Tổng giám đốc WTO từ chức: Khó khăn trong việc lựa chọn người kế nhiệm

Theo Đình Nam (vov.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Ngày 31/8, ông Roberto Azevedo chính thức rời khỏi vị trí Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Giới chuyên gia cảnh báo, trong bối cảnh hiện nay, sẽ phải mất nhiều tháng nữa, WTO mới có thể đạt sự đồng thuận để tìm được người thay thế ông Roberto Azevedo.

Tổng giám đốc WTO từ chức: Khó khăn trong việc lựa chọn người kế nhiệm ảnh 1
Ông Roberto Azevedo. Ảnh: WTO.

Vào ngày 14/5 vừa qua, Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, ông Roberto Azevedo, 62 tuổi, đã bất ngờ tuyên bố từ chức sau khi lãnh đạo cơ quan thương mại quốc tế có trụ sở tại Geneva này, từ năm 2013.

Người đứng đầu WTO khẳng định, quyết định từ chức là quyết định cá nhân của ông sau khi tham khảo ý kiến các thành viên gia đình, không liên quan đến vấn đề sức khỏe hay tham vọng chính trị. Quyết định cũng nằm trong lợi ích của WTO.

“23 năm cuộc đời, tôi cơ bản đã gắn bó với WTO. Tôi đã có nhiều khoảnh khắc hạnh phúc, song cũng đã có những thất vọng. Tuy nhiên, chưa 1 lần nào trong khoảng thời gian đó, tôi nghi ngờ vai trò của WTO trong việc cải thiện cuộc sống của mọi người dân trên khắp thế giới. Chúng tôi tự hào về điều đó. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Tôi hi vọng Tổng Giám đốc mới sẽ thành công trong việc giải quyết tất cả các thách thức cũ và mới của WTO”, ông Roberto Azevedo nói.

Hôm nay (31/8) là ngày ông Roberto Azevedo chính thức rời nhiệm sở khi còn tới một năm nữa mới kết thúc nhiệm kỳ thứ hai, vốn theo quy định sẽ kéo dài trong 4 năm và kết thúc vào ngày 31/8/2021. Quá trình đăng ký ứng cử viên thay thế cho chức vụ này đã chính thức bắt đầu từ 8/6.

Một tháng sau đó, vào ngày 8/7, WTO xác nhận, đã có tổng cộng 8 ứng cử viên tham gia tranh “ghế nóng” của thể chế này, trong đó có nhiều gương mặt khá quen thuộc trên trường quốc tế như cựu Bộ trưởng Thương mại Anh Liam Fox, cựu Bộ trưởng Kinh tế Saudi Arabia Mohammed al-Tuwaijri, cựu Phó Tổng Giám đốc WTO người Mexico Jesus Seade Kuri hay Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Yoo Myung-hee.

Dự kiến, quá trình bầu chọn lãnh đạo mới của Tổ chức Thương mại thế giới sẽ chính thức bắt đầu ngày 7/9 tới và có thể kéo dài trong 2 tháng, đến giữa tháng 11.

Theo giới phân tích, bất kỳ nhà lãnh đạo tương lai nào của WTO đều đứng trước nhiệm vụ khó khăn dẫn dắt tổ chức hiện đối mặt với một loạt cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, trong đó có các cuộc đàm phán thương mại đình trệ và nỗ lực làm giảm căng thẳng thương mại Mỹ - Trung. Bên cạnh đó, WTO cũng phải hỗ trợ các quốc gia thành viên vượt qua cuộc suy giảm kinh tế toàn cầu nghiêm trọng do đại dịch Covid-19 gây ra.

Hiện WTO liên tục đối mặt với những chỉ trích gay gắt từ Mỹ - nước đã “vô hiệu hóa” cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO, đồng thời cảnh báo sẽ rời khỏi tổ chức này. Nhiều nhà quan sát lo ngại rằng, lập trường cứng rắn của Mỹ có thể ảnh hưởng tiêu cực tới tiến trình bổ nhiệm tân Tổng giám đốc của WTO, dẫn tới nguy cơ tổ chức này sẽ không có người đứng đầu trong tương lai gần.

Theo Giáo sư Manfred Elsig về quan hệ quốc tế tại Viện Thương mại Thế giới tại thành phố Bern, Thụy Sĩ; Mỹ yêu cầu tân Tổng giám đốc WTO phải chia sẻ mối quan ngại của Mỹ, trong đó phần lớn là về việc giải quyết lo ngại liên quan tới Trung Quốc.

Ông này cho rằng, tân Tổng giám đốc WTO được lựa chọn thông qua sự đồng thuận nên quan điểm “cứng rắn” của Mỹ sẽ khiến việc bầu cử trở nên phức tạp hơn. Thậm chí, tiến trình bầu chọn này có thể sẽ bị “tê liệt” khi nhiều thành viên WTO muốn chờ cho đến sau cuộc bầu cử Mỹ, với hy vọng Chính phủ Mỹ sẽ thay đổi quan điểm về vấn đề này.

Kể từ khi thành lập vào năm 1995, WTO đã có 3 tổng giám đốc là người châu Âu, trong khi châu Đại Dương, châu Á và Mỹ - mỗi châu lục từng có 1 người đảm nhận cương vị này. Mỗi nhiệm kỳ kéo dài 4 năm và ứng cử viên đắc cử phải nhận được sự ủng hộ đa số của 164 nước thành viên WTO qua mỗi lần bình chọn./.

tin mới

NATO – Nga: Cuộc chiến không khoan nhượng ở Ukraine

NATO – Nga: Cuộc chiến không khoan nhượng ở Ukraine

(Baonghean.vn) - Ngoại trưởng Ba Lan mới đây cho biết, việc binh lính NATO ở Ukraine là “điều bí mật mà ai cũng biết”. Tuy nhiên, NATO đang gặp nhiều khó khăn trong việc giúp Ukraine trụ vững trước đòn tiến công của Nga. NATO ngày càng cảm nhận rõ hơn về mối đe dọa trực tiếp.

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

(Baonghean.vn) - Theo Forbes, bom lượn KAB đã trở thành "vũ khí thần kỳ" thực sự của Nga. Trong khi đó, Lực lượng vũ trang Ukraine phàn nàn rằng, họ không có biện pháp nào đối phó. Có thể máy bay chiến đấu F-16 sẽ hỗ trợ Kiev, nhưng phải chờ đợi cho đến khi chúng xuất hiện đủ số lượng.

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

(Baonghean.vn) - “Chúng ta đang ở trong tình trạng chiến tranh” - lời khẳng định này của thư ký báo chí Tổng thống Nga, Dmitry Peskov gần như được hiểu là một sự thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận của Điện Kremlin, không phải chỉ đánh giá xung đột ở Ukraine, mà cả tình hình ở Nga nói chung.

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

(Baonghean.vn) - Trong bối cảnh xung đột hiện nay, nếu 2.000 binh lính Pháp được cử đến Ukraine, sẽ chỉ như “một giọt nước trong đại dương”. Hơn nữa, nếu thực sự phương Tây nỗ lực muốn xoay chuyển tình hình, thì họ liệu có tuyên bố công khai và tích cực về việc gửi quân tới Ukraine như vậy?

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

(Baonghean.vn) - Vụ khủng bố đẫm máu tại nhà hát Crocus City Hall vùng ngoại ô Moskva tối 22/3 trở thành tâm điểm của dư luận thế giới. Liên quan vụ việc, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an nêu quan điểm trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo Nghệ An.

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế hôm nay có những thông tin sau: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở Nga đều là người nước ngoài; Ukraine tập kích loạt tên lửa vào Crimea; Mỹ thông qua dự luật 1,2 nghìn tỷ USD ngăn chính phủ đóng cửa; Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng bắn tại Gaza.

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

(Baonghean.vn) - Cựu cố vấn Lầu Năm Góc, Đại tá đã nghỉ hưu Douglas McGregor cho rằng, các cơ quan tình báo phương Tây - CIA và MI6, có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố tại khu phức hợp Crocus ở ngoại ô Moskva, và những kẻ tấn công liên quan đến các phần tử chiến đấu ở phía Ukraine.

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

(Baonghean.vn) - Châu Âu như được thức tỉnh, sau một thời gian lơ là đầu tư phát triển quốc phòng, và bị phụ thuộc sâu sắc vào Mỹ. EU cố gắng chuẩn bị cho một tương lai, trong đó Tổng thống Putin, và rất có thể là ông Donald Trump sẽ đóng vai trò quan trọng.