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Người có uy tín đóng góp vai trò quan trọng trong việc tham gia các hoạt động xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội. Nhiều người có uy tín là cán bộ hưu trí, già làng, trưởng bản, tuy tuổi cao nhưng vẫn nhiệt tình tham gia công tác ở cơ sở đảm nhiệm các chức vụ như bí thư chi bộ, trưởng bản, trưởng ban công tác Mặt trận... Họ là nhân tố tích cực vận động mọi người dân tham gia các tổ chức, đoàn thể, phát huy dân chủ cơ sở, thực hiện quy chế tự quản... Từ đó, góp phần xây dựng, củng cố vững chắc hệ thống chính trị và chính quyền cơ sở.

bna_người uy tín4.jpg
Đồng chí Lưu Xuân Thủy - Vụ Trưởng Vụ Dân tộc thiểu số trao tặng lẵng hoa tươi thắm chúc mừng hội nghị. Ảnh: Thanh Quỳnh

Trong phong trào xây dựng nông thôn mới, người có uy tín đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia hiến đất, cây cối, hoa màu, tài sản trên đất, giải phóng mặt bằng để mở rộng các tuyến đường giao thông nông thôn, xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở.

Nhờ vậy, diện mạo nông thôn vùng dân tộc thiểu số và miền núi có những thay đổi căn bản. Tính đến ngày 30/9/2023, có 78/132 xã đạt chuẩn nông thôn mới và 1 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Từ những đóng góp đó của người có uy tín, hội nghị là dịp để tôn vinh, biểu dương, khen thưởng, khẳng định và ghi nhận công lao đóng góp to lớn của người có uy tín đối với sự nghiệp xây dựng phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo. Đồng thời, tiếp tục củng cố niềm tin và tạo sự đồng thuận của đồng bào các dân tộc vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Hội nghị cũng là dịp để gặp gỡ giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các đại biểu người có uy tín, đồng thời là đợt sinh hoạt chính trị, xã hội nhằm nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin của đồng bào các dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng.

bna_hội nghị người uy tín.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Đình Long phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Thanh Quỳnh

Thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Đình Long ghi nhận và đánh giá cao vai trò, vị trí và những đóng góp của những người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số và những lãnh đạo chủ chốt cấp huyện, lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh là người dân tộc thiểu số đã nghỉ hưu trong công cuộc xây dựng quê hương, đất nước.

Đồng chí khẳng định, hiện nay, tỉnh Nghệ An đang ra sức phấn đấu, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số. Để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này cần làm tốt 6 nhiệm vụ quan trọng.

Thứ nhất, cần tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo phấn đấu thực hiện hoàn thành mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh giai đoạn 2020-2025. Chú trọng phát triển kinh tế gắn với bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

bna_người uy tín.jpg
Tại hội nghị, có 8 người uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số đã được trao tặng Bằng khen của UBND tỉnh. Ảnh: Thanh Quỳnh

Thứ hai, tập trung chỉ đạo triển khai kịp thời các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 theo quy định, nhất là Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số - miền núi (đây là chương trình mới).

Thứ ba, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc theo Chỉ thị 17-CT/TU ngày 1/8/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An; lãnh đạo thực hiện có hiệu quả Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Kế hoạch số 497/KH-UBND ngày 8/7/2022 của UBND tỉnh đã ban hành và Kết luận số của Chủ tịch UBND tỉnh tại Thông báo số 764/TB-UBND ngày 11/10/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Thứ tư, tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của người có uy tín, lãnh đạo chủ chốt cấp huyện, cấp tỉnh là người dân tộc thiểu số đã nghỉ hưu và lực lượng nòng cốt ở các thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số - miền núi trong công tác tuyên truyền, vận động, đoàn kết đồng bào các dân tộc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước. Từng bước xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc, góp phần ngăn chặn và làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực phản động lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, lừa gạt, lôi kéo, kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc.

bna_người uy tín2.jpg
Đại diện Ban Dân tộc tỉnh trao tặng Bằng khen cho 112 người có uy tín của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh. Ảnh: Thanh Quỳnh

Thứ năm, quan tâm công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số theo Quyết định số 402/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Thứ sáu, tổng kết, đánh giá, đề xuất sửa đổi hoặc bãi bỏ những chính sách không còn phù hợp; bổ sung các chính sách mới phù hợp với tình hình thực tế, góp phần nâng cao đời sống đồng bào dân tộc và miền núi một cách bền vững.

tin mới

Điện Biên Phủ

Hội thảo ‘70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An’

(Baonghean.vn) - Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An” cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Chương trình gặp mặt nhằm tiếp tục khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí quyết chiến, quyết thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.