Tổng cục Trưởng Tổng cục Dân số: Quyết liệt kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mỹ Hà 05/08/2019 11:54

(Baonghean.vn) - Đây là 1 trong những giải pháp mà Tổng cục Trưởng Tổng cục Dân số nhấn mạnh tại Hội thảo chuyên đề Công tác dân số năm 2019 nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác dân số - KHHGĐ.

Sáng 5/8, tại Nghệ An, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tổ chức Hội thảo chuyên đề Công tác dân số năm 2019.

Hội thảo có sự tham gia của 31 tỉnh, thành thuộc khu vực phía Bắc. Ảnh: Mỹ Hà

Tham dự có đồng chí Nguyễn Doãn Tú - Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - KHHGĐ, đại diện lãnh đạo Chi cục Dân số - KHHGĐ của 31 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc, đại diện các Bộ, ban ngành liên quan. Về phía tỉnh Nghệ An có đồng chí Lê Ngọc Hoa - Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Ảnh: Mỹ Hà

Phát biểu chào mừng hội thảo, đồng chí Lê Ngọc Hoa - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Trong những năm qua, tỉnh Nghệ An luôn quan tâm công tác dân số, trong đó ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm dân số ở cơ sở đạt chuẩn viên chức dân số.

Đồng thời, hàng năm tỉnh chú trọng bố trí ngân sách địa phương để đảm bảo thực hiện những nhiệm vụ được giao và triển khai nhiều đề án, phù hợp với đặc thù từng đối tượng, vùng miền và đem lại nhiều hiệu quả thiết thực.

Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - KHHGĐ phát biểu đề ra những nhiệm vụ trong giai đoạn tới. Ảnh: Mỹ Hà.
Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - KHHGĐ phát biểu đề ra những nhiệm vụ trong giai đoạn tới. Ảnh: Mỹ Hà
Hiện dân số Nghệ An đứng thứ 4 cả nước, chưa đạt mức sinh thay thế. Tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh cao hơn mức bình quân chung cả nước. Tỷ lệ mất cân bằng giới tính còn cao với 114 bé trai/100 bé gái. Dân số Nghệ An đang gặp nhiều khó khăn thách thức. Chính vì lẽ đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh mong muốn Hội thảo với sự có mặt của các chuyên gia, các nhà quản lý, đặc biệt là ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương sẽ đề ra nhiều giải pháp quan trọng để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, làm tốt công tác dân số trong tình hình mới.

Tại hội thảo, các đại biểu cũng nghe về việc thực hiện công tác Dân số - KHHGĐ 6 tháng đầu năm, báo cáo sơ bộ kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2019. Hiện dân số cả nước là 96,2 triệu người, tăng 10,4 triệu người so với năm 2009, xếp thứ 3 khu vực Đông Nam Á và 15 thế giới. Tỷ suất trẻ em tử vong, tỷ số tử vong bà mẹ đều giảm và tuổi thọ trung bình của người dân tăng lên...

Đồng chí Lê Ngọc Hoa phát biểu chào mừng hội thảo. Ảnh: Mỹ Hà
Bên cạnh đó, đại diện các Vụ, Trung tâm Nghiên cứu Thông tin và dữ liệu và chuyên gia đến từ Hàn Quốc cũng đã báo cáo tổ chức bộ máy làm công tác dân số của địa phương, chia sẻ kinh nghiệm về dân số và phát triển tại Hàn Quốc, báo cáo duy trì kho dữ liệu điện tử các cấp và định hướng trong thời gian tới. Một số địa phương cũng đã có tham luận để chia sẻ về Công tác - Dân số KHHGĐ.

Phát biểu tại hội thảo, đồng chí Nguyễn Doãn Tú - Tổng cục Trưởng Tổng cục Dân số - KHHGĐ cũng khẳng định: Hội thảo chuyên đề công tác dân số 2019 là một hoạt động hết sức ý nghĩa. Thông qua đó, sẽ để ra các giải pháp để các địa phương tìm được hướng đi cụ thể nhằm giải quyết đồng bộ, hiệu quả các vấn đề về quy mô, cơ cấu, phân bổ và nâng cao chất lượng dân số theo các chủ trương, định hướng và nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 21 NQ/TW và Nghị quyết 137/NQ - CP về công tác dân số trong tình hình mới.

Lãnh đạo Tổng cục Dân số - KHHGĐ tham quan mô hình truyền thông về SKSS tại huyện Yên Thành. Ảnh: Mỹ Hà
Lãnh đạo Tổng cục Dân số - KHHGĐ tham quan mô hình truyền thông về SKSS tại huyện Yên Thành. Ảnh: Mỹ Hà
Trước mắt, trong 6 tháng cuối năm, ngành sẽ tập trung vào các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động, đó là tăng cường thực hiện Chương trình KHHGĐ, triển khai quyết liệt Chương trình Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, mở rộng chương trình tầm soát các dị dạng, bệnh, tật bẩm sinh và nâng cao chất lượng dân số, triển khai các đề án về kiểm soát dân số vùng biển, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, truyền thông dân số...

Mới nhất
x
Tổng cục Trưởng Tổng cục Dân số: Quyết liệt kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO