Tổng thống Duterte sẽ chèo lái con thuyền Philippines về đâu?

(Baonghean) - Ngày 30/6, luật sư 71 tuổi Rodrigo Duterte làm lễ tuyên thệ nhậm chức Tổng thống thứ 16 của nước Cộng hòa Philippines. Lịch sử hoạt động chính trị, nhân cách, đặc biệt là những tuyên bố, cam kết của ông Duterte trong quá trình vận động tranh cử đã gây xôn xao dư luận ở Philippines nói riêng, cộng đồng quốc tế nói chung.

Ông Rodrigo Duterte giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử ở Philippines.	Ảnh: Borneopost.
Ông Rodrigo Duterte giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử ở Philippines. Ảnh: Borneopost.

Những kỳ vọng

Luật sư 71 tuổi Duterte có tính cách khá đặc biệt và các tuyên bố, hứa hẹn, cam kết của ông trong quá trình tranh cử Tổng thống thứ 16 của Philippines đã tạo ra làn sóng dư luận nhiều chiều tại Philippines nói riêng và khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung.

Trên lĩnh vực kinh tế, nhằm trấn an các nhà đầu tư trong và ngoài nước, Tổng thống Duterte vẫn tiếp tục chính sách kinh tế của người tiền nhiệm, Tổng thống Aquino. Tuy nhiên, Tổng thống Duterte và chính quyền mới đang quyết tâm nhằm làm cho nền kinh tế tăng trưởng cao hơn thông qua việc triển khai chương trình kinh tế 8 điểm. Đó là phát triển nông thôn, cải cách thuế, chống tham nhũng, cải cách giáo dục, tạo đột phá đối với ngành du lịch, xây dựng chính phủ thân thiện với doanh nghiệp, thu hút đầu tư nước ngoài và triển khai nhiều dự án hợp tác công và tư nhân.

Chính quyền Tổng thống Duterte còn dự định sẽ tăng cường đầu tư vào miền Nam và các khu vực xa trung tâm, ưu tiên đầu tư vào nông nghiệp vừa đảm bảo nhu cầu trong nước, vừa tăng cường xuất khẩu hàng hóa nông sản. Đặc biệt, ông Duterte còn có tham vọng đột phá trong xây dựng cơ sở hạ tầng: hệ thống đường sắt cao tốc, mở rộng sân bay, bến cảng...

Về chính trị, xã hội và an ninh trong nước, các hứa hẹn, cam kết trong quá trình tranh cử của ông Duterte “hấp dẫn” cử tri theo cả hai chiều: háo hức mong đợi và hoài nghi. Ông Duterte cam kết sẽ tổ chức trưng cầu dân ý cho những thay đổi Hiến pháp vào năm 2019 để biến Philippines thành một nhà nước liên bang. Cùng với đó là việc xây dựng một nhà nước trong sạch, vì dân, và chính quyền mới sẽ thực hiện triệt để việc phân cấp quyền lực chính trị và kinh tế cho chính quyền địa phương.

Cam kết loại trừ tội phạm trong quá trình tranh cử của ông Duterte đã lôi cuốn sự quan tâm của người dân Philippines. Tuy nhiên đây không phải là chuyện dễ khi mà trong nhiều thập niên qua, đất nước này đang nằm trong tình trạng tội phạm hoành hành khắp nơi. Ông Duterte sẽ hối thúc Quốc hội khôi phục hình phạt tử hình bằng cách treo cổ và cho phép lực lượng an ninh, cảnh sát bắn chết tội phạm có tổ chức hoặc những kẻ chống đối sử dụng vũ lực.

Thách thức lớn nhất

Đó là lực lượng Hồi giáo nổi dậy Abu Sayyaf (ASG) và các tổ chức khủng bố ở miền Nam. Nhóm ASG cam kết trung thành với IS và quan hệ chặt chẽ với Al - Queda và nhóm chiến binh Hồi giáo Bangsamoro (BIFF). Hiện Abu Sayyaf có khoảng 300 thành viên được trang bị vũ khí và hơn 1.000 người ủng hộ tại tỉnh Basilan và Sulu.

Từ năm 1991, nhóm Hồi giáo cực đoan này đã thực hiện hàng trăm vụ bắt cóc tống tiền và tấn công bằng bom gây ra cái chết của hàng ngàn người ở miền Nam Philippines. Tại miền Trung Mindanao, nhóm chiến binh Hồi giáo Bangsamaro (BIFF), một phe ly khai của mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro (MILF) có khoảng 500 chiến binh được trang bị vũ khí thường xuyên tổ chức các hoạt động khủng bố đẫm máu.

So với những người tiền nhiệm, ông Duterte vừa có bàn tay sắt, vừa có kinh nghiệm đối phó với các tổ chức khủng bố ở phía Nam. Tuy người dân Philippines đặt nhiều hy vọng về khả năng của Tổng thống Duterte trong việc đối phó với các lực lượng khủng bố ở phía Nam nhưng để giải quyết vấn đề này cần có thời gian.

Vị tổng thống mới có đáp ứng nguyện vọng của người dân Philippines thay đổi đời sống? Ảnh: Internet.
Vị tổng thống mới có đáp ứng nguyện vọng của người dân Philippines thay đổi đời sống? Ảnh: Internet.

Đường hướng đối ngoại

Có lần ông đã tuyên bố sẽ tiếp tục theo đuổi vụ kiện Trung Quốc tại tòa Trọng tài Thường trực tại La Haye và nhấn mạnh Trung Quốc phải tuân thủ phán quyết của tòa. Ông cũng từng tuyên bố sẽ đi xuồng máy đến các đảo thuộc chủ quyền của Philippines bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép để cắm quốc kỳ của Philippines dù có phải hy sinh tính mạng.

Tuy nhiên, trong quá trình vận động tranh cử và tuyên bố khi thắng cử, ông Duterte lại tỏ ra dịu giọng với Trung Quốc, và nhiều lần nhắc đến việc chính quyền của ông sẽ mở rộng cánh cửa đối thoại để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông. Ông phản đối việc xung đột vũ trang với Trung Quốc và cũng không ủng hộ sử dụng công cụ pháp lý để củng cố chủ quyền của Manila.

Dư luận Philippines và quốc tế lo ngại có thể ông Duterte sẽ sẵn sàng gạt ra một bên vấn đề chủ quyền để đổi lấy các nhượng bộ về kinh tế của Bắc Kinh, lôi kéo Trung Quốc vào các dự án cơ sở hạ tầng tốn kém như: đường sắt, sân bay, bến cảng, đường cao tốc...

Đáp lại “thịnh tình” của Tổng thống thứ 16 của Philippines, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã tuyên bố ông hoan nghênh các cuộc đối thoại và đàm phán để làm ấm lên quan hệ giữa hai nước.

Đối với Hoa Kỳ, ông Duterte tuyên bố sẽ không dựa vào Mỹ để đảm bảo an ninh lâu dài. Khi Tổng thống Barack Obama điện thoại cho Duterte để chúc mừng về thắng lợi bầu cử, ông đã nêu bật “cam kết chung về dân chủ, nhân quyền, pháp trị và tăng trưởng kinh tế toàn diện”. Duterte hứa hẹn với ông Obama sẽ xây đắp lợi ích chung với Mỹ, nhưng cũng nhấn mạnh là ông ưu tiên giải quyết song phương với Trung Quốc các tranh chấp trên biển Đông.

Là một người thực tế, Tổng thống Duterte có lẽ sẽ có điều chỉnh lớn trong chính sách đối với Trung Quốc theo hướng thân thiện, cầu hòa với hy vọng thu được lợi ích kinh tế lớn từ Trung Quốc, đồng thời không từ bỏ liên minh với Mỹ nhưng luôn giữ một khoảng cách nhất định. Quan hệ Philippines - Hoa Kỳ sẽ khó chặt chẽ, mặn mà như chính quyền tiền nhiệm. Nhưng dù sao thì ông Duterte đủ tỉnh táo để không đi vào vết xe đổ của bà Arroyo mà quay lưng với Mỹ.

Các điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của tân Tổng thống Philippines - Duterte, nhất là xu hướng hòa hoãn, thân thiện với Trung Quốc, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức mạnh của ASEAN, đến chiến lược xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ. Dù muốn hay không, các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam, sẽ phải điều chỉnh chính sách đối ngoại để bảo vệ lợi ích của mình.

Thiếu tướng Lê Văn Cương

(Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học Bộ Công an)

tin mới

NATO – Nga: Cuộc chiến không khoan nhượng ở Ukraine

NATO – Nga: Cuộc chiến không khoan nhượng ở Ukraine

(Baonghean.vn) - Ngoại trưởng Ba Lan mới đây cho biết, việc binh lính NATO ở Ukraine là “điều bí mật mà ai cũng biết”. Tuy nhiên, NATO đang gặp nhiều khó khăn trong việc giúp Ukraine trụ vững trước đòn tiến công của Nga. NATO ngày càng cảm nhận rõ hơn về mối đe dọa trực tiếp.

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

(Baonghean.vn) - Theo Forbes, bom lượn KAB đã trở thành "vũ khí thần kỳ" thực sự của Nga. Trong khi đó, Lực lượng vũ trang Ukraine phàn nàn rằng, họ không có biện pháp nào đối phó. Có thể máy bay chiến đấu F-16 sẽ hỗ trợ Kiev, nhưng phải chờ đợi cho đến khi chúng xuất hiện đủ số lượng.

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

(Baonghean.vn) - “Chúng ta đang ở trong tình trạng chiến tranh” - lời khẳng định này của thư ký báo chí Tổng thống Nga, Dmitry Peskov gần như được hiểu là một sự thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận của Điện Kremlin, không phải chỉ đánh giá xung đột ở Ukraine, mà cả tình hình ở Nga nói chung.

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

(Baonghean.vn) - Trong bối cảnh xung đột hiện nay, nếu 2.000 binh lính Pháp được cử đến Ukraine, sẽ chỉ như “một giọt nước trong đại dương”. Hơn nữa, nếu thực sự phương Tây nỗ lực muốn xoay chuyển tình hình, thì họ liệu có tuyên bố công khai và tích cực về việc gửi quân tới Ukraine như vậy?

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

(Baonghean.vn) - Vụ khủng bố đẫm máu tại nhà hát Crocus City Hall vùng ngoại ô Moskva tối 22/3 trở thành tâm điểm của dư luận thế giới. Liên quan vụ việc, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an nêu quan điểm trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo Nghệ An.

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế hôm nay có những thông tin sau: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở Nga đều là người nước ngoài; Ukraine tập kích loạt tên lửa vào Crimea; Mỹ thông qua dự luật 1,2 nghìn tỷ USD ngăn chính phủ đóng cửa; Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng bắn tại Gaza.

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

(Baonghean.vn) - Cựu cố vấn Lầu Năm Góc, Đại tá đã nghỉ hưu Douglas McGregor cho rằng, các cơ quan tình báo phương Tây - CIA và MI6, có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố tại khu phức hợp Crocus ở ngoại ô Moskva, và những kẻ tấn công liên quan đến các phần tử chiến đấu ở phía Ukraine.

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

(Baonghean.vn) - Châu Âu như được thức tỉnh, sau một thời gian lơ là đầu tư phát triển quốc phòng, và bị phụ thuộc sâu sắc vào Mỹ. EU cố gắng chuẩn bị cho một tương lai, trong đó Tổng thống Putin, và rất có thể là ông Donald Trump sẽ đóng vai trò quan trọng. 

WHO kêu gọi Israel mở thêm cửa khẩu vào Gaza

WHO kêu gọi Israel mở thêm cửa khẩu vào Gaza

(Baonghean.vn) - Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định, viện trợ đường bộ thông qua các cửa khẩu là biện pháp tốt nhất để có thể ngăn chặn nguy cơ xảy ra nạn đói tại Gaza.