Tổng thống chống lại Tòa án Tối cao trong khủng hoảng ở Maldives

Theo Phương Vũ (vnexpress.net)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Ông Yameen dùng cảnh sát, quân đội để giữ quyền lực khi Tòa án Tối cao đưa ra phán quyết gây bất lợi cho tương lai chính trị của mình.
Tổng thống chống lại Tòa án Tối cao trong khủng hoảng ở Maldives ảnh 1

Tổng thống Maldives Abdulla Yameen Abdul Gayoom. Ảnh: maldiveshighcommission.

Tổng thống Maldives Abdulla Yameen Abdul Gayoom đang trở thành tâm điểm chú ý của quốc tế sau khi từ chối tuân thủ phán quyết của Tòa án Tối cao trao trả tự do cho các tù nhân chính trị và phục chức cho những nghị sĩ đối lập. Ông sau đó ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc, điều binh sĩ tới Tòa án Tối cao và ra lệnh bắt giữ anh trai cùng cha khác mẹ, Maumoon Abdul Gayoom, người từng giữ chức tổng thống Maldives trong 30 năm.

Ông Yameen sinh năm 1959 ở thủ đô Male. Ông học đại học ở Lebanon rồi sau đó lấy bằng thạc sĩ tại một trường ở California, Mỹ. Dưới thời chính quyền Maumoon, ông Yameen được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp vào tháng 11/1993. Ông sau đó cũng giữ chức Bộ trưởng Cao học, Việc làm và An sinh Xã hội và Bộ trưởng Du lịch và Hàng không Dân sự.

Yameen bị một số người cáo buộc tham nhũng hàng triệu USD trong quá trình làm chủ tịch Tổ chức Thương mại Nhà nước (STO) giai đoạn 1990-2005, nhưng ông bác bỏ những cáo buộc này.

Tháng 5/2004, ông làm chủ tịch khu Machchangolhi của Male. Machchangolhi vào thời điểm đó đã giành được nhiều thành tích trong các cuộc thi quốc gia, đặc biệt là trong nghệ thuật và hàng thủ công. Ông Yameen đã tập trung hỗ trợ phát triển trường Ahmadhiyya khiến ngôi trường sau đó trở thành trường tiểu học và trung học hàng đầu ở Male.

Ông Yameen năm 2010 gia nhập đảng Maldives Tiến bộ (PPM) của anh mình. Ông ra tranh cử tổng thống năm 2013 và giành thắng lợi sít sao trước đối thủ chính là cựu tổng thống Mohamed Nasheed. Bất chấp sự phản đối của phe đối lập vì cho rằng có gian lận, ông Yameen nhậm chức vào ngày 17/11/2013.

Tổng thống chống lại Tòa án Tối cao trong khủng hoảng ở Maldives ảnh 2

Cựu tổng thống Mohamed Nasheed. Ảnh: AFP.

Năm 2015, cựu tổng thống Mohamed Nasheed bị kết án 13 năm tù vì lạm dụng quyền lực quân sự để bắt giữ một thẩm phán. Tuy nhiên, bản án dành cho ông Nasheed bị các nhóm nhân quyền quốc tế chỉ trích là mang động cơ chính trị.

Nasheed sau đó được phép rời khỏi Maldives để đi chữa bệnh và hiện tị nạn ở Anh. Ông là một trong 9 chính trị gia được Tòa án Tối cao Maldives ra phán quyết trả tự do vào tuần trước. Đây là động thái gây ngạc nhiên vì tòa từng ra phán quyết có lợi cho ông Yameen.

Năm ngoái, thế đa số của đảng PPM ở nghị viện bị đe dọa sau khi 12 nghị sĩ rời bỏ đảng này. Tòa Tối cao lúc đó đã ra phán quyết rằng các nghị sĩ này phải bị tước ghế trong quốc hội.

Tuy nhiên, tòa tuần trước khôi phục lại chức vụ cho các nghị sĩ, làm dấy lên khả năng quốc hội Maldives có thể bắt đầu quá trình luận tội ông Yameen. Phản ứng trước việc này, ông Yameen đã điều lực lượng an ninh đến phong tỏa tòa nhà quốc hội.

Từ bạn thành thù

Ông Yameen từng trừng phạt nặng cánh tay phải của mình là cựu phó tổng thống Ahmed Adeeb. Hai người ban đầu có quan hệ tốt đến mức ông Yameen đã thay đổi luật để giúp ông Adeeb được giữ vị trí phó tổng thống khi 33 tuổi (hiến pháp Maldives vốn có quy định tuổi tối thiểu của phó tổng thống là 35).

Mọi việc thay đổi sau ngày 28/9/2015, khi một vụ nổ xảy ra trên xuồng cao tốc chở Tổng thống Yameen từ sân bay về Male, khiến vợ ông và hai phụ tá bị thương. Mặc dù báo cáo ban đầu cho thấy vụ nổ có thể là do lỗi động cơ, chính phủ khẳng định đó là một vụ ám sát và yêu cầu các cơ quan hành pháp quốc tế, bao gồm cả FBI, điều tra nguyên nhân vụ nổ.

FBI không tìm thấy bằng chứng chứng minh xuồng bị gài bom nhưng chính phủ Yameen bác bỏ kết luận đó và cho rằng Adeeb đứng đằng sau vụ việc. Năm 2016, Adeeb bị kết án 15 năm tù.

Năm 2016, một cuộc điều tra của Al Jazeera cho rằng ông Yameen và Adeeb đã biển thủ 79 triệu USD từ kho bạc quốc gia và các túi lớn chứa tiền mặt được đưa đến nhà riêng của ông Yameen. Adeeb bị buộc tội biển thủ công quỹ và bị tăng án tù. Tổng thống Yameen không bị truy cứu mặc dù năm ngoái ông thừa nhận ông biết số tiền ông nhận được là không chính đáng.

Tổng thống chống lại Tòa án Tối cao trong khủng hoảng ở Maldives ảnh 3

Maumoon Abdul Gayoom, anh cùng cha khác mẹ của Tổng thống Yameen. Ảnh: AFP.

Ông Yameen ban đầu cũng có quan hệ tốt với anh trai cùng cha khác mẹ, cựu tổng thống Maumoon, nhưng liên minh giữa hai người rạn nứt vào năm 2016. Năm ngoái, ông Maumoon đã quyết định gia nhập lực lượng với ông Nasheed để thành lập một liên minh đối lập mới. Sau khi ông Yameen ban bố tình trạng khẩn cấp, cựu tổng thống Maumoon đã bị bắt giữ.

Tòa án Tối cao Maldives ngày 6/2 bãi bỏ phán quyết trả tự do cho 9 tù nhân chính trị, vài giờ sau khi hai thẩm phán bị Tổng thống Yameen ra lệnh bắt. Ba thẩm phán còn lại của Tòa án Tối cao đã ra một thông báo cho biết phán quyết trước đây bị thu hồi "vì những mối quan ngại mà Tổng thống nêu lên".

Với diễn biến này, ông Yameen dường như đang có lợi thế. "Ông ấy có quân đội chống lưng và sự ủng hộ trong đảng cũng khá vững chắc", nhà phân tích độc lập Abbas Faiz nói.

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.